Nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý chất thải trong chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Góp phần giải quyết vấn đề này, năm 2015, nhóm nghiên cứu đứng đầu là TS. Trần Văn Tựa, Viện Công nghệ Môi trường đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam để xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tận dụng chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn.

Đây là đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài

nghiên thiên nhiên, Mã số KC08.04/11-15, nhằm xác lập cơ sở khoa học và xác định qua thực nghiệm các chỉ số kỹ thuật - kinh tế chủ yếu của một số công nghệ tiên tiến áp dụng cho xử lý nước thải (các công nghệ vi sinh yếm khí và thiếu khí; công nghệ sinh thái), chất thải rắn và mùi trong trang trại chăn nuôi lợn. Đánh giá tính phổ cập và xây dựng phương án ứng dụng các công nghệ này trên thực tế. Xây dựng được mô hình ứng dụng các công nghệ xử lý hiệu quả chất thải đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT loại B cho nước thải công nghiệp trên cơ sở kết hợp áp dụng đồng bộ 3 khâu công nghệ xử lý nước thải, công nghệ xử lý chất thải rắn và không khí.

Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng và đưa và hoạt động mô hình đồng bộ xử lý chất thải chăn nuôi lợn trang trại gồm 3 hạng mục:

Xử lý nước thải: Do nước thải chăn nuôi lợn trang trại ô nhiễm rất cao. Trong nước thải chăn nuôi, hàm lượng chất hữu cơ, nitơ (N), phốt pho (P), coliform rất cao nên gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Vì vậy, nước thải được xử lý 3 bước kế tiếp, không thay thế và hỗ trợ lẫn nhau là xử lý yếm khí với kỹ thuật ABR để loại phần lớn chất hữu cơ (COD), tiếp theo là xử lý bằng kỹ thuật lọc sinh học Hiếu khí - Thiếu khí loại bỏ tiếp COD và phần lớn N và P và cuối cùng là xử lý bổ xung bằng CNST sử dụng TVTS loại bỏ tiếp COD, N và P đến mức chấp nhận về mặt môi trường.

Xử lý chất thải rắn (Phân, rác thải hữu cơ và bùn thải sinh học): Xử lý bằng bùn ủ với chế phẩm VSV ưa nhiệt do nhóm nghiên cứu tạo ra để sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Xử lý mùi chuồng bằng kỹ thuật phun sương dung dịch siêu ô xy hóa thân thiện với môi trường. Với kỹ thuật này, mùi chuồng nuôi giảm trên 70%.

Các công nghệ ứng dụng trong mô hình là tiên tiến và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Công nghệ không những không quá phức tạp về xây dựng, trang thiết bị, vận hành, đầu tư không cao, hiệu quả xử lý chất ô nhiễm khá cao mà còn có thể áp dụng cho các trang trại quy mô trung bình và lớn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ, có thể tư vấn, thiết kế và triển khai ứng dụng công nghệ này vào thực tế. Mô hình công nghệ này có thể sử dụng để xử lý chất thải chăn nuôi đại gia súc đặc biệt cho các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô lớn. Chất lượng nước thải và chất thải rắn sau xử lý có thể tái sử dụng nước cho trang trại và sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao có thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)