Mục tiêu quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.2. Mục tiêu quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thuế chính là việc thực hiện quá trình hành pháp về thuế. Do đó, sự cần thiết của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cũng xuất phát từ chính vai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng của thuế TNDN tới sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, quản lý thuế TNDN phải hướng đến thực hiện các mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo kế hoạch thu NSNN một cách đầy đủ và kịp thời. Ở bất kỳ quốc gia nào, chi tiêu của khu vực công cũng rất lớn, cần thiết và cấp bách. Nếu không thu đúng, thu đủ và kịp thời có thể gây tắc nghẽn quá trình chi tiêu công và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực thi chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Có thể xem đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu của quản lý thuế. Nếu mục tiêu này không hoàn thành thì việc đạt được những mục tiêu khác không mang ý nghĩa trọn vẹn.

Thứ hai, nâng cao mặt bằng nhận thức của các tổ chức kinh tế và cả một bộ phận nhân viên thuế về vai trò của thuế đối với đời sống KT-XH của đất nước. Nhận thức của công chúng chưa đúng và phiến diện về thuế là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thất thu thuế và gian lận thuế. Chính vì vậy dẫn đến làm cho hình ảnh thuế cùng với bộ máy thuế bị méo mó ít nhiều. Đây là nguyên nhân dễ thấy nhưng cần rất nhiều thời gian để cải thiện. Quản lý thuế không thể xa rời mục tiêu này. Thông qua tiếp xúc, tuyên truyền, tư vấn,

giải thích, giáo dục cho các đối tượng nộp thuế, cán bộ nhân viên thuế giúp NNT hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của các tổ chức và công dân cùng với quyền lợi sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Thứ ba, đảm bảo thực thi pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Thực ra tôn trọng pháp luật thuế từ cả hai phía – CQT và đối tượng nộp thuế là đề cao quyền và nghĩa vụ của các tổ chức công dân. Tôn trọng pháp luật thuế tạo điều kiện vật chất ban đầu cho quá trình thực thi dân chủ và phát huy sức mạnh cộng đồng, bước quan trọng để dân cư làm chủ bản thân và làm chủ xã hội.

Thứ tư, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía NNT cũng như từ phía CQT, đó là một thực tế khách quan. Trên thực tế, khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, đó là các khoản chi phí trực tiếp quản lý của CQT và những chi phí gián tiếp do NNT gánh chịu. Điều đó cũng thể hiện ở chỗ, tổng số thuế thu được nhiều nhất với chi phí tổ chức thu thuế là thấp nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)