Hiện trạng phát sinh và quản lý nước thải của Khu công Dệt may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 77 - 101)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải tại KCN dệt may Phố Nối

4.2.4. Hiện trạng phát sinh và quản lý nước thải của Khu công Dệt may

là sử dụng quạt hút và ống dẫn để thu khí thải sau đó đưa qua hệ thống phun sương để loại bỏ bớt và chất ô nhiễm và hạ nhiệt dòng khí..

Bảng 4.6. Nguồn phát sinh và hệ thống xử lý khí thải tại các cơ sở trong KCN Dệt may Phố Nối

STT Tên cơ sở Loại hình

sản xuất Khí thải Công nghệ xử lý

1 Công ty TNHH dệt và

nhuộm Hưng Yên Dệt và nhuộm vải Lò hơi Ống dẫn -> Phun sương 2 Công ty TNHH một

thành viên dệt 8/3 Nhuộm vải Lò hơi Ống dẫn -> Phun sương 3 Công ty cổ phần dệt kim

Hanosimex Dệt kim Lò hơi Quạt hút -> Phun sương

4 Chi nhánh công ty

TNHH Coats Phong Phú Sản xuất chỉ, dệt vải Lò hơi Quạt hút -> Phun sương 5 Công ty cổ phần nhựa

Vĩnh Thành Sơ chế nhựa và kéo sợi Lò nung, lò sấy Quạt hút -> Cyclone -> phun sương bằng nước vôi trong 6 Công ty TNHH Samaru

Vina Nhuộm chỉ Lò hơi Quạt hút -> Phun sương

7 Công ty TNHH đầu tư

công nghệ Việt Hưng Cơ khí Lò nung Quạt hút -> Cyclone -> phun sương bằng nước vôi trong Nguồn: kết quả điều tra, 2019

4.2.4. Hiện trạng phát sinh và quản lý nước thải của Khu công Dệt may Phố Nối Phố Nối

4.2.4.1. Nguồn phát sinh nước thải

Trong quá trình hoạt động của KCN, nước thải được phát sinh từ các nguồn bao gồm: nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong KCN,

65

nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất trong KCN và nước mưa chảy tràn.

Bảng4.7 thể hiện thành phần và tính chất nước thải từ các nguồn thải trong KCN Dệt may Phố Nối.

Bảng 4.7. Thành phần và tính chất nước thải KCN Dệt may Phố Nối

Nguồn thải Tính chất nước thải Khả năng ảnh hưởng tới môi trường

Nước thải sinh hoạt

Chứa thành phần chất hữu cơ, dinh dưỡng N,P, chất rắn lơ lửng, chất hoạt động bề mặt … từ hoạt động sinh hoạt (tắm giặt, vệ sinh) của công nhân trong khu công nghiệp.

Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Sự phân hủy các chất hữu cơ cũng sinh ra một hàm lượng lớn ion sunfat trong nước. Trong điều kiện yếm khí, các ion sunfat này sẽ bị phân hủy sinh học giải phóng khí H2S và sinh ra mùi khó chịu, độc hại cho con người. Ngoài ra, do dư thừa các chất dinh dưỡng Nitơ, photpho có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng kéo theo sự phát triển của các loài tảo không mong muốn tại các vùng tiếp nhận nước thải.

Nước thải sản xuất

Nhóm ngành sản xuất của nhóm ngành dệt có công đoạn tẩy, nhuộm: chiếm lượng lớn nhất, trong thành phần nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ, các loại hóa chất tẩy rửa, kiềm, axit, thuốc nhuộm có chứa kim loại nặng.

Nhóm ngành cơ khí: chiếm lượng nhỏ, nước thải chứa kim loại nặng (trong hóa chất mạ như Zn, AL, CU, Cr,...), nhiệt độ cao.

Dòng thải này có lưu lượng không lớn song là nguồn gây ô nhiễm môi trường do chứa các chất gây ô nhiễm như: Chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, các chất hữu cơ (BOD, COD) tan và không tan, chất béo, mỡ, kim loại nặng, chất hoạt động bề mặt, độ màu... với nồng độ khá cao. Lượng nước này nếu không có biện pháp xử lý thích hợp khi đổ vào mực nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Nguồn thải Tính chất nước thải Khả năng ảnh hưởng tới môi trường

Nhóm ngành nhựa và chất dẻo: phát sinh ít nước thải sản xuất, chủ yếu từ công đoạn vệ sinh nguyên liệu, máy móc. Nước mưa

chảy tràn

Nước mưa chảy tràn cuốn theo cát, bụi, rác thải… ít mang tính chất độc hại, nhưng dễ làm tắc hệ thống thoát nước khu vực nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Lưu lượng dòng thải xuất hiện không đều, tồn tại trong thời gian ngắn với khoảng dao động lớn và phụ thuộc vào các tháng trong năm. Vào các tháng mùa khô, mưa ít nên lượng nước thải loại này ít hơn so với các tháng mùa mưa. Nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn là thấp, nên tác động của nước mưa chảy tràn đối với nguồn nước mặt là không đáng kể và mang tính chất cục bộ. Lượng nước này được thu gom về hệ thống mương thoát nước chung của Khu công nghiệp rồi chảy trực tiếp ra kênh Trần Thành Ngọ trước khi đưa ra sông.

4.2.4.2. Hiên trạng phát sinh nước thải của KCN

a. Nước thải sinh hoạt

Theo kết quả điều tra, hiện nay số lượng cán bộ công nhân khoảng trên 4.800 người, hầu hết làm việc theo ca tại KCN. Hoạt động sinh hoạt của cán bộ và công nhân diễn ra trong cả ngày do hoạt động cả ca ngày lẫn ca đêm, thời điểm phát sinh nước thải sinh hoạt cao điểm diễn ra vào buổi trưa và buổi chiều tối từ hoạt động tắm rửa, vệ sinh và ăn uống của công nhân. Từ kết quả tổng hợp phiếu điều tra, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ 13 cơ sở đang hoạt động trong KCN Dệt may Phố Nối là khoảng 300 m3/ngày. Trong đó:

67

Bảng 4.8. Thống kê lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Dệt may Phố Nối

STT Tên cơ sở Loại hình sản xuất

Nhân công (người)

Lưu lượng nước thải sinh

hoạt (m3/ngày.đêm)

1 Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối

Đầu tư xây dựng KCN, quản lý, cung cấp dịch

vụ nước sạch, xử lý nước thải.

30 2

2 Công ty TNHH dệt và

nhuộm Hưng Yên Dệt và nhuộm vải 214 13

3 Công ty cổ phần thời

trang Dự Phát May mặc 475 28,5

4 Công ty TNHH một

thành viên dệt 8/3 Nhuộm vải 1420 88

5 Công ty cổ phần dệt kim

Hanosimex Dệt kim 605 34,5

6 Công ty TNHH Hasung

Haram Việt Nam May mặc 286 20

7 Chi nhánh công ty

TNHH Coats Phong Phú Sản xuất chỉ, dệt vải 758 49

8 Công ty TNHH Semapo

Vina VN Sản xuất chỉ 89 5

9 Công ty cổ phần nhựa

Vĩnh Thành Sơ chế nhựa và kéo sợi 25 1,5

10 Công ty TNHH KAI

Quốc tế Việt Nam Sản xuất chỉ 510 33

11 Công ty TNHH Samaru

Vina Nhuộm chỉ 232 15

12 Công ty TNHH may

thêu Khải Hoàn May mặc 165 10

13 Công ty TNHH đầu tư

công nghệ Việt Hưng Cơ khí 136 9,5

TỔNG 4.945 309

+ Chiếm khoảng 70% là nước thải từ nhu cầu tắm rửa, giặt rũ của cán bộ công nhân viên trong nhà máy và từ các khu vực bếp ăn công nghiệp tại mỗi cơ sở. Đặc trưng của nguồn nước thải này chứa nhiều chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng và các hợp chất hữu cơ khác. Ảnh hưởng lớn nhất do nguồn thải này gây ra là sự có mặt của các chất hoạt động bề mặt làm ức chế hoạt động có lợi của vi sinh vật trong môi trường nước.

+ Chiếm khoảng 30% được thải ra từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu), nước thải từ nguồn này chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các chất hữu cơ chứa nitơ cao; Các chất ô nhiễm chỉ thị nêu trên đều là các tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước mặt. Khi không được xử lý triệt để, nguồn thải này sẽ từng bước làm giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài thủy sinh vật, làm suy giảm chức năng và mục đích sử dụng của nguồn nước. Lâu ngày có thể gây hiện tượng phú dưỡng tại nguồn tiếp nhận; phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng xấu tới nguồn nước ngầm tầng nông.

Các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. Dựa trên lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh và hệ số chất ô nhiễm sau nước thải có thể ước tính được tải lượng chất ô nhiễm (Bảng 4.9). Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày lớn, nồng độ chất ô nhiễm trong nước sau bể tự hoại vẫn còn cao so với QCVN14:2008/BTNMT về chất lượng nước thải sinh hoạt (đặc biệt đối với thông số hữu cơ, dinh dưỡng hòa tan và vi sinh vật), có thể nhận định nước thải sinh hoạt cũng là nguồn gây áp lực đối với thủy vực tiếp nhận.

b. Nước thải sản xuất

Theo kết quả thống kê từ phiếu điều tra đối với 12 cơ sở đang hoạt động trong khu công nghiệp Dệt may Phố Nối (không bao gồm công ty Phát triển hạ tầng KCN) thì có 9/12 doanh nghiệp có phát sinh nước thải sản xuất với tổng lưu lượng 8.070 m3/ngày.đêm (Bảng 4.9).

69

Bảng 4.9. Thống kê lượng nước thải sản xuất phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Dệt may Phố Nối

STT Tên cơ sở Loại hình sản xuất Công suất

Lưu lượng nước thải sản xuất (m3/ngày .đêm)

1 Công ty TNHH dệt và nhuộm Hưng Yên

Dệt và nhuộm vải

Dệt nhuộm 14 triệu

mét/năm 1.100

2 Công ty TNHH một

thành viên dệt 8/3 Nhuộm vải

Dệt nhuộm 6.000 tấn/năm, 2 vạn sợi cọc/năm,

2.600 3 Công ty cổ phần dệt

kim Hanosimex Dệt kim

Vải dệt kim 2.800 tấn/năm, Vải cào bông 500 tấn/năm 1.230 4 Chi nhánh công ty TNHH Coats Phong Phú Sản xuất chỉ, dệt vải 3.600 tấn/năm 1.600 5 Công ty TNHH

Semapo Vina VN Sản xuất

chỉ

Chỉ may, chỉ tan, chỉ chun 400 tấn/năm; Dây thun dệt 300 tấn/năm 350 6 Công ty cổ phần nhựa Vĩnh Thành Sơ chế nhựa và kéo sợi

Hạt nhựa tái sinh PP, HDPE, LDPE 1.000 tấn/năm

25 7 Công ty TNHH KAI

Quốc tế Việt Nam Sản xuất chỉ Dệt nhuộm 1.200 tấn/năm; 1 vạn sợi cọc/năm 850 8 Công ty TNHH

Samaru Vina Nhuộm chỉ 7.000 sợi cọc/năm 220

9 Công ty TNHH đầu tư

công nghệ Việt Hưng Cơ khí

Gia công cơ khí, xử lý

tráng phủ bề mặt kim loại 95

TỔNG 8.070

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm chiếm đa số trong KCN Dệt may Phố Nối, đồng thời là lĩnh vực phát sinh lượng nước thải sản xuất lớn nhất, chiếm đến 98,5% lưu lượng xả thải của toàn KCN (tương đương 7.950

m3/ngày.đêm). Theo kết quả phiếu điều tra, nước thải phát sinh từ lĩnh vực dệt nhuộm dao động trong khoảng 70-250 m3/tấn vải tùy thuộc loại vải và công nghệ áp dụng (ngoại trừ vải polyacrylic đòi hỏi nhu cầu tiêu thụ nước < 70 m3/tấn). Nươc thải dệt nhuộm chứa nhiều thành phần ô nhiễm như chất hữu cơ, kim loại nặng, hợp chất của clo, kiềm, axit … (Bảng 4.10), đòi hỏi phải được quản lý và xử lý đảm bảo để không gây ra các vấn đề về môi trường. Nước thải lĩnh vực cơ khí phát sinh từ công ty TNHH đầu tư công nghệ Việt Hưng cũng chứa nhiều thành phần nguy hại do quá trình xử lý tráng phủ bề mặt, xi mạ tuy nhiên có lưu lượng nhỏ so với lĩnh vực dệt nhuộm.

Bảng 4.10. Tính chất nước thải ngành dệt nhuộm

STT Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải

1 Hồ sợi, Giũ hồ Tinh bột, glucose, carboxy metyl xelulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp

BOD cao (34%÷50% tổng sản lượng BOD) 2 Nấu tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro,

soda, silicat natri, xơ sợi vụn

Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao (30% tổng BOD) 3 Tẩy trắng Tác nhân tẩy trắng (Hypoclorit),

hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit,...

Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD

4 Nhuộm Thuốc nhuộm (chứa Crom,

sunfua, nhuộm hoạt tính, phức chất kim loại và pigment), chất mang, chất tẩy trắng,

hydrocacbon chứa halogen, AOX, kim loại nặng

Lượng thải lớn, nhiệt độ cao, độ màu cao, chưa nhiều thành phần nguy hại, COD và BOD cao

5 Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD khá

cao (6% tổng BOD), rắn tổng số cao

6 In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại, axit,...

Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ

7 Hoàn thiện Vết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp

Nguồn: Bộ Công Thương (2008)

Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối đi vào hoạt động từ năm 2005, đến năm 2007 mới hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, vận hành thử nghiệm và đưa vào hoạt động từ đầu năm 2008. Theo thống kê của Ban quản lý KCN, giai

71

đoạn 2008-2012 mới chỉ có rất ít các doanh nghiệp đấu nối với hệ thống xử lý tập trung. Tính đến năm 2010 mới chỉ có 5/12 cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung, chủ yếu là các doanh nghiệp không có nước thải sản xuất. Các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực dệt nhuộm có quy mô xả thải lớn như Công ty TNHH dệt và nhuộm Hưng Yên, Công ty TNHH một thành viên dệt 8/3, Chi nhánh công ty TNHH Coats Phong Phú, Công ty TNHH KAI Quốc tế Việt Nam, Công ty TNHH đầu tư công nghệ Việt Hưng tự đầu tư hệ thống xử lý đạt QCVN 13:2008/BTNMT về nước thải dệt may (cột B).

Giai đoạn từ 2013-2016, do hầu hết không đủ năng lực xử lý đạt chất lượng nước thải tương đương cột A của QCVN 40:2011/BTNMT và để giảm thiểu các thủ tục pháp lý về xả thải, tất cả các cơ sở đã đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung để tiếp tục xử lý đảm bảo theo quy định.

c. Nước mưa chảy tràn

Lượng nước mưa chảy tràn toàn KCN ước tính là 1640,23 m3/ngày.đêm, tương đương246.034,5 m3/năm.

Với diện tích của Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối là 25,17ha = 25,17x10-2 km2 hàng năm lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn của KCN như sau:

Bảng 4.11. Ước tính tải lượng chất ô nhiễm hàng năm trong nước mưa chảy tràn từ KCN Dệt may Phố Nối

Chất ô nhiễm Hệ số phát sinh(1) Tải lượng(2)

Tổng Nitơ(2) 875 Kg/km2/năm 220,73 kg/năm

Tổng Phốt pho(2) 105 Kg/km2/năm 26,48 kg/năm

BOD5 (2) 4,725 Kg/km2/năm 1,19 kg/năm

COD (2) 31,15 Kg/km2/năm 7,85 kg/năm

TSS(2) 64,05 Kg/km2/năm 16,15 kg/năm

Tổng coliform(3) MPN/100 ml 1,07.1011 MPN/năm

(1) Hệ số phát sinh chất ô nhiễm theo WHO, 1993

(2) Tải lượng tính toán bằng hệ số phát sinh nhân với diện tích KCN

So với các loại nước thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch vì thế có thể xả trực tiếp ra ngoài môi trường thông qua hệ thống mương thoát nước Trần Thành Ngọ của Khu công nghiệp.

4.2.4.3. Hiện trạng quản lý nước thải của KCN

a. Hiện trạng thu gom và thoát nước thải

+ Nước thải sinh hoạt: hầu hết các cơ sở sản xuất lớn, có phát sinh nước

thải công nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sẽ thực hiện xử lý đồng thời nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt xử lý sơ bộ được thu gom theo hệ thống đường ống dọc các tuyến đường nội bộ đưa về trạm xử lý tập trung của KCN.

+ Nước thải công nghiệp: nước thải của các cơ sở sản xuất trong KCN

sau khi được xử lý cục bộ đạt giới hạn cho phép của QCVN 40/2011/BTNMT cột B theo quy định của công ty Phát triển hạ tầng KCN sẽ thực hiện đấu nối với hệ thống xử lý tập trung của toàn khu để tiếp tục xử lý đạt cột A trước khi xả thải ra môi trường. Hệ thống đường ống thu gom nước thải công nghiệp bằng ống nhựa D300, ống bê tông D400 chạy dọc theo các tuyến đường nội bộ của KCN rồi được thu gom vào các hố bơm để vào trạm xử lý tập trung của KCN.

+ Nước mưa chảy tràn: Giai đoạn I: Nước mưa chảy tràn trong KCN

được thu gom bằng hệ thống mương rãnh thoát (kính thước rộng x cao = 1,2m x 1,5m; độ dốc trung bình i = 0,003), chả qua các hố ga dọc theo các tuyến đường nội bộ của KCN ra kênh thoát nước Trần Thành Ngọ sau đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp dệt may phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 77 - 101)