Giải pháp quản lý nhà nước về môi trường KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 109 - 111)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN dệt

4.4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về môi trường KCN

4.4.2.1. Giải pháp về Chính sách, pháp luật

Luật pháp luôn mang tính chất cưỡng chế bắt buộc các bên liên quan phải thi hành theo luật pháp và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo các điều đã quy định. Các cơ sở hoạt động tại KCN phải thực hiện tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường được nêu cụ thể qua các Luật và các Văn bản dưới luật như sau:

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012; - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

- Bộ luật Hình số 100/2015/QH-13 ngày 27/11/2015 – Chương XIX quy định các tội phạm về môi trường;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về hướng dẫn thi Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2016 về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

97

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/05/2019 về sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT của Bộ TNMT ngày 30/06/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tếm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trưởng Bộ TNMT ban hành;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ TNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT của Bộ TNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ TNMT ban hành.

- Tiêu chuẩn môi trường: bao gồm các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, tiêu chuẩn đối với nước thải công nghiệp Dệt may QCVN 13:2015/BTNMT.

4.4.2.2. Giải pháp về Kinh tế

Việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sẽ tạo ra một cơ chế mềm dẻo nhằm đạt được mục tiêu BVMT và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kin doanh ảnh hưởng đến môi trường lựa chọn phương án BVMT với chi phí thích hợp nhất. Các giải pháp về kinh tế cần được duy trì và áp dụng tại KCN là:

- Duy trì việc đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại KCN. Các công ty tự xử lý nước thải đạt chuẩn gồm công ty TNHH may thêu Khải Hoàn, công ty TNHH Hasung Haram Việt Nam và công ty Phát triển Hạ tậng KCN Dệt may Phố Nối phải đảm bảo kê khai và nộp đầy đủ phí cho Sở TNMT tỉnh Hưng Yên. Các công ty đã thực hiện việc đấu nối với hệ thống xử lý tập trung của KCN cần đảm bảo thanh toán phí xử lý nước thải theo đúng hợp đồng đã cam kết với công ty Phát triển Hạ tậng KCN Dệt may Phố Nối.

- Quỹ môi trường: Thông thường chi phí để xử lý chất thải đòi hỏi nguồn kinh phí lớn vì vậy các doanh nghiệp thường khó có thể đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý hoàn chỉnh đồng thời các ngân hàng cũng không cho vay đối với các hoạt động không mang lại lợi nhuận. Theo kết quả điều tra, hiện nay tại KCN chưa áp dụng công cụ quỹ môi trường. Vì vậy việc thành lập quỹ môi trường là cần thiết nhằm cho nhà máy vay không có lãi hoặc lãi suất thấp nhằm đầu tư cho

hệ thống xử lý từ đó giảm lượng ô nhiễm thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 109 - 111)