NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.2.1. Khái niệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, để tiếp cận khái niệm quản lý thuế, trước hết cần tiếp cận khái niệm quản lý.

Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý. Theo từ điển tiếng việt: Quản lý là tổ chức và điểu khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.

Theo các tác giả Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia thì “Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn”.

Từ điển Wikipedia định nghĩa “quản lý là hoạt động tập hợp và điều khiển mọi người nhằm đạt được những mục tiêu hoặc mục đích xác định”.

Mary Parker Follett (1868-1933) cho rằng “quản lý là Nghệ thuật đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua con người”.

Hery Fayol cho rằng quản lý có 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể sử dụng cho quản lý bao gồm: nhân lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên.

Nhìn chung, các khái niệm quản lý đều thống nhất rằng, quản lý là nói đến hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua các

hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó.

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính Nhà nước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu của Chính phủ.

Theo đó, các tiếp cận quản lý thuế nên trên cho thấy quản lý thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:

- Chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải quan) thay mặc cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế.

- Đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN tức là người nộp thuế.

- Mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thi hành pháp luật thuế

- Quản lý thuế là một hệ thống giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu.

- Quán trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuân thủ các quy luật khách quan.

Tóm lại quản lý thuế là hoạt động tổ chức điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quản lý thuế TNDN là hoạt động tổ chức điều hành và giám sát của CQT nhằm đảm bảo NNT là các DN chấp hành nghĩa vụ nộp thuế TNDN vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Quản lý thuế TNDN là những công việc vốn có, tất yếu phải thực hiện và trình tự thực hiện các công việc đó để quản lý và thu thuế TNDN vào ngân sách. Các công việc này không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người quản lý thuế ở bất kỳ chế độ quản lý thuế nào.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)