Những nghiên cứu về rầy nâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 42 - 48)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Những nghiên cứu trong nước

2.3.5. Những nghiên cứu về rầy nâu

Rầy nâu (Nilaparvata lugens), một vấn đề nhỏ trong suốt những năm 1960, đã trở nên ngày càng phổ biến trong những năm 1970 tại một số vùng trồng lúa.

Dịch rầy nâu được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam vào những năm 1931-1932 tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của Cục BVTV, trong những năm 90 rầy nâu phát sinh thành dịch trên diện tích rộng ở các tỉnh miền Bắc, diện tích lúa bị phá hại mỗi năm trung bình khoảng hơn 400

ha. Ở các tỉnh phía Nam, trong năm 1998, diện tích lúa bị hại do rầy nâu lên đến 150.000 ha trong đó 14.000 ha bị hại nặng. Gần đây nhất, năm 2006 rầy nâu lại phát sinh thành dịch trên 22 tỉnh thành phía Nam với tổng diện tích bị nhiễm rầy khoảng 605.593 ha (gồm rầy nâu và rầy lưng trắng). Theo thống kê của Cục BVTV, tình hình thiệt hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra năm sau cao hơn năm trước. Rầy nâu không chỉ gây hại trực tiếp đối với cây lúa nó cịn là môi giới truyền nhiều bệnh virus nguy hiểm như bệnh lúa cỏ, bệnh vàng lùn, bệnh vàng lùn xoắn lá (Viện BVTV, 2012).

*Đặc điểm sinh học của rầy nâu

Có rất nhiều các tác giả và tài liệu công bố về đặc điểm sinh học của rầy nâu. Tuy nhiên người có nhiều cơng trình liên quan hơn cả phải kế đến là cố PGS.TS. Nguyễn Công Thuật (1978) khi theo dõi đặc điểm sinh học của rầy nâu Ơng cho biết: tại nhiệt độ ni từ 25-27oC (Long An) thời gian phát dục của rầy nâu như sau: trứng từ 6-8 ngày, rầy non từ 12-15 ngày, rầy trưởng thành sống trung bình là 19,2 ngày (cái) và 8 ngày (đực). Rầy non có 5 tuổi, thời gian các tuổi kéo dài từ 2-6 ngày. Vòng đời của rầy từ trưởng thành lứa trước đến trưởng thành lứa sau khoảng 26-31 ngày. Tại Hà Nội thời gian phát triển các pha của rầy nâu nuôi trong điều kiện nhiệt độ từ 24,5-29,3oC thời gian trứng là 6,6-7,4 ngày, rầy non 13,4-15,7 ngày, rầy trưởng thành sống 12,2-14,7 ngày.Vòng đời từ 26- 31 ngày. Tháng 11, khi nhiệt độ thấp 22,3oC,vòng đời rầy từ 35-40 ngày. Trong tháng 2- 3, với nhiệt độthấp (17-20,2oC) vòng đời kéo dài tới 50-55 ngày.

Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995), thời gian phát dục của rầy nâu trong vụ mùa nhiệt độ từ 25-29oC thì thời gian trứng khoảng 6,5 ngày, rầy non khoảng 13,5-16 ngày, trưởng thành 6-9 ngày, trước đẻ trứng 2,5-3 ngày, vòng đời 26-30 ngày. Số trứng trên mỗi ổ ít nhiều phụ thuộc vào giống lúa làm thức ăn cho rầy, trên giống nhiễm rầy số trứng/ổ cao gấp 2 lần so với giống kháng rầy. Bên cạnh đó, khả năng đẻ trứng cịn phụ thuộc vào mùa vụ, trong một năm thì vụ xuân rầy đẻ trứng nhiều hơn vụ mùa, vụ xuân đẻ 255 trứng nhưng vụ mùa chỉ đẻ164 trứng thấp hơn 1,37 lần so với vụ xuân. Tại Tiền Giang, năm 1977-1978 cho thấy ổ trứng rầy nâu có ít nhất là 1 trứng và nhiều nhất là 43 trứng, thường là 2-5 trứng/ổ (Phạm Văn Lầm, 1992). Trong điều kiện Việt Nam, các kết quả theo dõi về khả năng đẻ trứng của rầy nâu khơng giống nhau. Tại phịng thí nghiệm Viện KHKT nông nghiệp miền Nam, một trưởng thành của rầy nâu đẻ trung bình 150-

400 trứng. Ni thí nghiệm ở Long An, mỗi trưởng thành cái đẻ 50 – 200 trứng, nhiều nhất đẻ tới 612 trứng. Trong điều kiện vùng Hà Nội, một trưởng thành cái có khả năng đẻ 110-324 trứng, nhiều nhất tới 670 trứng (Viện BVTV, 1980). Trong điều kiện ở nước ta trưởng thành cái của rầy nâu có thời gian đẻ trứng kéo dài tử 1-27 ngày, thường phổ biến là 6-7 ngày (Viện BVTV, 1980). Tỷ lệ rầy cánh ngắn và cánh dài phụ thuộc vào nguồn thức ăn và mật độ trong ruộng lúa. Ở giai đoạn lúa đẻnhánh và chín chủ yếu rầy cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa (Nguyễn Đức Khiêm, 1995). Thời gian sống của trưởng thành cũng phụthuộc vào nhiệt độ. Ở điều kiện nhiệt độcao thời gian sống của trưởng thành ngắn hơn và ngược lại ở điều kiện nhiệt độ thấp thì thời gian sống của trưởng thành cũng dài hơn (Trần Huy Thọ và cs., 1989).

*Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của rầy nâu

Ở Việt Nam, rầy nâu tồn tại quanh năm nhưng sự phát sinh gây hại phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết, tập quán canh tác của từng vùng miền. ở các tỉnh phía Bắc thời tiết có 4 mùa rõ rệt thì rầy nâu thường phát sinh từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm và thường có từ 7 – 8 lứa trong đó gây hại nặng ở lứa 2, lứa 3 và lứa 6, lứa 7 trong vụ Mùa (Trần Huy Thọ và cs., 1986).

Các lứa rầy ở đồng bằng sông Cửu Long từ 10 – 13 đợt, tùy thuộc vào chân đất có từ 2 hay 3 vụ lúa trong 1 năm. Cao điểm là vào tháng 7 – 8 (vụ Hè) và tháng 10 – 11 ( vụ Mùa), tháng 2 -3 (vụ Đông Xuân). Vùng trung du Bắc Bộ mỗi năm có 8 – 9 đợt rầy, thời kì cao điểm rơi vào tháng 4, tháng 5 (vụ Chiêm Xuân) và tháng 9, 10 (vụ mùa), rầy nâu lứa 1 sang lứa 2 hệ số tích lũy là 11 lần và từ 1 – 3 là 136 lần (Nguyễn Cơng Thuật, 1986).

*Biện pháp phịng trừ rầy nâu

Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp sửdụng giống chống chịu: đây một nội dung cơ bản trong phòng trừ tổng hợp. Sử dụng giống lúa kháng rầy là biện pháp rẻ tiền, hiệu quảdễthực hiện trên diện rộng để hạn chế tác hại của rầy nâu. Các giống lúa kháng rầy nâu như Mudgo (gen Bph1), ADS7, IR36 (gen bph2), CR 203, C 70, C180… làm cho rầy sinh trưởng kém, thời gian phát dục kéo dài, tỷ lệ tử vong cao. Từ đó dẫn đến sự phát triển quần thể của rầy nâu kém hơn rất nhiều lần so với khi chúng phát triển trên các giống nhiễm như giống lúa TN1, IR8, IR22. Giống lúa CR203, C70, C71,.CR 84-1 kháng rầy nâu đã được triển

khai rộng trên cả nước. Chính vì vậy các trận dịch rầy nâu đã được dập tắt, sản lượng lúa tăng, chi phí cho bảo vệ thực vật giảm đáng kể (Viện BVTV, 2006).

Các giống lúa khác nhau có khả năng phản ứng với rầy nâu cũng khác nhau. Ở miền Bắc đã xác định được 332 giống và dịng lai có tính kháng rầy nâu trong số 905 giống và dòng lai được đánh giá (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005; Nguyễn Đức Khiêm, 1995) . Khu vực phía Nam đã xác định được 78 giống và dịng lai có tính kháng với rầy nâu trong 1134 giống và dòng lai được đánh giá (Nguyễn Đức Khiêm, 1995). Nhiều giống lúa phản ứng kháng với rầy nâu ở miền Bắc nhưng lại nhiễm với rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu long, tuy nhiên chưa thấy giống nào ở đồng bằng sông Cửu long lại nhiễm rầy nâu ở khu vực phía Bắc (Nguyễn Đức Khiêm, 1995).

- Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp canh tác

+ Mật độ và thời vụ cấy lúa: cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể rầy nâu. Những ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm rầy nâu phát sinh với mật độ quần thể cao và ngược lại (Nguyễn Đức Khiêm, 1995). Theo Trần Huy Thọ và Nguyễn Công Thuật (1989), cho thấy ở những vùng thâm canh cao hệ số tích luỹ rầy cao, mức độ gây hại cao hơn nhiều so với những vùng thâm canh thấp. Chế độ canh tác và kỹ thuật gieo trồng ảnh hưởng đến rầy nâu: Nguyễn Công Thuật và Nguyễn Văn Hành (1980) cho rằng trong 1 năm thời gian có cây chủ ổn định càng dài thì càng có điều kiện cho quần thể rầy nâu đạt đến mật độ cao. Cấy dày và tăng mật độ cũng làm tăng tác hại của rầy nâu.

Phịng chống rầy nâu bằng biện pháp sinh học: Có thể nói cho đến nay biện pháp sinh học được nhắc đến như một biện pháp không thể thiếu trong biện pháp bảo vệ cây trồng, tuy nhiên trên cây lúa, biện pháp này vẫn chủ yếu là bảo vệ các thiên địch trong tự nhiên thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng trừ và canh tác làm giảm việc ảnh hưởng đến suy giảm quần thể của thiên địch trong tự nhiên (Viện BVTV, 2006).

Các kết quả nghiên cứu về thành phần và diễn biến số lượng quần thể thiên địch của rầy nâu cho tới nay cũng khá nhiều như: Phạm Văn Lầm (1992) tác giả đã phát hiện được 56 lồi cơn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng là thiên địch của rầy nâu ở các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình và Tiền Giang. Như vậy thành phần thiên địch của rầy nâu trên ruộng lúa của nước ta không nghèo nàn như một vài ý kiến đánh giá. Các thiên địch thuộc mọt số bộ của lớp Côn trùng, lớp nhện, lớp

nấm bất toàn và tuyến trùng. Các loài thiên địch thu được nhiều nhất thuộc bộ nhện lớn (17 loài chiếm 30,3%) bộ cánh cứng (15 loài chiếm 26,8%) bộ cánh màng (13 lồi chiếm 23,2%). Có 18 lồi thiên địch của rầy nâu bắt gặp thường xuyên với số lượng tương đối cao, 6 loài ký sinh trứng rầy nâu, 8 loài ký sinh rầy non và trưởng thành, 2 loài ký sinh bậc 2, 5 loài thuộc 3 giống họ ong kiến ngoại ký sinh rầy non và rầy trưởng thành Phạm Văn Lầm (1992). Trong số các loài ăn thịt thường gặp nhất là nhện bắt mồi trong đó lồi có sốlượng lớn hơn cả là loài Lycoza pseudoannulata, phổ biến ở hầu hết các nơi trên ruộng lúa, chúng có mặt từ đầu vụ đến cuối vụ lúa, chúng thích sống ở nơi ẩm ướt. Nhện này có khả năng ăn mồi lớn: 6-7 rầy non và 3-4 rầy trưởng thành/ngày 4-5 rầy trưởng thành hoặc 7-8 rầy non/ngày (Nguyễn Công Thuật, 1989).

Các loài ăn thịt như bọ rùa đỏ, bọ ba khoang, bọ cánh ngắn, bọ xít mù xanh, bọ xít nước... chúng xuất hiện, phát sinh, phát triển theo sự xuất hiện và gia tăng của rầy nâu trên ruộng lúa. Chúng có thể ăn trứng, ăn rầy non và thường đạt đỉnh cao vào đỉnh cao của rầy nâu hoặc trứng (Nguyễn Công Thuật, 1989). Các loài ăn thịt chủ yếu thuộc Miridae và Coccinellidae (Nguyễn Văn Huỳnh, 1980).

Ký sinh trứng phổ biến thuộc 2 họ Mymaridae và Trichogrammatidae. Vai trò của chúng đã được tác giả Hà Quang Hùng (1984), nghiên cứu kỹ. Vai trò ký sinh của ong Oligosita và Gonatocerus trên trứng rầy nâu được Phạm Văn Lầm và cộng sự, nghiên cứu trong nhiều năm cho biết: ong Anagrus sp. Ký sinh trứng rầy nâu từ tháng 4-11 (vùng Hà Nội), tháng 7-12 (Long An). Tỷ lệ trứng bị ong này ký sinh từ 15-25%, có trường hợp 95% ở cuối vụ hè thu tháng 8 năm 1980.

Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp hoá học: Biện pháp hoá học vẫn cần thiết trong một tương lai dài. Theo quan niệm của một số nhà khoa học, không nhằm mục tiêu loại bỏ mà là sử dụng hợp lý và có chọn lọc hố chất bảo vệ thực vật. Tại Việt Nam hầu hết các cơng trình nghiên cứu về phịng trừ sâu bệnh hại lúa đều quan tâm đên biện pháp sử dụng thuốc học học hợp lý cụ thể rầy nâu thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC, Applaud 15 WP, Regent 800 WG, Admire 50EC phun khi rầy tuổi 1 - 2 rộ.

Xử lý hạt giống: Cruiser Plus 312.5FS (50ml/100 kg hạt giống) và Gaucho 600 FS (40ml/100 kg hạt giống) không ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm và tốc độ nảy mầm của hạt, không ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau khi gieo cấy. Thuốc Cruiser có hiệu quả trừ rầy trưởng thành xâm nhập

vào ruộng từ 72-82% sau mọc 3-5 ngày tuổi, từ 40-60% cây lúa 7-10 ngày tuổi (Ngô Vĩnh Viễn 2007). Cũng theo tác giả Ngơ Vĩnh Viễn (2007) thì thuốc nhóm Neonicotinoid có hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20 WP), Clothianidin (Dantosu 16 WSG), Thiamethoxan (Actara 25WG) có hiệu quả trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ lúa non trong 5 ngày sau phun. Những loại thuốc này có thể khuyến cáo sử dụng trừ rầy nâu véc tơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá cho lúa từ khi mọc cho đến 30 ngày tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ mùa 2016 tại kiến thụy, hải phòng (Trang 42 - 48)