Thành phần sâu hại lúa tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 53 - 54)

PHẦN 4 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần sâu hại lúa tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa năm 2016

PHÒNG VỤ MÙA NĂM 2016

Qua các đợt điều tra về thành phần sâu hại lúa tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, chúng tơi thu được kết quả trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần sâu, nhện hại trên lúa vụ mùa 2016 tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến

I Bộ cánh thẳng Orthoptera

1 Cào cào xanh nhỏ Atractomorpha chinensis Bolivar Acrididae +

2 Châu chấu lúa Oxya velox Fabr. Acrididae +

II Bộ cánh đều Homoptera

3 Rầy xanh đuôi đen Nephotexttix apicalis Motschulsky Cicadellidae +

4 Rầy nâu Nilaparvata lugens ( Stål) Delphacidae +++

5 Rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horváth) Delphacidae ++

III Bộ cánh nửa Hemiptera

6 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunb. Alydidae -

7 Bọ xít đen Scotinophora lurida Burmeister Pentatomide -

IV Bộ cánh tơ Thysanotera

8 Bọ trĩ Baliothrips biformis (Bagnall) Thripidae +

V Bộ cánh vảy Lepidotera

9 Sâu căn gié Mythimna separata Walker Noctuidae +

10 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis (Guenée) Pyralidae +++

11 Sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas (Walker ) Pyralidae +++

12 Đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker Noctuidae +

VI Bộ 2 cánh Diptera

13 Ruồi đục nõn Hydrellia philippina Ferino Ephydridae +

VII Bộ ve vét Acarina

14 Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley Tarsonemidae -

Ghi chú: ( - ): Rất ít phổ biến (OD <5%); (+): ít phổ biến (OD 5 - 25%); (++): phổ biến (OD > 25 - 50%); (+++): rất phổ biến (OD >50%)

Qua điều tra cho thấy, trong vụ mùa năm 2016 bắt gặp 14 loài sâu, nhện hại lúa thuộc 7 bộ và 10 họ khác nhau.. Trong đó bộ cánh vảy xuất hiện với số lượng nhiều nhất là 4 loài, bộ cánh đều 3 loài, bộ cánh thẳng 2 loài, bộ cánh nửa

2 loài, bộ hai cánh, bộ ve vét, bộ cánh tơ 1 loài. Kết quả thấp hơn so với kết quả điều tra cơ bản sâu hại cây trồng (1967-1968) cho thấy ở miền Bắc có 88 lồi sâu hại lúa (Viện BVTV, 1976). Điều này có thể giải thích là do thời gian điểu tra ngắn (trong một vụ mùa 2016) và khu vực điều tra nhỏ (trên đơn vị một huyện). Vì vậy số lượng sâu hại trên đồng ruộng thấp hơn so với kết quả điểu tra của Viện BVTV.

Sự xuất hiện của các loài gây hại trên đồng ruộng có sự khác nhau về mức độ phổ biến. Cụ thể : 3 loài rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm xuất hiện với mực độ rất phổ biến, tấn suất gặp lớn hơn 50%. Có 1 lồi rầy lưng trắng xuất hiện với mức độ phổ biến (từ 26 – 50%). Một số loài khác xuất hiện với mức độ ít phổ biến như cào cào xanh, châu chấu lúa, bọ trĩ, sâu cắn gié, rầy xanh đuôi đen, ruồi đục nõn và sâu đục thân cú mèo. Cịn lại các lồi rât ít phổ biến bao gồm nhện gié, bọ xít dài và bọ xít đen có tần suất xuất hiện từ 1 – 5 %.

Như vậy thành phần sâu hại chính trên đồng ruộng tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng bao gồm 3 lồi chính là sâu đục thân lúa hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Các lồi sâu hại khác có xuất hiện trên đồng ruộng, tuy nhiên mức độ phổ biến không cao.

4.2 DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN LÚA DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI VỤ MÙA 2016 TẠI KIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 53 - 54)