6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Tăng cƣờng công tác cải cách thủ tục hành chính thuế
Rà soát các quy trình, thủ tục về thuế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế.
Quy trình nghiệp vụ quản lý của CCT cần phải được công khai để NNT biết và tham gia giám sát CBCC thuế thực thi pháp luật thuế. Thủ tục hành chính thuế phải được đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, đảm bảo dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra cả cho NNT và CQT.
Công bố các thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình) và tại các trụ sở Chi cục thuế để người nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc làm của CQT.
Tăng cường đối thoại giữa CQT với DN về thủ tục hành chính thuế với mục đích: Hướng dẫn NNT thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; xác định những điểm bất hợp lý trong thủ tục hành chính thuế để có các biện pháp sửa đổi thích hợp; phát hiện các trường hợp cán bộ thuế có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu với NNT để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Phát triển và mở rộng hoạt động của mạng lưới website các Chi cục thuế: Phối hợp với Trung tâm tin học - thống kê và các ban ngành có liên quan hoàn thiện nội dung website của Chi cục thuế. Cung cấp các dịch vụ điện tử như dịch vụ kê khai thuế qua mạng, hỏi đáp qua mạng, nộp thuế... và các dịch vụ khác.
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động quản lý thuế đảm bảo tính liên kết, tự động hoá cao, gắn chặt với quá trình cải cách
77
thủ tục hành chính thuế: Phần mềm thu nhập và xử lý thông tin trong ngành thuế, phần mềm ứng dụng phân tích điều tra, rà soát rủi ro từ hồ sơ khai thuế TNDN tạm nộp hàng quý phần mềm kê khai qua mạng; phần mềm ứng dụng nghiệp vụ để tự động đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế, thiết kế và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu liên quan đến NNT trong phạm vi toàn quốc. Triển khai hệ thống ứng dụng kết nối thông tin với các cơ quan liên quan như Hải quan, Kho bạc, Ngân hàng, Kế hoạch và đầu tư, Thống kê, Tài chính.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý thuế
Hệ thống thông tin quản lý thuế được xây dựng dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro, là sơ sở để ngành thuế phân tích, dự báo số thu phục vụ công tác điều hành NSNN, đáp ứng yêu cầu và đảm bảo thực hiện quản lý thuế hiện đại theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp chính là cơ sở để phát sinh ra căn cứ tính thuế. CQT cần phải nắm bắt được các thông tin, tình hình thực tế của hoạt động này để có thể quản lý chặt chẽ, đầy đủ các căn cứ tính thuế của họ tránh các trường hợp sai sót, gian lận trong tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế.
Việc tăng cường nắm bắt và quản lý thông tin hoạt động SXKD của DN trên cơ sở tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế.
Đầu tiên CQT phải tiến hành kiểm tra kịp thời đồng thời phân cấp quản lý cho các phòng ban liên quan theo dõi và đưa vào danh bạ DN để quản lý thuế, trên cơ sở được phân cấp, CQT trực tiếp phân loại theo các tiêu thức như ngành nghề kinh doanh và quy mô kinh doanh để có biện pháp quản lý phù hợp.
Thông qua việc điều tra, xem xét này CQT có thể kiểm tra tính chính xác của các hồ sơ đăng ký nộp thuế và những thay đổi về quy mô, ngành nghề,
78
các sắc thuế mà đối tượng phải nộp,... hạn chế các trường hợp để NNT trốn tránh nghĩa vụ thuế của mình.
Cần tiếp tục thực hiện tốt công tác hiện đại hoá ngành thuế trong điều kiện DN tăng nhanh về số lượng và quy mô, ngành nghề. Ngoài việc xây dựng phần mềm quản lý thuế hiệu quả nhất ngành thuế cần cập nhật kịp thời những thay đổi và các thông tin liên quan đến DN để phục vụ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ. CQT sẽ căn cứ trên cơ sở thông tin dữ liệu đã thu thập được để xây dựng các bộ tiêu chí cho các nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ. Bộ tiêu chí quản lý rủi ro phải phù hợp với các quy định của pháp luật thuế, các chính sách quản lý nhà nước và phải được Thủ trưởng cơ quan Thuế phê duyệt.
Việc thu thập thông tin dữ liệu về NNT phục vụ cho việc quản lý rủi ro, bao gồm: Thông tin dữ liệu về hồ sơ pháp lý của NNT: hồ sơ đăng ký lần đầu và hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung (nếu có); Thông tin dữ liệu về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thu; Thông tin dữ liệu về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp tiền thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế. Thông tin dữ liệu từ các đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, ban, ngành; Thông tin dữ liệu từ bên thứ ba có liên quan như: Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh của NNT; Thông tin dữ liệu từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế; Thông tin dữ liệu khác (bao gồm cả thông tin được phép mua theo quy định của pháp luật.
Cần có sự phân cấp hợp lý trong quản lý NNT giữa các CQT trong cùng địa phương, có thể phân theo địa bàn quản lý hoặc quy mô DN, hoặc ngành nghề kinh doanh: các DN có quy mô hoạt động SXKD lớn hoặc có phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc có hoạt động khai thác khoáng sản,…
79
Việc cập nhật thông tin phải thường xuyên, liên tục, phân loại thông tin NNT theo cấp độ khác nhau để có cách thức khai thác, quản lý phù hợp (thông tin công khai, thông tin bí mật nghề nghiệp).
Thường xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu, theo dõi được tình hình SXKD của DN phát hiện kịp thời các trường hợp chuyển đổi ngành nghề, quy mô, địa điểm đối chiếu các chỉ tiêu trong đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của các DN, trên cơ sở đó xác định các đơn vị cần kiểm tra tại trụ sở CQT hay không.
Thông qua tình hình tính thuế, khai thuế và nộp thuế đối với các sắc thuế khác như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế Tài nguyên,... CQT đối chiếu so sánh với các chỉ tiêu của thuế TNDN để có sự so sánh kịp thời, phát hiện ra những bất cập hay sự biến động lớn về tình hình sản xuất, kinh doanh theo kê khai đầu năm và thực tế phát sinh trong năm để yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời cho gắn với thực tế tình SXKD của họ.
Đồng thời, CQT có trách nhiệm quản lý và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống, sử dụng thông tin đã thu thập cho mục đích quản lý và bảo mật thông tin cho NNT.
3.2.3. Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý thuế, chất lƣợng cán bộ công chức thuế
Các Đội thuế cần căn cứ vào đặc điểm của địa bàn quản lý để biên chế cán bộ một cách thích hợp nhất, tránh tình trạng nơi thừa thì ngồi chơi xơi nước, nơi thiếu thì làm không hết việc. Đặc biệt củng cố đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ có trình độ, năng lực bố trí tại các tổ chuyên môn của Chi cục thuế, nhất là các tổ: Thanh tra và xử lý tố tụng về thuế, Tổ kế hoạch, tính thuế, lập bộ và kế toán thu, Tổ nghiệp vụ.
Xây dựng, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho công tác thuế đảm bảo ứng dụng được các thiết bị công nghệ hiện đại trong quản lý
80
thuế. Xây dựng hệ thống tin học ứng dụng trong quản lý thuế, các phần mềm thu nhập và xử lý thông tin trong ngành thuế, phần mềm ứng dụng phân tích điều tra, phần mềm kê khai qua mạng; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế; các phần mềm phải được ứng dụng ổn định; thiết kế kho dữ liệu liên quan đến NNT và chia sẻ thông tin trong toàn ngành thuế.
Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thuế giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt. Trong tình hình hiện nay đào tào những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt là một việc làm hết sức cấp bách không chỉ riêng ngành thuế mà đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp cũng cần phải có. Muốn vậy cần thực hiện các pháp sau đây:
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các cán bộ theo học các lớp hệ tập trung dài hạn và ngắn hạn với những người chưa qua đại học. Biện pháp để nâng cao trình độ cho cán bộ là thông qua các lớp học tại chức, lớp học tập trung dài hạn, tạo mọi điều kiện về cơ sở, vật chất cho cán bộ theo học.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ công tác của họ. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về NNT, nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về NNT. Tăng cường phổ biến những kinh nghiệm, những điển hình tốt trong công tác này. Hàng tháng, hàng quý tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận theo chuyên đề về thuế và các nghiệp vụ thu để cán bộ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm với nhau. Coi đây là một trong những giải pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ chuyên quản.
- Đổi mới việc tuyển chọn cán bộ vào ngành thuế, tuyển chọn theo phương thức thi tuyển các sinh viên đã tốt nghiệp đại học đặc biệt là các đối tượng đã tốt nghiệp chuyên ngành thuế của trường Đại học Tài chính kế toán.
81
- Gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó mà kích thích tinh thần phấn đấu công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Cần có một qui chế định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong ngành thuế. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ yếu về năng lực, thoái hoá biến chất để làm trong sạch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế. Phải thường xuyên liên tục bồi dưỡng giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong cho cán bộ và thực hiện tốt 10 điều kỷ luật của ngành thuế, tổ chức các đợt thi đua (cán bộ thuế giỏi) nhằm tác động tích cực đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác.
3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý nợ, cƣỡng chế nợ thuế
Chi cục cần nắm rõ nguyên nhân các khoản nợ, kèm theo phân loại theo các tiêu chí cần thiết khác ngoài quy định phân loại 3 nhóm nợ: Nợ khó thu, nợ đang chờ xử lý, nợ có khả năng thu như phân loại nợ theo nhóm đối tượng quản lý như: nhóm DN có ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt; nhóm DN kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài đang dẫn đến tình trạng phá sản và không có khả năng trả nợ; Nhóm không có ý thức chấp hành các luật thuế, có biểu hiện chây ỳ nợ thuế. Qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ phù hợp với tính chất và mức độ các khoản nợ.
Ngoài ra có thể áp dụng phấn tích nợ theo tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi nợ nhất là các DN có số thuế nợ lớn và có khả năng thu nhằm đánh giá đúng tình hình của DN và đưa ra các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả.
Phối hợp chặc chẽ với UBND thành phố, các ngành liên quan thành lập các đoàn liên ngành nhằm đẩy mạnh công tác xử lý nợ đọng thuế, nhất là biện pháp cưỡng chế nợ nhằm giảm tình trạng chây ỳ, nợ đọng thuế và chiếm
82
dụng, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, từ đó hạn chế nợ mới phát sinh, động viên kịp thời nguồn thu NSNN.
Bộ phận quản lý và cưỡng chế nợ cần phải phối hợp chặc chẽ với bộ phân thanh tra, kiểm tra thuế để thu thập thông tin liên quan đến DN nợ thuế: Tài khoản Ngân hàng, tình hình tài chính doanh nghiệp, diễn biến nợ thuế để có những biện pháp thu hồi nợ kịp thời.
Tập trung đào tạo bồi dưỡng CBCC thuế nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trong đó chú trọng các kỹ năng phân tích rủi ro, phân tích báo cáo tài chính, khả năng trả nợ của DN…
Khuyến khích CBCC có những sáng kiến đề tài về giảm nợ thuế, triển khai nghiêm túc các Đề án đột phá về giảm nợ thuế, hàng tháng bám sát chỉ tiêu giao giảm nợ của Chi cục để tập trung chỉ đạo; giao chỉ tiêu giảm nợ đến từng cán bộ thuế, từng đội thuế đồng thời đôn đốc, kiểm tra hàng ngày.
Bên cạnh đó, chi cục thuế cần có những chính sách khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc, những gương điển hình về quản lý, thu hồi nợ, từ đó tạo động lực trong mỗi cán bộ thuế.
3.2.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra
- Đổi mới cơ chế kiểm tra thuế: Thông qua việc chuyển đổi một cách triệt để từ kiểm tra truyền thống sang kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế. Xây dựng hồ sơ đánh giá về NNT, hoàn thiện kho dữ liệu lịch sử phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và tình trạng kê khai nộp thuế của DN. Xây dựng tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ tín nhiệm để phân loại, lựa chọn đối tượng kiểm tra được chính xác. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình kiểm tra cho phù hợp với đặc điểm của từng NNT là các công ty lớn, đơn vị vừa và nhỏ. Quy trình kiểm tra theo trình tự: Đánh giá phân loại đối tượng kiểm tra, thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra tại đơn vị. Cơ chế tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế
83
TNDN, DN phải chủ động kê khai, nộp thuế, CQT chỉ đôn đốc DN nộp thuế và kiểm tra thuế tại CQT. Do đó việc các đơn vị thực hiện tự kê khai vẫn nhiều sai sót việc kiểm tra, thanh tra thuế chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính vì thế công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của NNT cần phải được tăng cường. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ có ý nghĩa tăng thu cho NSNN, mà còn có tác dụng tăng cường kỷ cương pháp luật thuế, thúc đẩy việc hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ và ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT.
- Tăng cường thực hiện phương pháp quản lý rủi ro: Do yêu cầu về nhân lực phục vụ công tác thanh tra kiểm tra còn ít, do đó việc xác định đối tượng phải tiến hành kiểm tra, thanh tra cần phải xem xét kỹ lưỡng. Lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tập trung phân tích thông tin về NNT dựa vào đặc điểm tuân thủ từ hệ thống cơ sở dữ liệu của toàn ngành thuế. Trước mắt các đối tượng phải tiến hành kiểm tra, thanh tra tại DN là các DN có biên độ dao động lớn của các chỉ tiêu kê khai trong báo cáo quyết toán thuế, những DN chưa giải trình cụ thể, rõ ràng về những thay đổi lớn của các chỉ tiêu. Về lâu dài tất cả các DN đều phải được kiểm tra, thanh tra tại DN. Việc danh sách kiểm tra phải có sự bổ sung, không chỉ dựa trên quyết toán thuế TNDN mà còn dựa vào các tờ khai của