VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 48 - 53)

3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2016.

3.2. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

* Vật liệu nghiên cứu

- Các giống lúa khảo nghiệm: Đất cảng, DT666, Nam Ưu 209, Lam Sơn. - Giống lúa đối chứng trồng phổ biến tại địa phương: BC15.

* Dụng cụ nghiên cứu

- Thước, cọc tre, lưới, túi nilơng, vợt bắt cơn trùng, bình phun. - Kính hiển vi, kính lúp, bút lơng, máy ảnh.

* Hóa chất nghiên cứu

- Một số loại thuốc hóa học: Vitarko 40WG (Hoạt chất: Chlorantranili + Thiamethixam), Scorpion 36 EC (Hoạt chất : Abamectin 35g/l + Fipronil 1g/l) , DuPont Prevathon 5 SC (Hoạt chất: Clorantraniliprole (5%), Takumi 20 WP (Flubendiamide).

- Cồn, nước cất, NaCl, HCl, v.v…

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều tra thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng 3.3.2. Điều tra diễn biến mật độ một số sâu chính trên lúa (sâu đục thân 3.3.2. Điều tra diễn biến mật độ một số sâu chính trên lúa (sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu) dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ, giống, phân bón, mật độ cấy) vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

3.3.3 Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc BVTV trừ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng đồng ruộng

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Điều tra theo theo Bộ NN&PTNT (2010): QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT. Điều tra theo phương pháp tự do. Thời gian, không gian và điểm điều tra đều không cố

định, càng nhiều càng tốt. Thu tất cả những sâu hại bắt gặp về sơ xử lý, so mẫu với tài liệu chuẩn để giám định. Riêng bộ cánh vảy, nếu mẫu thu bắt được là pha sâu non hoặc nhộng, thì về ni tiếp cho tới trưởng thành, sâu đó căng cánh sấy khơ để so mẫu giám định theo tài liệu chuẩn quốc tế.

3.4.2. Điều tra diễn biễn mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái trong điều kiện vụ mùa năm 2016 tại Kiến của một số yếu tố sinh thái trong điều kiện vụ mùa năm 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Điều tra theo QCVN 01-166: 2014/BNNPTNT. Mỗi đại diện chọn 2 ruộng, mỗi ruộng có diện tích ít nhất 1 sào Bắc bộ (360m2). Mỗi ruộng điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo góc. Mỗi điểm điều tra 10 khóm. Định kỳ điều tra 7 ngày 1 lần. Điểm điều tra không cố định.

+ Đối với sâu đục thân lúa

Điều tra dảnh héo, bông bạc: Đếm tổng số dảnh lúa, bông lúa và tổng dảnh

héo, bơng bạc có trong điểm điều tra; lấy tồn bộ dảnh bị hại đem về phòng để đếm sâu, xác định mật độ.

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ

Tách các bao lá có trên 10 khóm lúa trong từng điểm điều tra để xác định số sâu. Đồng thời đếm số bao lá bị hại có trên 10 khóm của mỗi điểm điều tra, đếm tổng số lá lúa của 10 khóm để xác định tỷ lệ lá lúa bị hại.

+ Đối với rầy nâu

Dùng khay (20cm x 20 cm x 5 cm), đáy khay tráng một lớp dầu nhờn, đặt khay từng khóm lúa và nghiêng với gốc lúa 1 góc 45o, đập 2 đập. Đếm số rầy vào khay để tính tốn.

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ sâu: con/m2.

3.4.2.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thời vụ

Bố trí ruộng theo dõi diễn biến sâu hại chính trên lúa ở 2 thời vụ khác nhau là vụ mùa sớm, vụ mùa trung.

CT1: Vụ mùa sớm: Thời gian cấy 2/7/2016 (Dương lich). CT2: Mùa trung: Thời gian cấy 17/7/2016 (Dương lich).

Ghi nhận yếu tố nhiệt độ, ẩm độ (trạm khí tượng khu vực nghiên cứu).

3.4.2.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của giống lúa

Thí nghiệm với 5 cơng thức (CT) (là các giống lúa đang được khảo nghiệm tại địa phương):

CT1: Đất cảng; CT2: Lam Sơn; CT3: DT666;

CT4: Nam Ưu 209; CT5: BC15 (đối chứng).

Thí nghiệm bố trí trên diện rộng khơng lặp lại. Mỗi cơng thức bố trí 200 m2. Tổng diện tích thí nghiệm: 5CT x 200 m2 = 1000 m2. Phân bón và kỹ thuật chăm sóc giống nhau giữa các cơng thức.

3.4.2.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa

Thí nghiệm bố trí với 2 cơng thức (CT):

CT1: Sử dụng phân bón Lộc Xuân (0,3 kg Lộc Xuân + 8 kg Đạm Ure); Hàm lượng dinh dưỡng phân bón Lộc Xuân: Lân (P2O5) : 9%, Kali (K2O): 9%; CT2: Bón phân theo truyền thống ( 25 kg NPK + 5 kg Ure + 4 kg Kali); Thí nghiệm bố trí kiểu trình diễn, mỗi cơng thức bố trí 360 m2. Tổng diện tích thí nghiệm 720 m2;

Giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209.

3.4.2.4. Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ cấy đến diễn biến mật độ sâu hại chính trên đồng ruộng

Thí nghiệm bố trí với 2 cơng thức (CT):

CT1: Mật độ thưa 20 – 25 khóm/m2 (theo SRI); CT2: Mật độ dày 40 – 45 khóm/m2 (theo nơng dân);

Thí nghiệm bố trí trên diện rộng khơng lặp lại. Mỗi cơng thức bố trí 360 m2. Tổng diện tích thí nghiệm 720 m2. Giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209.

3.4.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế

TT Diễn giải chi phí Yếu tố sinh thái ảnh hưởng

1 Năng suất (tạ/ha)

2 Tổng thu (đ/ha, giá 7.000đ/kg)

3 Tổng chi (đ/ha)

4 Lãi 1ha (đ/ha)

5 Lãi 1 sào (đ/sào)

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế;

Tính tổng chi phí bao gồm cả chi phí chung và chi phí riêng - Chị phí chung: Làm đất, thủy lợi phí, phí dịch vụ, cơng lao động; - Chi phí riêng: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống.

Tổng thu = Năng suất thực thu x Giá thành sản phẩm Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi

3.4.4. Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ tại Kiến Thụy, Hải Phòng trong vụ mùa 2016 Thụy, Hải Phòng trong vụ mùa 2016

Thí nghiệm được tiến hành trên giống lúa Nam Ưu 209.

Tiến hành điều tra khảo sát đánh giá trên thực tế sản xuất, tham khảo tài liệu QCVN 01-01: 2009/BNNPTNT. Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên theo chéo góc trên ruộng. Mỗi điểm điều tra 10 khóm. Điều tra mật độ sâu cuốn lá nhỏ trước phun 1 ngày, sau phun 3, 7 và 10 ngày.

Diện tích thí nghiệm: 4 sào/ 4 loại thuốc.

Liều lượng được sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

Tên thuốc Hoạt chất Liều lượng

Vitarko 40WG Chlorantranili + Thiamethixam 75g/ha

Scorpion 36 EC Abamectin 35g/l + Fipronil 1g/l 554ml/ha

DuPont Prevathon 5SC Clorantraniliprole (5%) 415 ml/ha

Takumi 20 WP Flubendiamide 80g/ha

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MẪU

Mẫu ướt: Mẫu sâu thu được xử lý bằng cách: ngâm cồn loãng 30-35%, thay cồn mới khi cần thiết, cố định mẫu lần cuối bằng cồn 70 %.

Mẫu khô: Mẫu trưởng thành được căng cánh, sấy khô và cho vào hộp kín.

3.6. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH MẪU

Mẫu vật bảo quản được định loại theo tài liệu chuẩn Quốc tế tại Bộ môn Côn trùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.7. CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN

Danh mục bảng thành phần thành sâu hại lúa vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng.

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Mức độ phổ biến

Số điểm bắt gặp

Độ thường gặp (OD %) = ---------------------------------- x 100 Tổng số điểm điều tra

- Mức độ phổ biến được lượng hoá theo độ thường gặp (0): Khơng xuất hiện;

(+): Ít phổ biến (OD < 25% );

(++): Trung bình phổ biến (OD = 25 – 50% ); (+++): Rất phổ biến (OD > 50% ).

Tổng số sâu điều tra

- Mật độ sâu (con/m2) = ---------------------------------- x số khóm/m2 Tổng số khóm điều tra

Tổng số lá bị hại x 100 - Tỷ lệ lá bị hại (%) = ------------------------ Tổng số lá điều tra

- Hiệu lực của thuốc tính theo cơng thức Henderson-Tilton Ta x Cb

Hiệu lực (%) = (1- ) x 100 Ca x Tb

Trong đó:

Ta: Số cá thể sống ở cơng thức thí nghiệm sau khi xử lý; Tb: Số cá thể sống ở cơng thức thí nghiệm trước khi xử lý; Ca: Số cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý; Cb: Số cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 48 - 53)