Thành phần sâu hại lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 31 - 33)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Những nghiên cứu trong nước

2.3.3. Thành phần sâu hại lúa

Theo kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại vụ lúa mùa năm 2005 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội cho thấy có tới 31 lồi sâu hại thuộc 6 bộ, 14 họ cơn trùng. Trong số đó, bộ cánh vảy xuất hiện nhiều nhất (9/31 loài), bộ cánh tơ 1 loài, các bộ khác mỗi bộ xuất hiện 5 – 6 loài và các loài sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu đục thân lúa hai chấm xuất hiện với mức độ phổ biến cao (Đặng Thị Dung, 2006).

Theo nghiên cứu điều tra thành phần loài gây hại và thiên địch của chúng trên động ruộng tại Bình Định năm 2006 – 2007 cho thấy thành phần sâu hại trên lúa bao gồm Bộ cánh vảy (Lepidoptera) chiếm số loài lớn nhất chiếm (16 loài) chiếm 34.04%. Bộ cánh thẳng (Orthoptera) và bộ cánh nửa (Hemiptera) mỗi bộ có 8 lồi chiếm 17.02%. Bộ cánh đều (Hemoptera) có 7 lồi. Bộ cánh cứng (Coleoptera) 6 lồi. Bộ hai cánh (Diptera) có 2 lồi (Nguyễn Kim Huân, 2007).

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hội (2006) cho thấy trên giống lúa Nhị Ưu 838 có 15 lồi sâu hại chính. Trong đó có 8 lồi thuộc bộ Lepidoptera, 2 lồi bộ Homoptera, 2 loài thuộc bộ Hemiptara, 1 loài thuộc bộ Orthoptera, 1 loài thuộc bộ Thysanoptera và 1 lồi thuộc bộ Acarina. Các lồi có khả năng phát sinh trên quy mơ rộng có thể gây hại lớn đến năng suất bao gồm cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis), rầy nâu (Nilaparvata lugens), rầy lưng trắng

(Sogatella furcifara).

Nghiên cứu về thành phần sâu hại chính trên lúa cạn tại 3 tỉnh Điện Biên cho thấy thành phần sâu hại chính trên lúa cạn bao gồm 44 lồi. Ngồi các lồi sâu hại chính gặp trên lúa nước cịn có một số lồi chỉ gây hại trên lúa cạn như: Mối, rệp muội hại rễ, dế mèn và sùng hại gốc rễ. Các loài sâu năn

(Orseolia oryzae), bọ xít dài (Leptocorisa acuta), và sâu cuốn lá nhỏ

(Cnaphalocrocis medinalis) luôn xuất hiện với mật độ cao và gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến năng suất (Nguyễn Quốc Hùng, 2006).

Kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại tại Văn Lâm, Hưng Yên trong vụ Xuân 2010 có 27 lồi thuộc 7 bộ và 10 họ côn trùng. Trong đó có 3 bộ Lepidoptera, Hemiptera và bộ Homoptera có số lượng nhiều nhất. Cụ thế: bộ Lepidoptera có 10 lồi chiếm 37.04%, bộ Hemoptera có 6 lồi chiếm 22,22 %, bộ Hemiptera có 6 lồi chiếm 22,22%. Các bộ cịn lại có số lượng lồi rất ít: bộ Orthoptera có 2 lồi chiếm 7,41%, bộ Diptera, Cleoptera và bộ Thysanoptera mỗi bộ chỉ có 1 lồi chiếm 3,7%.Kết quả cũng cho thấy mức độ xuất hiện của các lồi là khác nhau, trong đó nổi lên một số đối tượng hại chủ yếu như cuốn lá nhỏ hại lúa, rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm,châu chấu, bọ xít đen. Các lồi khác gây hại khơng đáng kể (Lê Thị Hồng Nhung, 2010).

Nghiên cứu về thành phần loài sâu gây hại trên giống lúa thuần Trung Quốc tại Quảng Ninh trong vụ Xuân 1998 cho thấy thành phần sâu hại lúa tại khu vực này bao gồm 6 bô, 14 lồi và 23 họ. Trong đó bộ có thành phần loài phong phú

nhất là Lepidoptera với 9 loài chiếm 39,1 %, tiếp đến là bộ Hemiptara có 4 lồi, chiếm 17,5%, 3 bộ Homoptera, Orthoptera và Diptera mỗi bộ có 3 lồi và ít nhất là bộ Thysanotera có 1 lồi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loài sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bọ trĩ và châu chấu hại lúa là các lồi có mức độ gặp thường xun, trên 50% số điểm (Nguyễn Phương Chiền, 1998).

Kết quả điều tra năm 2006-2010 ghi nhận có 72 lồi sâu hại, 35 lồi bệnh hại trên lúa, ít hơn so với kết quả trong những lần điều tra trước. Số lượng các lồi ít đi so với trước đây do một số nguyên nhân như thay đổi mùa vụ, cơ cấu giống, mức độ thâm canh và các giải pháp BVTV trong phịng chống dịch hại... Tuy nhiên trong đó có ngun nhân do sự biến đổi khí hậu có thể đã làm thay đổi thành phần các loài sâu bệnh hại trên cây trồng trong thời gian qua.

Tỷ lệ gây hại của một số lồi cơn trùng đã tăng lên trong khu vực nhất định của đất nước tại thời điểm phát triển quan trọng của cây lúa. Sâu đục thân lúa 5 vạch đầu nâu (Chilo suppressalis), Sâu đục thân lúa hai chấm (Scirpophaga incertulas), và Sâu đục thân cú mèo (Sesamia inferens) đã trở

thành vấn đề ở đồng bằng sông Hồng. C. suppressalis là nguyên nhân gây thiệt hại lớn trong mùa khô, S. incertulas mùa mưa, và S. inferens trong cả hai mùa. Loài Mythimna unipuncta là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng trong giai đoạn trước khi thu hoạch và mùa mưa ở các tỉnh phía Bắc. Lồi Orseolia oryzae chiếm ưu thế hơn trong giai đoạn cây con và đẻ nhánh trong mùa khô ở

các tỉnh miền Trung. Các loài Leptocorisa acuta, Tetrodahis teroides, Scotinophora lurida, và Baliothrips gây thiệt hại nặng ở một số địa điểm khác

(Nguyễn Công Thuật, 1982).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 31 - 33)