Ảnh hưởng của nước thải KCN Dệt may Phố Nối tới thủy vực tiếpnhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 101 - 104)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nước thải khu KCN DỆT MAY Phố

4.3.1. Ảnh hưởng của nước thải KCN Dệt may Phố Nối tới thủy vực tiếpnhận

Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng nước kênh Trần Thành Ngọ

TT Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả phân tích QCVN 08:2015/ BTNMT Cột B1 NM-01 NM-02 1 pH - 7,05 7,56 5,5-9 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 42 76 50

3 Ôxy hoà tan (DO) mg/l 3,64 2,91 ≥ 4

4 Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) mg/l 20,5 41,9 15

5 Nhu cầu Ôxy hoá học (COD) mg/l 30 72 30

6 Amoni (NH4+) mg/l 0,256 0,622 0,9 7 Phosphat (PO43-) mg/l 0,103 0,379 0,3 8 Xyanua (CN-) mg/l 0,02 0,04 0,05 9 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,012 0,053 0,04 10 Asen (As) mg/l 0,011 0,020 0,05 11 Chì (Pb) mg/l 0,011 0,032 0,05 12 Tổng dầu, mỡ mg/l 0,23 0,35 1 13 Tổng Coliform MPN/10 0ml 4.800 6.900 7.500 Ghi chú:

- NM-01: Nước mặt kênh Trần Thành Ngọ điểm trước khi nhận thải từ KCN Dệt may Phố Nối, cách điểm nhận thải 50m về phía thượng nguồn

- NTSX-02: Nước mặt kênh Trần Thành Ngọ điểm sau khi nhận thải từ KCN Dệt may Phố Nối, cách điểm nhận thải 100m về phía hạ nguồn

89

Nguồn tiếp nhận nước thải của KCN dệt may Phố Nối là kênh Trần Thành Ngọ phía sau trạm xử lý theo Giấy phép xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi số 573/GP-TCTL-QTCT ngày 31/08/2016 của Tổng cục Thủy Lợi tại tọa độ vị trí điểm xả thải là 20055’42.5” N - 106003’53.0”E. Điểm xả thải này thuộc địa phận xã Thanh Xá, Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. KCN sử dụng cống xả lộ thiên có nguy cơ gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

Để phản ánh hiệu quả quản lý nước thải tại KCN Dệt may Phố Nối, thực hiện lấy mẫu nước mặt nhận thải (kênh Trần Thành Ngọ) tại 2 vị trí trước nhận thải và sau nhận thải. Kết quả phân tích được trình bày tại Bảng 4.16.

Qua việc đánh giá sự khác biệt giữa kết quả phân tích nước kênh Trần Thành Ngọ tại điểm trước và sau tiếp nhận nước thải cho thấy thủy vực đã có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi nước thải từ KCN Dệt may Phố Nối. Trước khi tiếp nhận nước thải, chất lượng nước kênh Trần Thành Ngọ cũng đã bị nhiễm bẩn bởi quá trình tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp, thể hiện qua một số chỉ tiêu về chất hưu cơ như BOD vượt 1,36 lần, COD tương đương với ngưỡng cho phép của QCVN 08:2015/BTNTM cột B1 (30 mg/l), hàm lượng oxy trong nước đạt dưới mức 4 mg/l. Khi tiếp nhận nước thải từ KCN Dệt may Phố Nối với lưu lượng xả thải rất cao (khoảng 4-5.000 m3/ngày.đêm), mặc dù chất lượng nước thải từ KCN đảm bảo Quy chuẩn cho phép theo cột A QCVN 40:2011/BTNMT nhưng do khả năng chịu tải ở mức thấp nên chất lượng nước kênh sau tiếp nhận nhanh chóng bị suy giảm. Một số chỉ tiêu trong nước kênh đã tăng lên và vượt quá giới hạn cho phép sau khi tiếp nhận nước thải như chất rắn lơ lửng (vượt 1,52 lần), BOD (2,79 lần), COD (2,4 lần), PO43- (1,26 lần), Cr6+ (1,32 lần). Hàm lượng oxy cũng giảm từ 3,64 xuống còn 2,91 mg/l, coliform tăng từ 4.800 lên 6.900 MPN/100ml. Nhân tố oxy hòa tan trong nước có ảnh hưởng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái môi trường nước. Việc tiếp nhận tải lượng lớn chất hưu cơ từ nước thải KCN đã gây ra suy giảm lượng lớn oxy của môi trường nước thông qua cơ chế phân hủy sinh học. Thông số TSS tăng lên quy chuẩn cho phép nguyên nhân do tiếp nhận nước thải nước chứa nhiều chất lơ lửng (một phần là do xơ xợi từ nước thải của lĩnh vực dệt nhuộm). Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao sẽ làm độ đục của nước tăng lên, các chất rắn là xơ xợi sẽ phân hủy gây mùi. Tại khu vực quan trắc có thể quan sát bằng mắt thấy các xơ xợi màu trắng ở trong nước. Hàm lượng chất lơ lửng cao sau một thời gian tiếp nhận không chỉ gây ra mùi khó chịu mà còn làm giảm khả năng hòa tan

oxy vào nước, ánh sáng mặt trời khó truyền qua nước, ảnh hưởng đến sinh vật trong nước và mỹ quan môi trường nước (Hình 4.4).

Kênh Trần Thành Ngọ sau khi tiếp nhận nước thải sẽ chảy về hệ thống sông Bắc Hưng Hải, đây là thủy vực có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nông nghiệp và đánh bắt thủy sản của người dân khu vực nơi đây. Cũng với các nguồn thải công nghiệp khác, nguồn thải từ KCN Dệt may Phố Nối cũng góp phần vào các nguyên nhân gây ô nhiễm cho hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Nước sông Bắc Hưng Hải là nguồn cung cấp nước tưới tiêu dồi dào cho nông nghiệp. Quanh khu vực người dân canh tác trồng trọt với diện tích lúa và hoa màu lớn. Nước sông bị ô nhiễm khiến cho người dân không có nước tưới tiêu, nước bẩn ngấm vào nguồn nước ngầm khiến cho lúa và hoa màu kém phát triển, lượng nông sản thu hoạch được không cao. Trầm trọng hơn có thể dẫn đến mất mùa, lúa không trổ bông. Vốn là những khu vực thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng cứ mỗi đợt nguồn nước đen về thì nông dân không lấy được nước ruộng để cấy, mà có cấy lúa cũng chết. Nhiều hộ gia đình tay trắng vì nuôi thả vịt, cá trên sông gặp nguồn nước ô nhiễm chết hàng loạt … (Hoàng Công Minh – Báo Người lao động, 2018).

Hình 4.4. Kênh Thành Ngọ đoạn sau tiếp nhận nước thải từ KCN Dệt may Phố Nối

91

Bên cạnh đó, theo kết quả phỏng vấn một số hộ dân xung quanh KCN, hiện nay vẫn còn một số người dân trong khu vực sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt là nguồn nước ngầm qua giếng khoan, rất dễ chịu ảnh hưởng do qua thời gian dài có sự thẩm thấu của nước sông vào mạch nước ngầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 101 - 104)