Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Đề tài lựa chọn lấy mẫu phân tích tại 3 trang trại chăn nuôi lợn điều tra khảo sát ở trong xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh.

3.3.5.1. Nước mặt

a. Phương pháp lấy mẫu

- Tiến hành lấy mẫu nước mặt tại ao nuôi cá, ao tự nhiên của các trang trại chăn nuôi lợn nghiên cứu theo TCVN 5994-1995 (Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo). Các mẫu nước mặt được lấy tại độ sâu 20 cm, theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp (lấy từ 3-5 điểm xung quanh sau đó trộn lại để được một mẫu đại diện) bằng dụng cụ lấy mẫu nước mặt chuyên dụng.

Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt và nước thải tại 3 trang trại nghiên cứu như sau:

Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu nước mặt và nước thải

Chú thích: . nước thải .Nước mặt

- Số mẫu: Lựa chọn lấy mẫu tại 3 trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu. Tiến hành lấy 1 mẫu/trang trại.

- Tần suất lấy mẫu: Mẫu nước được lấy 2 lần/năm với tần suất 1 mùa/lần (mùa mưa - tháng 8 và mùa khô - tháng 2).

Bảng 3.2. Tọa độ và vị trí lấy mẫu nước mặt và nước thải

STT Ký hiệu mẫu Địa điểm lấy mẫu Tọa độ mẫu

1 NM 1-1; NM 1-2 Nước mặt tại ao nuôi cá trang trại 1 21o06’20’’N 106o07’45’’E 2 NM 2-1; NM 2-2 Nước mặt tại ao nuôi cá trang trại 2 21o06’12’’N 106o08’09’’E 3 NM 3-1, NM 3-2 Nước mặt tại ao bèo trang trại 3 21o05’14’’N 106o07’35’’E 4 NT 1-1; NT 1-2 Nước thải sau bể biogas trang trại 1 21o06’20’’N 106o07’46’’E 5 NT 2-1; NT 2-2 Nước thải sau bể biogas trang trại 2 21o06’12’’N 106o08’08’’E 6 NT 3-1; NT 3-2 Nước thải sau bể biogas trang trại 3 21o05’13’’N 106o07’35’’E

b. Phương pháp phân tích

- Phương pháp đo nhanh: Đo nhanh các thông số pH, Eh, DO ngay hiện trường bằng các máy đo cầm tay: máy đo pH/DO meter và máy đo Eh.

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các thông số còn lại được phân tích theo các phương pháp trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các phương pháp phân tích chất lượng nước STT Thông số Phương pháp phân tích STT Thông số Phương pháp phân tích

1 BOD5

Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea, nuôi cấy trong tủ ổn định ở nhiệt độ 20oC trong vòng 5 ngày

2 COD Phương pháp chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch muối Mohr 3 NH4+ Phương pháp Indofenol sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 667nm 4 NO3- Phương pháp Catadol, sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 420nm 5 PO43- Phương pháp Oniani, sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 660nm

6 T-N Phương pháp Kjeldahl

7 Coliform Phương pháp lọc màng, đếm khuẩn lạc có phản ứng oxydaza âm tính là vi khuẩn Coliform

3.3.5.2. Nước thải

a. Phương pháp lấy mẫu

- Tiến hành lấy mẫu nước thải theo TCVN 5999 – 1995 (Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước thải). Các mẫu được lấy ở 1/3 chiều sâu dưới bề mặt nước, lấy tại điểm hòa trộn giữa nguồn thải và nguồn tiếp nhận.

- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; - TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.

- Số mẫu: Lựa chọn lấy mẫu tại 3 trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu. Tiến hành lấy 1 mẫu/trang trại.

- Tần suất lấy mẫu: Mẫu nước được lấy 2 lần/năm với tần suất 1 mùa/lần (mùa mưa - tháng 8 và mùa khô - tháng 2).

b. Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các thông số pH, BOD5

(20oC), COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng nito (N), tổng coliform được phân tích theo các phương pháp trình bày tại bảng 3.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)