các trang trại nghiên cứu
Qua quá trình điều tra, khảo sát và phân tích hình thức xử lý chất thải của từng trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu, có thể rút ra một số đánh giá chung như sau:
Chất thải chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi. Và quy mô này ngày cảng lớn lên do nhu cầu của thị trường tăng, nên hàng ngày các trang trại chăn nuôi lợn thải ra một lượng lớn chất thải chăn nuôi với bình quân lượng phân thải dao động khoảng 60,9 – 768 kg/trang trại/ngày và lượng nước thải dao động khoảng 1,35 – 17,05 m3/trang trại/ngày. Trong đó, lượng thải từ hệ thống trang trại VAC là lớn nhất. Trong thành phần chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, dinh dưỡng và các vi sinh vật gây bệnh nên đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm lớn nếu chúng được thải vào môi trường tiếp nhận.
Hình 4.10. So sánh các thông số phân tích sau bể biogas tại mùa khô của các trang trại nghiên cứu
Biogas là một trong những hình thức xử lý chất thải hiện nay đang được áp dụng tại tất cả các trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó là các hình thức thu gom phân để bán, bón/tưới cho cây, đưa xuống ao làm thức ăn cho cá hay ủ phân truyền thống. Tuy cùng sử dụng hình thức xử lý biogas nhưng chất lượng nước thải sau biogas của các trang trại lại khác nhau. Nguyên nhân là do lượng nước thải quá lớn so với bể biogas và loại bể biogas mà trang trại sử dụng nên chất lượng nước thải sau biogas của trang trại có sự khác nhau. Từ hình 4.10, có thể thấy được sự chênh lệch hàm lượng các thông số phân tích giữa các trang trại vào mùa khô. Tuy nhiên, đặc điểm chung của cả 3 trang trại lại là tất cả hàm lượng các chất của cả 3 trang trại nghiên cứu này đều vượt quá quy chuẩn cho phép. Vì nước thải được xử lý qua bể biogas nhưng chưa triệt để nên hàm lượng các chất ô nhiễm này ở trong nước thải đầu ra còn khá cao, vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
Ngoài ra, vẫn còn một lượng chất thải chăn nuôi không qua xử lý mà xả thẳng trực tiếp ra môi trường; thêm vào đó, các biện pháp xử lý đang được áp dụng vẫn chưa xử lý được triệt để các chất gây ô nhiễm chứa trong chất thải chăn nuôi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường nước của khu vực nghiên cứu.
Chất lượng nước mặt trong và xung quanh các trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hàm lượng các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải chăn nuôi. Do các trang trại sử dụng các hệ thống chăn nuôi khác nhau nên có thể thấy sự khác biệt về chất lượng nước mặt tại điểm tiếp nhận nguồn thải của các trang trại như sau:
Hình 4.11. So sánh các thông số quan trắc chất lượng nước mặt tại ao nuôi cá, ao tự nhiên vào mùa khô của các trang trại nghiên cứu
Từ hình 4.11, cho ta thấy hàm lượng phân tích tại các nguồn tiếp nhận chất thải chính của cả 3 trang trại đều đang vượt quá quy chuẩn cho phép. Trang trại 1 là trang trại gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường, trang trại 2 và trang trại 3 gây áp lực tương đối lớn lên môi trường đặc biệt chất lượng môi trường tại trang trại số 3. Vậy nguyên nhân dẫn đến chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm tại 3 trang trại trên chủ yếu là do lượng chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, thậm chí còn bị xả thẳng trực tiếp vào môi trường nước vượt quá khả năng chịu tải của chúng. Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm môi trường nước còn chịu ảnh hưởng bởi không gian, mùa trong năm và kiểu hệ thống trang trại.
Do đó, trong 3 kiểu hệ thống đang được các trang trại đang áp dụng chúng ta nên hướng tới chăn nuôi theo hệ thống VAC để hạn chế các áp lực từ chất thải chăn nuôi lên môi trường.
4.4. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜİ DÂN VỀ THỰC TRẠNG MÔİ TRƯỜNG CHĂN NUÔİ VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ CHẤT THẢİ CHĂN NUÔİ LỢN GÂY ÁP LỰC CHO MÔİ TRƯỜNG, CẢNH QUAN VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Để tìm hiểu về đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và điều tra 90 bảng hỏi người dân tại xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả điều tra cụ thể như sau:
Bảng 4.16. Kết quả chỉ tiêu đánh giá của người dân tại khu vực nghiên cứu ĐVT: số phiếu điều tra
STT Chỉ tiêu Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng nhiều
VAC AC C VAC AC C VAC AC C
1
Ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không? 4 2 1 17 19 4 9 9 25 2 Có mùi không? 9 7 3 13 15 6 8 8 21 3 Có tiếng ồn không? 6 2 0 17 18 6 7 10 24 4 Ảnh hưởng đến nguồn nước không? 5 3 0 20 18 11 5 9 19
Theo kết quả điều tra, hoạt động chăn nuôi lợn của trang trại số 1 và số 2 ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và khu dân cư với khoảng 56,67% (trang trại 1) và 53,33% (trang trại 2) người dân được hỏi trả lời là ít ảnh hưởng. Do khoảng cách của các trang trại xa khu dân cư nên ít người qua lại. Đối với trang trại số 3 có khoảng 83,3% người dân được hỏi trả lời là rất ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Xung quanh các trang trại đều có mùi hôi thối, đặc biệt trang trại số 3, có mùi hôi thối rất nặng vào sáng sớm và chiều tối, đồng thời ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ở xung quanh trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, tại các trang trại này còn gây ra tiếng ồn thường xuyên vào cả ngày (trừ ban đêm) trước giờ cho lợn ăn làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan văn hóa môi trường nông thôn. Mùa trong năm bị ảnh hưởng bởi hoạt động chăn nuôi từ 3 trang trại được thể hiện qua hình sau: 73 74 10 6 90 90 90 90 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông số phiếu tổng phiếu
Hình 4.12. Thời gian hoạt động chăn nuôi của các trang trại gây ô nhiễm môi trường nhất trong năm
Thời gian mà người dân tại đây cho là ô nhiễm nhất là vào mùa xuân (tháng 2-3) khoảng 81% và mùa hè (tháng 4-5) khoảng 82%, còn mùa thu (khoảng 11%) và mùa đông (khoảng 6,7%) họ cho rằng trang trại ít gây ô nhiễm đến môi trường mặc dù đây là khoảng thời gian các trang trại chăn nuôi với số lượng lớn nhất.
Theo kết quả điều tra, nước và không khí là hai môi trường chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hoạt động chăn nuôi. Do người dân ở đây cảm nhận qua mùi hôi thối từ trang trại và nguồn nước xung quanh trang trại chăn nuôi chuyển sang
màu đen. Nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại xung quanh trang trại cũng bị chuyển sang màu đen, ảnh hưởng đến các ruộng lúa xung quanh trang trại. Có khoảng 74% người dân cho rằng hoạt động chăn nuôi thường xuyên gây ra một số bệnh về đường hô hấp, đau đầu, bệnh về da (ngứa, mụn). Khoảng 26% trong số đó cho rằng trang trại không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Theo điều tra, người dân tại xã đã gửi đơn khiếu nại lên xã và huyện về tình hình chăn nuôi của một số trang trại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cảnh quan nông thôn của người dân tại xã. Họ yêu cầu chính quyền có các biện pháp xử lý chất thải từ các trang trại gây ra.
4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢİ CHĂN NUÔİ GIA SÚC NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Từ các kết quả nghiên cứu tại 03 trang trại chăn nuôi lợn đại diện trên địa bàn xã Chi Lăng – huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh, cần áp dụng thực hiện đồng bộ các giải pháp chung trước mắt và lâu dài nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu nói riêng và các trang trại chăn nuôi lợn trên toàn xã nói chung, đảm bảo phát triển bền vững.
4.5.1. Giải pháp trước mắt
- Các trang trại chăn nuôi cần phải tính toán khối lượng chất thải trước khi áp dụng các hình thức xử lý để tránh sự quá tải và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình xử lý, đồng thời cần cần kết hợp đa dạng các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải vào môi trường nước. Cụ thể:
- Xử lý chất thải rắn (Phân, rác thải hữu cơ và bùn thải sinh học): Xử lý bằng bùn ủ với chế phẩm VSV ưa nhiệt do nhóm nghiên cứu tạo ra để sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trang trại 1 và 2, phân thải cần có thời gian chứa trong nhà ủ phân phù hợp (2 lần/tuần) để giảm mùi từ trang trại. Ngoài ra, có thể ủ phân hoai (vì thời gian bán 1 lần/tháng)
- Xử lý mùi chuồng bằng kỹ thuật phun sương dung dịch siêu ô xy hóa thân thiện với môi trường.
- Xử lý nước thải do nước thải sau biogas của chăn nuôi lợn trang trại ô nhiễm vẫn rất cao nên:
+ Khi áp dụng xử lý bằng bể biogas: Cần tính toán khối lượng chất thải đưa vào phù hợp với thể tích của bể. Đồng thời, nên cân đối tỷ lệ phân thải và nước
thải trước khi đưa vào bể theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3, có thể bổ sung thêm các chất xúc tác như các chế phẩm sinh học... để đảm bảo hiệu quả xử lý cao nhất. Nước sau khi xử lý qua bể biogas, cần tiến hành các bước xử lý tiếp theo trước khi thải bỏ ra môi trường (có thể dẫn nước thải đi qua các bể xử lý thứ cấp, các hồ sinh học có trồng các loại cây thủy sinh như bèo lục bình...) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực trang trại.
+ Đối với ao nuôi cá thuộc các trang trại số 1 và số 2 (hệ thống VAC, AC) Căn cứ diện tích ao và số lượng cá nuôi trong ao để đưa lượng chất thải xuống ao làm thức ăn cho cá phù hợp nhất. Lưu ý, nên xử lý sơ bộ chất thải chăn nuôi trước khi đưa xuống ao (ủ phân, xử lý qua bể biogas...) nhằm hạn chế các chất ô nhiễm và các mầm bệnh có thể gây bệnh cho cá.
- Nếu lượng chất thải chăn nuôi phát sinh vượt quá khả năng xử lý của trang trại, các trang trại nên liên hệ và bán phân cho các cơ sở thu mua phân để sản xuất phân bón hoặc có thể giảm bớt số lượng lợn nuôi cho phù hợp.
- Các trang trại chăn nuôi lợn theo kiểu hệ thống C (trang trại số 3) nên giảm quy mô chăn nuôi, sử dụng chất khử trùng chuồng trại (ví dụ như EM).
4.5.2. Giải pháp lâu dài
4.5.2.1. Giải pháp về chính sách, quản lý
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi bao gồm các nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật... Ngoài ra, cần chủ động quan tâm đến môi trường chăn nuôi hơn như tiến hành lấy mẫu quan trắc nước mặt tại khu vực chăn nuôi 1-2 lần/năm.
- Về các chính sách quy hoạch và khuyến khích phát triển chăn nuôi: Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi và một số chính sách phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Trong đó có một số chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, việc đưa chính sách vào thực hiện còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần có sự quan tâm vào cuộc của các cấp chính quyền và sự phối hợp của các trang trại chăn nuôi để sớm đưa các chính sách này vào thực tiễn, nhanh chóng chuyển dịch các trang trại ra ngoài khu dân cư, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo quy hoạch kết hợp với bảo vệ môi trường bền vững.
lợn theo kiểu hệ thống trang trại VAC nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đồng thời, kiểu hệ thống này có sự tương trợ nhau giữa các thành phần trong hệ thống, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng được tối đa nguồn chất thải vừa hạn chế được ô nhiễm môi trường.
- Hướng dẫn lập và giám sát việc thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi.
- Cần có các chế tài phù hợp để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động chăn nuôi, cấm hoạt động chăn nuôi ... theo quy định của pháp luật.
4.5.2.2. Giải pháp về kinh tế
- Qua quá trình điều tra, khảo sát các trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu cho thấy, 3 trang trại có đề xuất hỗ trợ về nguồn vốn trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy địa phương đã có chính sách hỗ trợ nhưng việc tiếp cận để được hưởng chính sách lại gặp khó khăn. Do đó, cần có sự hướng dẫn và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giúp các trang trại được hưởng chính sách hỗ trợ về nguồn vốn.
4.5.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tiếp tục đầu tư áp dụng các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi truyền thống như biogas, ủ phân compost, làm thức ăn cho cá, thu gom phân... nhưng cần cải tiến về mặt công nghệ và kết hợp đa dạng các hình thức này để đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Trong đó, sử dụng bể xử lý biogas là biện pháp phổ biến nhất. Tùy thuộc vào quy mô trang trại và lượng chất thải có thể sử dụng các loại bể biogas tiên tiến với chất liệu bền, không bị vỡ nứt, rò rỉ.. để tránh thấm xuống tầng nước ngầm như bể biogas chất liệu nhựa composite (phù hợp với trang trại quy mô nhỏ và vừa), bể biogas chất liệu bạt HDPE (phù hợp với trang trại quy mô lớn)...
- Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn sinh thái trong đó tập trung tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các bộ phận trong trang trại và đẩy mạnh tối đa việc tuần hoàn và tái sử dụng chất thải chăn nuôi lợn cho các mục đích khác nhau vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch và sản xuất sạch hơn tại tất cả các công đoạn từ khâu đầu vào đến đầu ra cho các trang trại chăn nuôi lợn
tập trung nhằm chủ động quản lý các vấn đề môi trường tại các trang trại và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Đối với trang trại 3 nên cân đối, bố trí diện tích trong trang trại để thiết kế thêm ao cá, hướng tới phát triển trang trại theo mô hình VAC để có thêm nguồn thu nhập cho trang trại, đồng thời giúp khép kín vòng quay vật chất trong trang trại, tận dụng được tối đa nguồn chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ngoài ra, trang trại nên di chuyển địa điểm ra ngoài khu dân cư.
- Xã có số lượng lợn và trang trại chăn nuôi tương đối nhiều, nên cần quy hoạch, xây dựng các trạm xử lý, thu gom chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã. Sau khi nước thải được xử lý tại từng trang trại sẽ được thu gom lại qua đường ống dẫn vào trạm xử lý nước thải. Có như vậy, môi trường nước ở khu vực xung quanh trang trại sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra, không gây ô nhiễm môi trường.
4.5.2.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục