Điều tra thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 48)

3.3.2. Điều tra diễn biến mật độ một số sâu chính trên lúa (sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu) dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ, giống, phân bón, mật độ cấy) vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

3.3.3 Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc BVTV trừ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng đồng ruộng

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Điều tra theo theo Bộ NN&PTNT (2010): QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT. Điều

tra theo phương pháp tự do. Thời gian, không gian và điểm điều tra đều không cố

định, càng nhiều càng tốt. Thu tất cả những sâu hại bắt gặp về sơ xử lý, so mẫu với tài liệu chuẩn để giám định. Riêng bộ cánh vảy, nếu mẫu thu bắt được là pha sâu non hoặc nhộng, thì về nuôi tiếp cho tới trưởng thành, sâu đó căng cánh sấy khô để so mẫu giám định theo tài liệu chuẩn quốc tế.

3.4.2. Điều tra diễn biễn mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái trong điều kiện vụ mùa năm 2016 tại Kiến của một số yếu tố sinh thái trong điều kiện vụ mùa năm 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Điều tra theo QCVN 01-166: 2014/BNNPTNT. Mỗi đại diện chọn 2 ruộng, mỗi ruộng có diện tích ít nhất 1 sào Bắc bộ (360m2). Mỗi ruộng điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo góc. Mỗi điểm điều tra 10 khóm. Định kỳ điều tra 7 ngày 1 lần. Điểm điều tra không cố định.

+ Đối với sâu đục thân lúa

Điều tra dảnh héo, bông bạc: Đếm tổng số dảnh lúa, bông lúa và tổng dảnh

héo, bông bạc có trong điểm điều tra; lấy toàn bộ dảnh bị hại đem về phòng để đếm sâu, xác định mật độ.

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ

Tách các bao lá có trên 10 khóm lúa trong từng điểm điều tra để xác định số sâu. Đồng thời đếm số bao lá bị hại có trên 10 khóm của mỗi điểm điều tra, đếm tổng số lá lúa của 10 khóm để xác định tỷ lệ lá lúa bị hại.

+ Đối với rầy nâu

Dùng khay (20cm x 20 cm x 5 cm), đáy khay tráng một lớp dầu nhờn, đặt khay từng khóm lúa và nghiêng với gốc lúa 1 góc 45o, đập 2 đập. Đếm số rầy vào khay để tính toán.

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ sâu: con/m2.

3.4.2.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thời vụ

Bố trí ruộng theo dõi diễn biến sâu hại chính trên lúa ở 2 thời vụ khác nhau là vụ mùa sớm, vụ mùa trung.

CT1: Vụ mùa sớm: Thời gian cấy 2/7/2016 (Dương lich). CT2: Mùa trung: Thời gian cấy 17/7/2016 (Dương lich).

Ghi nhận yếu tố nhiệt độ, ẩm độ (trạm khí tượng khu vực nghiên cứu).

3.4.2.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của giống lúa

Thí nghiệm với 5 công thức (CT) (là các giống lúa đang được khảo nghiệm tại địa phương):

CT1: Đất cảng; CT2: Lam Sơn; CT3: DT666;

CT4: Nam Ưu 209; CT5: BC15 (đối chứng).

Thí nghiệm bố trí trên diện rộng không lặp lại. Mỗi công thức bố trí 200 m2. Tổng diện tích thí nghiệm: 5CT x 200 m2 = 1000 m2. Phân bón và kỹ thuật chăm sóc giống nhau giữa các công thức.

3.4.2.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa

Thí nghiệm bố trí với 2 công thức (CT):

CT1: Sử dụng phân bón Lộc Xuân (0,3 kg Lộc Xuân + 8 kg Đạm Ure); Hàm lượng dinh dưỡng phân bón Lộc Xuân: Lân (P2O5) : 9%, Kali (K2O): 9%; CT2: Bón phân theo truyền thống ( 25 kg NPK + 5 kg Ure + 4 kg Kali); Thí nghiệm bố trí kiểu trình diễn, mỗi công thức bố trí 360 m2. Tổng diện tích thí nghiệm 720 m2;

Giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209.

3.4.2.4. Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ cấy đến diễn biến mật độ sâu hại chính trên đồng ruộng

Thí nghiệm bố trí với 2 công thức (CT):

CT1: Mật độ thưa 20 – 25 khóm/m2 (theo SRI); CT2: Mật độ dày 40 – 45 khóm/m2 (theo nông dân);

Thí nghiệm bố trí trên diện rộng không lặp lại. Mỗi công thức bố trí 360 m2. Tổng diện tích thí nghiệm 720 m2. Giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209.

3.4.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế

TT Diễn giải chi phí Yếu tố sinh thái ảnh hưởng

1 Năng suất (tạ/ha)

2 Tổng thu (đ/ha, giá 7.000đ/kg)

3 Tổng chi (đ/ha)

4 Lãi 1ha (đ/ha)

5 Lãi 1 sào (đ/sào)

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế;

Tính tổng chi phí bao gồm cả chi phí chung và chi phí riêng - Chị phí chung: Làm đất, thủy lợi phí, phí dịch vụ, công lao động; - Chi phí riêng: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống.

Tổng thu = Năng suất thực thu x Giá thành sản phẩm Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi

3.4.4. Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ tại Kiến Thụy, Hải Phòng trong vụ mùa 2016 Thụy, Hải Phòng trong vụ mùa 2016

Thí nghiệm được tiến hành trên giống lúa Nam Ưu 209.

Tiến hành điều tra khảo sát đánh giá trên thực tế sản xuất, tham khảo tài liệu QCVN 01-01: 2009/BNNPTNT. Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên theo chéo góc trên ruộng. Mỗi điểm điều tra 10 khóm. Điều tra mật độ sâu cuốn lá nhỏ trước phun 1 ngày, sau phun 3, 7 và 10 ngày.

Diện tích thí nghiệm: 4 sào/ 4 loại thuốc.

Liều lượng được sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

Tên thuốc Hoạt chất Liều lượng

Vitarko 40WG Chlorantranili + Thiamethixam 75g/ha

Scorpion 36 EC Abamectin 35g/l + Fipronil 1g/l 554ml/ha

DuPont Prevathon 5SC Clorantraniliprole (5%) 415 ml/ha

Takumi 20 WP Flubendiamide 80g/ha

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MẪU

Mẫu ướt: Mẫu sâu thu được xử lý bằng cách: ngâm cồn loãng 30-35%, thay cồn mới khi cần thiết, cố định mẫu lần cuối bằng cồn 70 %.

Mẫu khô: Mẫu trưởng thành được căng cánh, sấy khô và cho vào hộp kín.

3.6. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH MẪU

Mẫu vật bảo quản được định loại theo tài liệu chuẩn Quốc tế tại Bộ môn Côn trùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.7. CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN

Danh mục bảng thành phần thành sâu hại lúa vụ mùa 2016 tại Kiến Thụy, Hải Phòng.

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Mức độ phổ biến

Số điểm bắt gặp

Độ thường gặp (OD %) = --- x 100 Tổng số điểm điều tra

- Mức độ phổ biến được lượng hoá theo độ thường gặp (0): Không xuất hiện;

(+): Ít phổ biến (OD < 25% );

(++): Trung bình phổ biến (OD = 25 – 50% ); (+++): Rất phổ biến (OD > 50% ).

Tổng số sâu điều tra

- Mật độ sâu (con/m2) = --- x số khóm/m2 Tổng số khóm điều tra

Tổng số lá bị hại x 100 - Tỷ lệ lá bị hại (%) = --- Tổng số lá điều tra

- Hiệu lực của thuốc tính theo công thức Henderson-Tilton Ta x Cb

Hiệu lực (%) = (1- ) x 100 Ca x Tb

Trong đó:

Ta: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý; Tb: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm trước khi xử lý; Ca: Số cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý; Cb: Số cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN SÂU HẠI LÚA TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG VỤ MÙA NĂM 2016 PHÒNG VỤ MÙA NĂM 2016

Qua các đợt điều tra về thành phần sâu hại lúa tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, chúng tôi thu được kết quả trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần sâu, nhện hại trên lúa vụ mùa 2016 tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến

I Bộ cánh thẳng Orthoptera

1 Cào cào xanh nhỏ Atractomorpha chinensis Bolivar Acrididae +

2 Châu chấu lúa Oxya velox Fabr. Acrididae +

II Bộ cánh đều Homoptera

3 Rầy xanh đuôi đen Nephotexttix apicalis Motschulsky Cicadellidae +

4 Rầy nâu Nilaparvata lugens ( Stål) Delphacidae +++

5 Rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horváth) Delphacidae ++

III Bộ cánh nửa Hemiptera

6 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunb. Alydidae -

7 Bọ xít đen Scotinophora lurida Burmeister Pentatomide -

IV Bộ cánh tơ Thysanotera

8 Bọ trĩ Baliothrips biformis (Bagnall) Thripidae +

V Bộ cánh vảy Lepidotera

9 Sâu căn gié Mythimna separata Walker Noctuidae +

10 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis (Guenée) Pyralidae +++

11 Sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas (Walker ) Pyralidae +++

12 Đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker Noctuidae +

VI Bộ 2 cánh Diptera

13 Ruồi đục nõn Hydrellia philippina Ferino Ephydridae +

VII Bộ ve vét Acarina

14 Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley Tarsonemidae -

Ghi chú: ( - ): Rất ít phổ biến (OD <5%); (+): ít phổ biến (OD 5 - 25%); (++): phổ biến (OD > 25 - 50%); (+++): rất phổ biến (OD >50%)

Qua điều tra cho thấy, trong vụ mùa năm 2016 bắt gặp 14 loài sâu, nhện hại lúa thuộc 7 bộ và 10 họ khác nhau.. Trong đó bộ cánh vảy xuất hiện với số lượng nhiều nhất là 4 loài, bộ cánh đều 3 loài, bộ cánh thẳng 2 loài, bộ cánh nửa

2 loài, bộ hai cánh, bộ ve vét, bộ cánh tơ 1 loài. Kết quả thấp hơn so với kết quả điều tra cơ bản sâu hại cây trồng (1967-1968) cho thấy ở miền Bắc có 88 loài sâu hại lúa (Viện BVTV, 1976). Điều này có thể giải thích là do thời gian điểu tra ngắn (trong một vụ mùa 2016) và khu vực điều tra nhỏ (trên đơn vị một huyện). Vì vậy số lượng sâu hại trên đồng ruộng thấp hơn so với kết quả điểu tra của Viện BVTV.

Sự xuất hiện của các loài gây hại trên đồng ruộng có sự khác nhau về mức độ phổ biến. Cụ thể : 3 loài rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm xuất hiện với mực độ rất phổ biến, tấn suất gặp lớn hơn 50%. Có 1 loài rầy lưng trắng xuất hiện với mức độ phổ biến (từ 26 – 50%). Một số loài khác xuất hiện với mức độ ít phổ biến như cào cào xanh, châu chấu lúa, bọ trĩ, sâu cắn gié, rầy xanh đuôi đen, ruồi đục nõn và sâu đục thân cú mèo. Còn lại các loài rât ít phổ biến bao gồm nhện gié, bọ xít dài và bọ xít đen có tần suất xuất hiện từ 1 – 5 %.

Như vậy thành phần sâu hại chính trên đồng ruộng tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng bao gồm 3 loài chính là sâu đục thân lúa hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Các loài sâu hại khác có xuất hiện trên đồng ruộng, tuy nhiên mức độ phổ biến không cao.

4.2 DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN LÚA DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI VỤ MÙA 2016 TẠI KIẾN HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI VỤ MÙA 2016 TẠI KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG

Quy luật phát sinh, phát triển của các loại sâu hại chính trên lúa luôn luôn liên quan chặt chẽ và mật thiết đến các yếu tốsinh thái như giống, phân bón, điều kiện khí hậu thời tiết, biện pháp canh tác,… Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về vấn đề này trên nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên tại mỗi vùng sinh thái và trên các giống lúa khác nhau thì có cho thấy những đặc điểm về sâu bệnh hại là khác nhau.Vì thế tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ của 3 loài sâu hại chính tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

4.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa

Cùng với các yếu tố sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh,… thì thời điểm xuống giống cũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến mật độ sâu hại và tỷ lệ gây hại của chúng trên đồng ruộng. Vì vậy tôi tiến hành theo dõi sự ảnh hưởng của yếu tố thời vụ đến mật độ của 3 loại sâu hại chính trên đồng ruộng.

4.2.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ

Mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố giống, mật độ cấy, và phân bón. Nó còn chịu ảnh hưởng của yêu tố mùa vụ. Yếu tố mùa vụ tác động thông qua các yếu tố thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ,…

Hình 4.1. Diễn biến mật độ của sâu cuốn lá nhỏ ở 2 thời vụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2016 (giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209)

Hình 4.1 cho thấy, mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở 2 trà vụ sẽ chênh lệch nhau khoảng 7 ngày, từ giai đoạn đòng già đến trỗ. Tuy nhiên mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa trỗ trong trà mùa sớm thấp hơn so với trà mùa trung. Ở giai đoạn lúa trỗ, lá lúa cũng phát triển cứng hơn, vì vậy tỷ lệ hại trên lá cũng thấp hơn so với trà mùa trung.

Trong trà mùa trung, mật độ sâu cuốn lá nhỏ tập trung cao vào giai đoạn đòng đến đòng già, đây là giai đoạn xung yếu của cây lúa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

Trong trà mùa sớm thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ đạt đỉnh ở hai thời điểm là lúc lúa đẻ nhánh rộ và lúa trỗ. Ở thời điểm lúa đẻ nhánh rộ, cây lúa có khả năng tự bù lại cho mình phần lá bị mất, vì vậy ở thời điểm này với mật độ sâu cuốn lá thấp (1 con/m2) không gây ảnh hưởng đến năng suất. Ở thời điểm lúa trỗ, mật độ sâu cuốn lá đạt trên 1,5 con/m2.

Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ cho thấy mật độ sâu cuốn lá ở trà vụ sớm đạt 1 con/m2, cao gấp 2,5 lần so với trà vụ trung. Đến giai đoạn lúa làm đòng thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở trà mua trung cho thấy mật độ cao hơn so với mật độ sâu cuốn lá nhỏ của trà mùa sớm. Ở giai đoạn lúa trỗ,mật độ sâu cuốn lá ở trà mùa sớm vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với trà mùa trung và bằng 0,78 lần so với trà mùa trung. Đến hai giai đoạn cuối lúa chắc xanh và làm đòng, mật độ sâu cuốn lá ở trà mùa trung cao hơn so với trà mùa sớm. Tuy nhiên ở thời điểm này lá lúa đã cứng hơn, vì vậy tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá trên cây lúa không còn đáng kể nữa.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 H ồi x an h Đ ầu đ ẻ nh án h Đ ẻ n há n h rộ C u ối đ ẻ nh án h P hâ n h óa đ òn g Đ òn g Đ òn g gi à T rỗ C h ắc x an h C hí n đỏ đ uô i C hí n h. t o àn T ỷ lệ h ại ( % )

Giai đoạn sinh trưởng

Trà mùa sớm số bao lá Trà mùa trung số bao lá

Hình 4.2. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ ở 2 thời vụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng trong vụ mùa 2016 (giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209)

Qua hình 4.2 cho ta thấy tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ trong 2 vụ đều có xu hưởng tăng nhanh ở giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ sau đó tăng đều ở các giai đoạn từ cuối đẻ nhánh đến chin hoàn toàn. Biểu đồ cũng cho thấy, tỷ lệ bị hại của trà lúa trong vụ mùa sớn luôn thấp hơn so với trà mùa trung.

Số liệu điều tra cho ta thấy, tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên hai trà lúa đều thấp. Và ở giai đoạn đòng tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ ở trà mùa sớm thấp hơn trà mùa trung ở mức sai khác có ý nghĩa α = 0,05. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở hai công thức không có sự sai khác.

Sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ qua yêu tố thời vụ có thể được giải thích bằng nguyên nhân là do tác động cùa yêu tố thời vụ đến các yếu tố nhiệt độ, độ

ẩm, và nguồn thức ăn làm ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây hại của các lứa sâu cuốn lá nhỏ trong năm, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lúa. Cụ thể ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ cho ta thấy tỷ lệ gây hại của giai đoạn trà mùa trung đạt 3,7%, cao gấp 1,2 lần so với trà vụ sớm. Tuy nhiên đây là giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 48)