Hiện trạng phát sinh và quản lý khí thải của KCN Dệt may Phố Nối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 77)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải tại KCN dệt may Phố Nối

4.2.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý khí thải của KCN Dệt may Phố Nối

Theo kết quả điều tra có 7/13 cơ sở đang hoạt động trong KCN Dệt may Phố Nối có phát sinh khí thải, bao gồm các loại hình sản xuất như may gia công, dệt nhuộm, nhựa và chất dẻo và cơ khí. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở đều được trang bị hệ thống quạt hút thông gió nhà xưởng. Nguồn phát sinh khí thải từ các cơ sở được điều tra cụ thể như sau:

63

- Hoạt động của các lò hơi: Lò hơi được sử dụng để cấp nhiệt cho hoạt động là, ủi thành phẩm của các cơ sở may gia công; tạo hơi nước nóngcho công đoạn hấp, sấy, tẩy, nhuộm vải của các cơ sở dệt nhuộm. Theo thông tin cung cấp từ phía các cơ sở, nguyên liệu sử dụng cho lò hơi hầu hết là than đá và một lượng nhỏ than củi kết hợp với một phần vải vụn thừa trong quá trình sản xuất (ngoại trừ công ty Công ty TNHH Samaru Vina sử dụng nhiên liệu và dầu FO). Khí thải của lò hơi đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2, SO3, NO2 do thành phần hóa chất có trong than kết hợp với O2 trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng bụi và các khí phát sinh phụ thuộc vào mỗi loại than. Hàm lượng lưu huỳnh trong than = 0,26 - 0,5% nên khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 500- 1333 mg/m3. Cũng theo các tài liệu thứ cấp, hàm lượng CO phát sinh từ lò hơi khoảng 50-150 mg/m3, hàm lượng bụi khoảng 200-1500 mg/m3. Bụi trong khói thải lò hơi là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau từ vài micromet tới vài trăm micromet. Lượng bụi trong khí thải có kích thước hạt và nồng dộ dao động trong khoảng rộng và phụ thuộc vào thời điểm cho ghi lò và thêm than vào lò.

- Hoạt động của lò nung và lò sấy: Đây là các nguồn phát sinh khí thải đặc trưng của các cơ sở sản xuất cơ khí và nhựa. Theo kết quả điều tra, các cơ sở sử dụng đồng thời nhiên liệu lỏng (dầu FO) và nhiên liệu rắn (than đá). Thành phần khí thải từ lò nung bao gồm các khí SO2, SO3 (hàm lượng khoảng 5000- 7000 mg/m3), CO (50 mg/m3), NOx (400-500 mg/m3), tro bụi (280 mg/m3), hydrocacbon và aldehit.

- Hoạt động của quạt hút phân xưởng: Trong quá trình hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp, việc phát sinh khí thải và bụi (đặc biệt là bụi từ sợi bông, xơ sợi trong lĩnh vực dệt may) từ các xưởng sản xuất là không thể tránh khỏi, do vậy các cơ sở thường sử dụng hệ thống hút bụi và quạt công nghiệp để loại bỏ khí thải nội vi trong nhà xưởng, đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Đặc biệt đối với các nhà máy gia công cơ khí, sản xuất nhựa và các cơ sở dệt may có công đoạn tẩy và nhuộm thì việc lắp đặt hệ thống hút bụi, thông gió, quạt công nghiệp rất quan trọng bởi trong các nhà máy có phát sinh rất nhiều chất thải ô nhiễm gây hại.

- Nguồn thải hơi khí độc nhà xưởng (đối với lĩnh vực dệt nhuộm):

+ Hơi kiềm, hơi axit (H2SO4, CH3COOH) và các dung môi hữu cơ, khí Clo bốc ra từ khâu tẩy trắng vỉa sợi bằng nước Javen;

+ Khí NO2 bốc ra từ công đôạn hiện màu trong quá trình nhuộm màu với thuốc nhuộm hoàn nguyên tan loại “Indigosol”;

+ Hợp chất hữu cơ bay hơi trong in Pigment;

+ Formandehyde phát sinh trong quá trình in hoa pigment có sử dụng các chất tạo màng kết dính hoặc chất gắn màu.

Theo kết quả thu thập thông tin từ phiếu điều tra, hiện nay tất cả các cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải đều đã có hệ thống xử lý. Bảng 4.6 đưa ra thông tin tổng hợp về hệ thống xử lý khí thải hiện nay tại các cơ sở hoạt động trong KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 77)