Ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm tới môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam

2.2.3. Ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm tới môi trường

Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm nghiêm họng đối với môi trường sống, độ màu, pH, TS, COD, nhiệt độ vượt; quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt đôi khi khá cao, lên đến 10-12 mg/l, khi thải vào nguồn nước như sông, kênh, mương tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của ôxy vào môi trường, gây nguy hại cho hoạt động của thuỷ sinh vật, mặt khác một số hoá chất chứa kim loại nặng như crôm, nhân thơm benzen, các phần chứa độc tố không những có thể tiêu diệt thuỷ sinh vật mà còn gây hại trực tiếp đến dân cư khu vực lân cận. Một số các bệnh nguy hiểm có thể gặp như bệnh ngoài da, ung thư... (Nguyễn Thanh Ngân, 2014).

Bên cạnh đó, độ màu của nước thải quá cao, việc xả liên tục vào nguồn nước đã làm cho độ màu tăng dần, dẫn đến hiện tượng nguồn nước bị vẩn đục, chính các thuốc nhuộm thừa có khả năng hấp thụ ánh sáng, ngăn cản sự hấp thụ của ánh sáng vào nước, do vậy thực vật dần bị huỷ diệt, sinh thái nguồn nước có thể bị ảnh hưởng (Hoàng Huệ, 2001).

Do đặc điểm của ngành công nghiệp dệt nhuộm là công nghệ sản xuất gồm nhiều công đoạn, thay đổi theo mặt hàng nên khó xác định chính xác thành phần và tính chất nước thải. Trong nước thải dệt nhuộm có chứa nhiều sơ, sợi chất dầu mỡ, chất hoạt tính bề mặt, axit, kiềm, tạp chất, thuốc nhuộm, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxi hóa, kim loại nặng… (Trần Đức Hải, 2013) Tùy theo công đoạn và phương pháp công nghệ sử dụng nước thải có chứa các chất ô nhiễm khác nhau. Đáng chú ý nhất là công đoạn tẩy trắng và nhuộm màu.

19

Hình 2.9. Nước nhuộm màu trong dệt may 2.2.4. Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm 2.2.4. Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Một số công nghệ được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp dệt nhuộm trong quá trình xử lý nước thải bao gồm: (1) Kết hợp hóa lý (keo tụ/tạo bông) và lọc; (2) Kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí hay ngược lại; (3) Kết hợp hóa lý, sinh học hiếu khí và hóa lý; (4) Kết hợp hóa lý, sinh học và lọc (lọc cát hoặc than hoạt tính) (Nguyễn Thanh Ngân, 2014).

Do đặc thù của ngành dệt nhuộm là sử dụng nhiệt độ trong quá trình nhuộm nên nước thải thường có nhiệt độ cao. Trong dây chuyền của một số doanh nghiệp dệt nhuộm thường có sử dụng thêm tháp giảm nhiệt hoặc giàn làm mát để giảm nhiệt độ trước khi thu gom vào bể xử lý.

Trong thực tế, phụ thuộc vào quy mô sản xuất và lưu lượng nước thải mà các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng các quy trình công nghệ phù hợp để đảm bảo đồng thời về lợi ích kinh tế và môi trường. Tùy theo lưu lượng nước thải phát sinh, có thể áp dụng các công đoạn xử lý như dưới đây:

- Quy mô xả thải nhỏ (từ 50-100 m3/ngày.đêm)

Nguồn: WesternTech Việt Nam, 2019

Hình 2.10. Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm quy mô nhỏ

- Quy mô xả thải vừa và lớn (từ 100-1000 m3/ngày.đêm)

Nguồn: WesternTech Việt Nam, 2019

Hình 2.11. Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm quy mô vừa và lớn

- Quy mô xả thải rất lớn (trên 1000 m3/ngày.đêm)

Nguồn: WesternTech Việt Nam, 2019

Hình 2.12. Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm quy mô rất lớn

Các phương pháp xử lý truyền thống đối với nước thải dệt nhuộm hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, tính hiệu quả không cao do quy trình xử lý phức tạp, tốn diện tích, xử lý các thành phần ô nhiễm chưa hiệu quả đặc biệt đối với thông số COD, độ màu để dẫn đến chất lượng nước đầu ra không ổn định (Trần Văn Nhân, 2002). Do đó, hiện nay một số doanh nghiệp đã thử nghiệm và áp dụng một số công nghệ tiên tiến cho hiệu quả cao hơn, bao gồm:

21

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm bằng màng sinh học MBR-X:

MBR là công nghệ tiên tiến kết hợp cả phương pháp sinh học và lý học (kỹ thuật tách sinh khối bằng màng lọc MF/UF với kích thước lỗ màng dao động từ 0,1-0,4μm), được ứng dụng thành công trên thế giới trong lĩnh vực XLNT từ những năm 1980. Theo công nghệ MBR, vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn bị giữ lại tại bề mặt màng, đồng thời, chỉ có nước sạch qua được màng và được bơm hút ra ngoài, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.1 ~ 0.4 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Do đó, nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng. Ưu điểm nổi bật của công nghệ MBR là không phụ thuộc vào khả năng lắng của bùn và hàm lượng bùn cao; xử lý tải lượng ô nhiễm lớn, kích thước công trình xử lý sinh học nhỏ; nước sau xử lý có khả năng tái sử dụng…Công nghệ MBR-X hoạt động với áp suất màng thấp khi đặt modul MBR chìm dưới nước. Khi modul này hoạt động, nước thẩm thấu qua tấm phim và qua các lỗ phân phối nước để chảy vào các đường ống từ đó đổ ra 2 kênh nước dọc 2 bên sườn của hệ thống. Cấu trúc đường dẫn dòng chảy đặc biệt của modul này giúp nước thẩm thấu qua màng nhanh, giảm sức cản tới mức thấp nhất và giữ áp suất qua màng khi modul hoạt động ở mức dẫn thấp. Với thiết kế này, MBR-X giúp dòng chảy mở rộng dần dần, giảm việc tổn thất áp lực, ít gây tình trạng tắc màng giúp cho hoạt động lọc ổn định. Hiện tại công nghệ MBR-X được ứng dụng cho các dự án dệt nhuộm với công suất đa dạng. Hiện tại công nghệ đã được áp dụng tại công ty Hangzhou Zhongqiang Prin and Dye Co. Ltd (Hằng Châu, Trung Quốc) với công suất 3.000 m3/ngày.đêm, tổng diện tích lắp đặt toàn hệ thống 843 m2, chi phí vận hành tương đương 11.823 đồng/m3 nước thải, tỷ lệ tái sử dụng trên 80% (Nguyễn Thanh Ngân, 2016).

2.3. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Các công cụ trong quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam

2.3.1.1. Công cụ Kinh tế

Quan điểm về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được nhấn mạnh trong các văn kiện của Đảng và thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật. Đặc biệt là, ngày 02 tháng 12 năm 2009, Ban cán sự Đảng Bộ

Tài nguyên và Môi trường ban hành Nghị quyết số 27/NQ-BCSĐBTNMT về việc tăng cường chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường bao gồm:

a. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Mục đích của thuế tài nguyên là (Nguyễn Thế Chinh và cs., 2003):

- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. - Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng

- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên

Thuế tài nguyên cũng được áp dụng từ từ từng bước để tránh làm mất cân bằng kinh tế; nên công bố thời hạn áp dụng và tăng thuế trước một thời gian đủ dài để giúp các doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng, đồng thời bù trừ lại bằng cách giảm bớt các thuế khác. Trong thực tế, khi áp dụng thuế tài nguyên người ta thường phân biệt tài nguyên thành hai loại theo mức độ xác định trữ lượng (Nguyễn Thế Chinh và cs., 2003):

- Loại tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính sẽ dựa trên trữ lượng địa chất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp được phép khai thác.

- Loại tài nguyên chưa xác định trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác trữ lượng: có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ có các thăm dò địa chất về trữ lượng bổ sung.

b. Thuế và phí môi trường

Thuật ngữ thuế và phí môi trường thường được sử dụng để chỉ khoản thu với hai mục đích: Tạo động lực giảm phát thải ô nhiễm và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Có hai loại thuế/phí môi trường chính: Thuế đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường (thuế Pigovian), và thuế nguyên liệu/sản phẩm (hay còn gọi là thuế gián tiếp). Hiện tại ở Việt Nam, loại thuế/phí đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường đang được áp dụng dưới hình thức phí BVMT đối với nước thải, đối với chất thải rắn và khai thác khoáng sản (Nguyễn Thế Chinh và cs., 2003).

- Phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016. Tuy nhiên, đánh giá trong thời gian thực hiện

23

thu phí BVMT đối với nước thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, Các cơ quan quản lý còn lúng túng trong cách thu và tính phí, các doanh nghiệp còn tìm cách trốn tránh và nợ phí, do đó kết quả tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp còn thấp.

- Phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại: hiện nay, việc thực hiện thu phí BVMT đã được thực hiện theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 để hoàn thiện những quy định trong việc thu phí BVMT đối với chất thải rắn.

Ngoài các loại phí thuộc nhóm thuế/phí Pigouvan nêu trên còn có Luật Thuế BVMT số 57/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Đây là quy định thuế đánh vào nguyên liệu/sản phẩm, bao gồm 8 nhóm sản phẩm: xăng dầu, than, môi chất làm sạch chứa HCFC, túi nhựa xốp (túi nilon) và nhóm hạn chế sử dụng như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối và thuốc khử trùng kho. Một điểm đáng lưu ý là thuế BVMT được định nghĩa là “loại thuế giãn thu, thu vào một số sản phẩm, hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường”. Định nghĩa này là định nghĩa hẹp của thuế BVMT vì mới đề cập đến loại thuế nguyên liệu/sản phẩm chứ chưa bao hàm loại thuế đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường.

Ưu điểm của việc áp dụng thuế BVMT đối với nguyên liệu/sản phẩm là dễ tính toán và dễ áp dụng. Nhược điểm, loại thuế này chỉ khuyến khích gây ô nhiễm mà không khuyến khích đầu tư xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Vì vậy, tác động giảm ô nhiễm của loại thuế này chỉ là tác động gián tiếp (thông qua việc sản xuất ít đi) chứ không phải tác động trực tiếp vào quá trình phát thải ô nhiễm. Đối với những hàng hóa thuộc loại xa xỉ thì loại thuế này có tác dụng nhiều trong việc hạn chế ô nhiễm (thông qua hạn chế tiêu dùng/sản xuất) nhưng với hàng hóa thiết yếu thì loại thuế này ít có tác dụng giảm ô nhiễm (Chu Thị Thu và Phạm Thanh Quế, 2013).

c. Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu và vì thế thường bị sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương. Công cụ này được áp dụng ở một số nước, ví dụ giấy phép (quota) khai thác cá ngừ và sử dụng nước ở Australia, giấy phép ô nhiễm không khí ở Mỹ, Anh và một số nước thành viên của OECD như Canađa, Đức, Thuỵ Điển. Giấy phép xả thải có thể mua bán được (Tradeable Emission Permit) là

khái niệm chỉ loại thị trường trong đó hàng hoá là các giấy phép thải khí hoặc nước thải, người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thải (Nguyễn Thế Chinh và cs., 2003).

Thị trường này vận hành theo quy luật cung cầu như các thị trường thông thường nhưng lại có đặc điểm gần giống thị trường chứng khoán ở chỗ giao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch. Nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép thải (hay thị trường môi trường) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải hoặc nước thải nào đó ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu vực cụ thể. Một khi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt động trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho nó có giá ở thị trường.

Ưu điểm đáng kể nhất của loại công cụ này là sự kết hợp giữa tín hiệu giá cả và hạn mức ô nhiễm. So với các loại thuế môi trường hay phí ô nhiễm thì thị trường giấy phép mang tính chắc chắn, bảo đảm hơn về kết quả đạt mục tiêu môi trường vì dù giao dịch mua bán như thế nào thì tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở số phát hành ban đầu. Mặt khác, công cụ giấy phép linh hoạt ở chỗ nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn các phương án mua thêm giấy phép để tiếp tục thải hay tìm cách cải thiện hiện trạng, giảm thải xuống mức cho phép. Hơn nữa, quyền được bán giấy phép với giá được xác định bởi cầu của thị trường còn tạo ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có thể bán các giấy phép thừa ra đó. Đây là xuất phát cho các cải tiến về công nghệ, kỹ thuật có lợi cho môi trường.

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy công cụ giấy phép thích hợp cho việc áp dụng trong một số điều kiện nhất định như sau (Nguyễn Thế Chinh và cs., 2003):

- Chất ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nhưng gây tác động môi trường tương tự nhau (ví dụ các nhà máy điện cùng thải SO2 góp phần vào nguy cơ chung của nạn mưa axit).

- Có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các doanh nghiệp do nhiều yếu tố (công nghệ, tuổi thọ máy móc, thiết bị, quản lý ...)

- Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người mua và người bán giấy phép phải tương đối lớn để tạo được một thị trường mang tính cạnh tranh và năng động.

25

Về mặt bản chất, giấy phép môi trường mang đặc điểm của cả công cụ kinh tế lẫn công cụ luật pháp. Tuy có nhiều ưu điểm như đã phân tích bên trên nhưng hiện nay tại Việt Nam thị trường giấy phép vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do các nhà môi trường và công chúng nói chung chưa quen với khái niệm “quyền được thải” nên khó chấp nhận việc các doanh nghiệp có giấy phép thải khí hay nước thải vào môi trường. Các nhà quản lý thì cho rằng việc kinh doanh giấy phép thải phức tạp, khó kiểm soát hơn so với việc thu thuế hay phí môi trường quen thuộc, đã có sẵn bộ máy hành chính tài chính để thực hiện. Hơn nữa, việc quan trắc môi trường, theo dõi mức độ ô nhiễm hoặc thành quả môi trường tại các doanh nghiệp theo các chỉ tiêu đề ra trong chương trình giấy phép cũng được coi là vấn đề khó khăn, phức tạp. Do đó, hiện này Giấy phép môi trường đang được sử dụng như một công cụ pháp lý (ví dụ giấy phép xả thải) thay vì mang cả 2 đặc tính kinh tế - luật pháp.

d. Ký quỹ môi trường

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường. Nguyên lý hoạt động của hệ thống ký quỹ môi trường cũng tương tự như của hệ thống đặt cọc - hoàn trả. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm sự cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 31)