Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 33 - 38)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Những nghiên cứu trong nước

2.3.4. Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ

Sâu cuốn lá nhỏ trước đây chỉ được coi là gây hại thứ yếu trên cây lúa, về sau này, cùng với việc gieo trồng những giống lúa cải tiến, sử dụng nhiều phân đạm và thuốc hóa học, sâu cuốn lá nhỏ đã trở thành một trong những sâu hại lúa quan trọng ở Việt Nam. Sâu phá hại trên hầu hết các vùng trồng lúa trong cả nước. Sâu phá hại làm lá lúa bị bạc trắng, làm giảm diện tích quang hợp của cây lúa, ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa. Năm 1984, sâu cuốn lá phát sinh và phá hại trên diện tích hàng ngàn ha lúa ở đồng bằng và trung du Bắc bộ. Sâu gây hại nặng trong giai đoạn lúa làm địng gây tác hại làm bơng lúa ngắn, tỷ lệ lép cao, sụt giảm năng suất. Năm 2006 tổng diện tích lúa trên cả nước bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại khoảng 642.917 ha, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 44.035 ha. Đến

năm 2010, sâu cuốn lá nhỏ bùng phát và gây hại trên diện rộng. Diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ trong cả nước là 1.189.434 ha, tăng 75% so với năm 2009, trong đó diện tích bịnhiễm nặng là 545.831 ha, tăng gần gấp 2,21 lần so với năm 2009. Ở Miền Bắc mức độ gây hại cao hơn miền Nam với diện tích bịnhiễm là 1.041.873 ha, trong đó 543.802 ha bịnhiễm nặng. Mật độ sâu tập trung cao ở giai đoạn cuối đẻ nhánh- làm đòng trong vụ hè thu và vụ mùa. Tuy được tập trung phịng trừ tích cực, song diện tích mất trắng vẫn lên đến 207 ha. (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2012).

*Đặc điểm sinh vật học

Trưởng thành sâu CLN ngừng vũ hoá ở nhiệt độ dưới 12oC, hiện tượng vũ

hoá sẽ tiếp tục khi nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 16oC. Trưởng thành sâu CLN vũ hoá cả ban ngày và ban đêm nhưng tỷ lệ ngài sâu CLN vũ hoá vào ban ngày chiếm 3/4 tổng số. Giờ vũ hoá rộ nhất vào 8h30 đến 9h30 sáng và buổi chiều là 3h30 đến 4h40. Ban ngày trưởng thành sâu CLN ẩn nấp trong các khóm lúa, bờ cỏ, ban đêm mới bay ra hoạt động, thời gian hoạt động là lúc chiều tối sau khi tắt ánh nắng mặt trời. Bướm đực hoạt động bay tích cực hơn bướm cái, tìm bướm để giao phối. Bướm đực có thể tiến hành giao phối sau vũ hố 1 - 2 giờ. Thời gian giao phối có thể tiến hành từ 2 - 4 h. Trong suốt thời gian sống bướm cái chỉ giao phối một lần. Ngài sâu CLN có xu tính dương với ánh sáng. Thời gian sống của trưởng thành từ 4 - 10 ngày (Nguyễn Văn Hành, 1988). Nghiên cứu của Cục BVTV cho thấy thời gian sống của trưởng thành từ 2 - 6 ngày (Cục BVTV, 1985). Theo Chu Cẩm Phong (1985), thời gian này là 3 - 5 ngày. Sau ngừng ăn 2 - 3 hôm bướm mới chết. Bướm sâu CLN thường tập trung trên các chân ruộng có mật độ gieo cấy dầy, khóm lúa mập mạp và mầu sắc xanh non. Do vậy, tạo nên sự phân bố mật độ không đều của sâu CLN trên đồng ruộng. Những nơi bón nhiều đạm, cấy dày, cấy những giống lúa chịu phân, đẻ khoẻ, bản lá to, mầu sắc xanh đậm thường có mật độ sâu CLN cao. Sau vũ hoá 1 - 2 ngày ngài bắt đầu đẻ trứng.

Trứng đẻ rải rác từng quả trên mặt dưới của lá, thông thường 1 lá có 1 trứng, song có khi có tới 2 quả trứng/lá. Tác giả Hà Quang Hùng (1985) cho biết tỷ lệ trứng đẻ mặt trên lá là 19,2%, mặt dưới là 80,8%. Mỗi bướm cái đẻ trung

bình 50 quả (Cục BVTV, 1985). Ở nhiệt độ 27 - 29oC và ẩm độ 85 - 90% lượng

trứng đẻ của bướm cái là trên dưới 100 quả (Nguyễn Văn Hành, 1988). Nếu cho bướm ăn thêm nước đường hoặc mật ong pha lỗng 5 - 10% thì lượng trứng đẻ

tăng rõ rệt. Bướm cái ít khi đẻ hết số trứng có trong bụng mà vẫn cịn một lượng nhỏ trứng cịn lại, có khi lượng này chiếm tới 1/5 - 1/4 tổng số trứng của bướm (Trần Huy Thọ, 1983). Khả năng đẻ trứng của bướm cái phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Ở vụ xuân thời gian đẻ trứng từ 5 - 8 ngày, vụ mùa là 3 - 5 ngày. Lượng trứng đẻ giảm dần theo số lứa trong năm. Khi cho bướm ăn bằng

nước đường pha lỗng ở nhiệt độ 22oC, ẩm độ 90% trung bình mỗi bướm cái đẻ

374 quả và ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 78% bướm chỉ đẻ có 80 trứng. Có tới 83%

lượng trứng được đẻ vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể cả ngày bướm vũ hoá và lượng trứng đẻ nhiều nhất ngày thứ 4 và ngày thứ 5 chiếm 48,15% tổng số và là đỉnh cao của bướm (Nguyễn Văn Hành, 1988). Việc đẻ trứng của bướm CLN cũng mang tính chọn lọc rõ nét. Những ruộng xanh tốt, rậm rạp thường hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng. Giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa cũng quyết định đến khả năng đẻ trứng nhiều hay ít của trưởng thành. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989) thì có khoảng 50,7% lượng sâu non trên các trà lúa thời kỳ đẻ rộ, 35,2% trên các trà lúa từ làm đòng đến trỗ và 14% ở các giai đoạn sinh trưởng khác của cây lúa.

Nhiệt độ và ẩm độ khơng khí có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở của trứng. Trong điêu kiện thí nghiệm với nhiệt độ 26,27oC, ẩm độ gần 80% thì thời gian trứng nở là 4 ngày (Nguyễn Văn Hành, 1988). Theo cục BVTV (1985) thì thời gian trứng nở là 3 - 4 ngày và sâu non CLN có 5 tuổi. Song, theo Nguyễn Văn Hành (1988) thì vụ chiêm xuân phần lớn sâu non có 6 tuổi (chiếm 92%). Các lứa sau tháng 4 trở đi số sâu 6 tuổi chỉ chiếm 26 - 33%. Màu sắc, kích thước sâu non thay đổi theo độ tuổi. Lúc mới nở, sâu có mầu vàng nhạt sau trở thành xanh nhạt và tuổi cuối mầu xanh vàng, chiều dài cơ thể thay đổi từ 1,5 - 19 mm. Thời gian phát dục của sâu non thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, ôn ẩm độ môi trường của từng vùng sinh thái, từng năm. Nhìn chung, thời gian phát dục của sâu non là 13, 14 ngày đến 19, 20 ngày (Nguyễn Văn Hành, 1988; Chu Cẩm Phong, Vũ Quang Côn, 1985).

Sâu CLN gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trỗ song ảnh hưởng nặng nhất nếu cây lúa bị hại giai đoạn đòng - trỗ (Hồ Khắc Tín, 1982). Theo nghiên cứu của Đỗ Xuân Bành và cs. (1990), cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15- 0,18%; giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng là 0,7 - 0,8% và giai đoạn đòng già - trỗ là 1,15 - 1,2%, nhưng giai đoạn này ít xảy ra vì lúc này lá địng đã cứng sâu không cuốn tổ được. Nguyễn Văn Hành (1988) cho biết nếu

bơng lúa có một lá bị hại năng suất giảm 3,7%, 2 lá bị hại năng suất giảm 6%, 3 lá bị hại năng suất giảm 15%, 4 lá bị hại năng suất giảm 33%. Trường hợp chỉ có lá địng bị hại, các lá khác cịn ngun thì năng suất giảm 20-30% sản lượng.

Sâu non đẫy sức có thể nhả tơ cắn đứt 2 mép lá khâu lá thành bao kín để hố nhộng trong đó, hoặc bị xuống dưới khóm lúa hố nhộng trong bẹ lá. Thời gian để hoàn thành giai đoạn nhộng phụ thuộc chặt chẽ vào ẩm độ mơi trường, thời gian này có thể kéo dài 4 - 11 ngày, trung bình 6 ngày, nhiệt độ 22 - 24oC, ẩm độ 70 - 80%, thời gian nhộng là 7 ngày (Hồ Khắc Tín, 1982). Theo Cục BVTV (1985), thời gian nhộng từ 6 - 8 ngày.

Sự tăng giảm số lượng quần thể của CLN đều có liên quan đến thay đổi thời tiết khí hậu nơi chúng sinh sống. Nguyễn Văn Hành (1988), nhận định sâu CLN có phạm vi nhiệt độ hoạt động là 10 - 32oC. Trên dưới ngưỡng này, mọi hoạt động của sâu đều bị ức chế nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Khoảng cực thuận cho sự phát triển của sâu là từ 27 - 29oC. Yếu tố ẩm độ và lượng mưa cũng là những yếu tố quyết định đến khả năng gia tăng mật độ sâu CLN. Theo tác giả, ẩm độ 85 - 88% là cực thuận cho sâu sinh trưởng và phát triển. Thường lượng mưa đủ lớn và rải đều trong các tháng đáp ứng được điều kiện trên. Tuy nhiên nếu mưa quá to trên 100 mm sẽ gây tử vong với sâu CLN và hạn chế sự phát tán của trưởng thành. Tỷ lệ trứng nở phụ thuộc chặt chẽ vào ôn, ẩm độ môi trường. Ở điệu kiện nhiệt độ 23,4 - 24,8oC, ẩm độ 90-92%, tỷ lệ ngày mưa là 28,6 - 63,4% thì tỷ lệ trứng nở biến động từ 71 - 90% (Nguyễn Thị Thắng, 1993).

Ngồi ơn, ẩm độ thì mật độ gieo cấy cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến quy luật phát sinh gây hại của sâu CLN. Sâu CLN thích sống trên các chân ruộng có mật độ gieo cấy dầy. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành (1988), ruộng có mật độ cấy từ 15 x 10cm có mật độ sâu non trung bình gấp 3 lần ruộng gieo cấy với mật độ 20 x 20cm.

Nền phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành. Khả năng đẻ trứng của một trưởng thành cái trên ruộng lúa có nền thâm canh cao gấp 2,7 lần, tỷ lệ trứng nở gấp 1,7 lần so với nền thâm canh trung bình vào giai đoạn lúa đẻ nhánh. Cịn giai đoạn lúa làm địng thì khả năng đẻ trứng cao gấp 1,74 lần và tỷ lệ trứng nở gấp 1,85 lần. Ngoài ra Lân và Kali làm tăng tình chống chịu của lúa đối với sâu CLN (Nguyễn Thị Thắng, 1993). Ruộng bón nhiều đạm, bón lai rai thường bị sâu CLN gây hại nặng (Nguyễn Trường Thành

và cs., 1986). Đó là do ruộng có nền phân bón cao hơn, cây lúa xanh tốt, lá mềm, hấp dẫntrưởng thành đến đẻ trứng và do vậy mật độ sâu non ở ruộng này thường cao hơn ruộng khác.

Trong các giống lúa được gieo trồng phổ biến hiện nay ở nước ta chưa có giống nào chống chịu với sâu CLN (Nguyễn Văn Hành, 1988; Nguyễn Thị Thắng, 1993). Tuy nhiên, mức độ gây hại nặng hay nhẹ tuỳ thuộc đặc điểm sinh học của các giống lúa. Thường những giống có bản lá to, chịu phân, giầu dinh dưỡng bị hại nặng hơn các giống khác. Nhìn chung, giống lúa nếp và lúa lai thường bị hại nặng hơn những giống lúa khác (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

* Yếu tố sinh thái ảnh hưởng hưởng đến sâu cuốn lá nhỏ

Yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa) ảnh hưởng rõ đến thời gian hoàn thành các pha phát triển và vòng đời sâu cuốn lá nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hùng (1986), ở nhiệt độ 20 - 240C, thời gian phát triển của pha trứng, pha sâu non, pha nhộng tương ứng là 4 - 5, 23 - 35 và 7 - 9 ngày. Thời gian phát triển trước đẻ trứng của pha trưởng thành là 3 - 8 ngày. Thời gian vòng đời kéo dài khoảng 37 - 44 ngày. Khi nhiệt độ tăng lên ở mức 26 – 29oC, thời gian vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ rút ngắn lại còn khoảng 27,9 ngày.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trưởng thành cái sâu cuốn lá nhỏ. Ở điều kiện nhiệt độ 24,3 - 24,8oC và ẩm độ 90 - 92%, trứng sâu cuốn lá nhỏ nở đạt tỷlệ khoảng 71 - 90%. Tỷ lệ nở của trứng phụ thuộc vào độ ẩm khơng khí: khi độ ẩm khơng khí thấp dưới 30% thì trứng khơng nở, tỷ lệ trứng nở được đạt 68% khi ẩm độ khơng khí tăng lên khoảng 60% và khi ẩm độ khơng khí ở mức 90% thì trứng nở được đạt khoảng 85%. Nền thâm canh khác nhau cũng ảnh hưởng tới sự phát sinh và gây hại của sâu cuốn lá nhỏ. Kết quả nghiên cứu ở Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Trên cùng một giống lúa, chân đất, nhưng ở mức độ bón khác nhau thì thì sâu cuốn lá nhỏ có mật độ khác nhau. Cụ thể là cơng thức bón đạm 120 kg/ ha có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao nhất đạt 29,20 con/ m2, tỷ lệ lá bị hại là 3,8% trong khi đó cơng thức bón 80 kg/ ha thì mật độ sâu cao nhất là 19,7% và tỷ lệ bị hại là 2,2% điều này chứng tỏ ruộng có càng nhiều phân đạm thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ càng cao và ngược lại. Như vậy cho thấy mật độ sâu cuốn là nhỏ có mối liên quan chặt chẽ với lượng đạm bón cho ruộng lúa. Điều này được giải thích rằng: ruộng bón nhiều đạm sẽ làm cây lúa phát triển không cân đối làm cho cây lúa phát triển về

thân lá, số nhánh đẻ làm cho lá lúa xanh mềm, bản lá to, dài thu hút nhiều trưởng thành đến đẻ trứng, tỷ lệ sâu non sống cao do đó mật độ sâu cuốn lá nhỏ càng cao (Trần Thị Thu, 2006).

Theo Lê Thị Hồng Nhung, (2010) đã chỉ ra rằng mật độ cấy và số dảnh cấy ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ sâu hại. Quá trình điều tra cho thấy mật độ cấy càng thưa thì mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ càng nhẹ, đặc biệt trong thí nghiệm cấy 1 dảnh/khóm, ở mật độ cấy 16 và 25 khóm mật độ sâu cuốn lá nhỏ rất thấp trong suốt vụ; giai đoạn lúa làm đòng ở 2 mật độ cấy 36 và 50 khóm mật độ sâu cao nhất (13-20 con/m2) tỷ lệ hại là 1,7%.

* Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Tác giả Nguyễn Cơng Thuật (1996) cho rằng để phịng trừ sâu CLN cần thực hiện các biện pháp canh tác, sinh học và biện pháp hoá học.

- Biện pháp canh tác: cấy với mật độ vừa phải, bón phân hợp lý cân đối, khơng bón đạm q mức khi lúa trỗ là biện pháp hạn chế đáng kể thiệt hại của CLN (Nguyễn Công Thuật, 1996). Việc diệt ký chủ quanh bờ ruộng là nơi trú ẩn và tích luỹ của sâu CLN nhằm cắt đứt nguồn chu chuyển, tích luỹ của chúng (Hồ Khắc Tín, 1982).

- Biện pháp cơ giới vật lý: tác giả Hồ Khắc Tín (1982) cho rằng việc dùng lược chải sâu kết hợp với phun thuốc hoá học hoặc bẫy đèn là biện pháp hợp lý để diệt trừ sâu CLN.

- Biện pháp sinh học: Tác giả Nguyễn Công Thuật (1996) và Hồ Khắc Tín (1982) đều nhận định việc bảo vệ các loài thiên địch là rất cần thiết để khống chế sâu CLN trên đồng ruộng.

- Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc khi mật độ sâu đến ngưỡng, có thể sử dụng Regent 0,3G rắc vào vùng rễ lúa đẻ nhánh của sâu CLN vừa hạn chế sâu CLN và sâu đục thân (Nguyễn Cơng Thuật, 1996). Hiện có rất nhiều loại thuốc có hiệu lực cao trong phòng trừ sâu CLN như Sherpatin 36EC, Padan 95 SP, Karate 2,5EC. Sử dụng Padan 95SPcho hiệu lực phòng trừ sâu CLN trên 90% (Đỗ Văn Hịe, 1984). Ngồi ra, hiện mới xuất hiện loại thuốc Virtako 40WG, vừa có hiệu lực cao trừ sâu CLN, vừa thân thiện với môi trường (Đào Xuân Cường, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 33 - 38)