6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.6. Nội dung Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Lập dự toán thu thuế
Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển KT-XH ở địa phương. Từ đó giao nhiệm vụ thu ngân sách phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở xây dựng dự toán thu hàng năm, cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho CQT thực hiện quản lý thu các khoản thuế theo dự toán và thực tế phát sinh trên địa bàn, đảm bảo đạt và vượt dự toán nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu ngân sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách.
Việc lập dự toán thuế TNDN là một bộ phận trong dự toán thu thuế nói chung phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển SXKD của nền kinh tế, tính đúng, tính đủ kịp thời các khoản thu ngân sách, chế độ hiện hành và những
chế độ, chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành trong năm dự toán; các khoản thuế TNDN khấu trừ và số thuế TNDN phát sinh, phải nộp trong năm dự toán. - Dự toán thu thuế phải được xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao.
- Căn cứ theo các quy định của pháp luật về thuế TNDN và do các chính sách của thuế TNDN liên tục được thay đổi nên việc lập dự toán phải luôn bám sát các quy định tại các Thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung để loại trừ một số khoản dự kiến sẽ không thu trong tương lai do các chính sách Quốc hội, Chính phủ đưa ra để thúc đẩy kinh tế, kích thích tiêu dùng.
b. Quản lý công tác kê khai – kế toán thuế
- Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
Bất kỳ DN nào mới thành lập cũng phải tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế tại các cơ quan thuế. Đặc biệt, trong tình hình mới hiện nay khi số lượng người nộp thuế phát triển ngày càng nhanh, vì vậy đây là công tác đầu tiên, hết sức khó khăn trong quy trình quản lý thuế, nếu DN kinh doanh nhưng không tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế sẽ là một thất thu lớn cho NSNN.
- Đăng ký thuế là việc NNT thực hiện việc khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp thuế với cơ quan quản lý thuế. Pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định các nội dung gồm: Đối tượng phải đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thời hạn cấp và các loại Giấy chứng nhận đăng ký thuế (cấp mới, cấp lại,…) Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế còn quy định về MST và việc sử dụng MST đối với NNT, cơ quan quản lý thuế và với cơ quan liên quan; quy định các trường hợp chấm dứt hiệu lực MST và thủ tục chấm dứt mã số thuế và thu hồi Giấy chứng nhận đăng lý thuế…
- Khai thuế là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thế theo quy định Luật thuế TNDN. NNT sử dụng hồ sơ khai thuế của
từng loại thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với CQT và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.
Hàng năm, cơ sở SXKD căn cứ vào kết quả SXKD hàng hóa, dịch vụ của năm trước và khả năng tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế tạm nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế.
Xử lý tờ khai thuế: NNT gửi tờ khai đến CQT, bộ phận xử lý tờ khai phải xác nhận tờ khai vào sổ trong vòng 01 ngày phải kiểm tra sơ bộ để xác định tờ khai thuế không hợp lệ và thông báo cho NNT nộp lại tờ khai. Đối với tờ khai hợp lệ, bộ phận máy tính nhập và xử lý dữ liệu trên tờ khai vào máy tính, hạch toán số thuế phải nộp của NNT, lập danh sách kết quả kiểm tra tờ khai, phân oại lỗi tờ khai, công việc này được hoàn thành trong vòng 03 ngày. Bộ phận xử lý tờ khai phải thông báo lỗi tờ khai cho NNT, yêu cầu NNT điều chỉnh kịp thời và theo dõi việc sửa lỗi tờ khai, cập nhật thông tin sửa lỗi điều chỉnh của đối tượng nộp thuế, lập sổ theo dõi thu nộp của người nộp thuế.
- Nộp thuế: Cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế CQT ấn định đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. NNT theo phương pháp kê khai, tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Số thuế phải nộp căn cứ vào tờ khai đã được chấp nhận, nếu bị ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của CQT. NNT có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Kho bạc Nhà nước, CQT, tổ chức được ủy nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho NNT nộp tiền thuế vào NSNN thuận lợi và kịp thời. Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi nhận tiền thuế của NNT; cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vào NSNN.
Ngày nộp tiền thuế, là ngày được xác nhận trên Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản hoặc được ngày xác nhận việc thu tiền thuế trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt. Ngày nộp thuế là căn cứ để tính ngày nộp chậm thuế, số ngày tính phạt nộp chậm được tính từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngày đối tượng nộp thuế
Pháp luật quản lý thuế đã quy định thời hạn nộp thuế gắn với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tạo điều kiện cho NNT dễ thực hiện, không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà cho NNT. Ngoài ra, pháp luật còn quy định NNT được gia hạn nộp thuế trong các trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh mà không còn nguồn tiền để nộp thuế hoặc gặp khó khăn đặc biệt khác dẫn đến không có khả năng nộp thuế đúng hạn.
- Ấn định thuế: Khi DN có vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định thuế TNDN đối với DN theo quy định của pháp luật và NNT không nộp hồ sơ khai thuế thì bị ấn định thuế hoặc CQT ấn định các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp và ra thông báo nộp thuế theo nguyên tắc: khách quan, công bằng và đúng luật.
Cũng thông qua việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và ấn định thuế cơ quan thuế có thể quản lý được thông tin về NNT, là cơ sở để thực hiện các công tác quản lý thuế tiếp theo, đồng thời đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của NNT, ngăn ngừa và phát hiện các vi phạm pháp luật về thuế.
- Quản lý các thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
NNT được hoàn lại toàn bộ số tiền thuế TNDN nộp thừa sau khi bù trừ với số thuế còn thiếu trong thời hạn quy định sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hoàn thuế. Quá thời hạn trên, nếu lỗi do CQT thì ngoài số thuế phải hoàn, CQT còn phải trả tiền lãi theo quy định.
Trường hợp được miễn, giảm thuế TNDN thì NNT tự xác định số thuế được miễn, giảm và ghi rõ trong hồ sơ khai thuế khi xác định số thuế phải nộp và tự chịu trách nhiệm về việc xác định các căn cứ để miễn, giảm thuế.
Trong thời kỳ phát triển nào việc miễn thuế, giảm thuế và gia hạn thuế TNDN cũng có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy SXKD và tạo động lực cho các DN hoạt động. Để thực hiện những chủ trương, chính sách miễn thuế, giảm thuế, gia hạn thuế TNDN góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, cơ quan thuế các cấp phối hợp với sở ban ngành, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác hỗ trợ, thường xuyên nắm bắt thông tin, tình hình SXKD, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho NNT, hướng dẫn NNT thực hiện kê khai gia hạn. Bên cạnh đó xử lý kịp thời các tổ chức, DN lợi dụng chính sách để gia hạn, giảm sai quy định.
c. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Trong hệ thống quản lý thuế thì quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế là một khâu quan trọng, chức năng chính của quản lý thuế. Công tác này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong công tác quản lý thuế; buộc CQT phải phân loại nợ, nguyên nhân nợ của từng đối tượng để có biện pháp thu hồi nợ thuế kịp thời vào NSNN.
- Quản lý nợ thuế: là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do CQT quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của NNT. Nội dung của quản lý nợ thuế gồm:
+ Thống kê và nắm bắt kịp thời tình hình nợ thuế của NNT, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của NNT;
+ Phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua việc phân loại nợ thuế, phân tích các nguyên nhân nợ thuế;
+ Thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và các khoản thu khác do CQT quản lý.
- Cưỡng chế nợ thuế: kịp thời phát hiện và xử lý NNT nợ tiền thuế, tiền phạt đã quá thời gian quy định hoặc NNT có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn thì phải tiến hành cưỡng chế để buộc NNT phải nộp đầy đủ số thuế vào NSNN.
Có thể nói quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế là hai nội dung khác biệt và độc lập với nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và bổ sung cho nhau. Quản lý nợ là cơ sở để CQT lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ, CQT xác định được các khoản nợ cần ưu tiên tập trung để thu nợ. Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp để cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế. Quản lý nợ tốt sẽ dẫn đến việc đôn đốc nợ của CQT đối với NNT phát huy hiệu quả từ đó sẽ làm cho các khoản nợ khó thu giảm đi và điều này có tác động làm giảm khối lượng công việc cưỡng chế nợ đồng thời giảm chi phí, số tiền nợ thuế cũng như số lượng các khoản nợ.
d. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế
- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế
Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ kê khai thuế của NNT. Trong trường hợp NNT không chứng minh được tính chính xác của việc kê khai thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu gian lận về thuế thì tiến hành thanh tra thuế.
+ Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: là công việc thường xuyên của CQT. Trên cơ sở hồ sơ kê khai thuế của NNT, CQT tiến hành kiểm tra xem xét hồ sơ có đảm bảo yêu cầu của pháp luật hay không, từ đó có quyết định chấp nhận số liệu đã kê khai hay chuyển sang kiểm tra hoặc thanh tra thực tế tại trụ sở NNT để làm sáng tỏ các nghi vấn trong hồ sơ kê khai của NNT.
+ Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT: thường thực hiện theo kế hoạch hằng năm trên cơ sở lựa chọn NNT còn trong thời hiện xử lý vi phạm hoặc lựa chọn theo địa bàn, ngành nghề, theo tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, có khả năng gây thất thu thuế cao, thông qua cơ chế quản lý rủi ro. Ngoài ra còn thực hiện xác định dấu hiệu khai thiếu thuế, trốn thuế qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT.
+ Công tác thanh tra thuế: Trường hợp NNT có nhiều nghi vấn về hành vi trốn thuế, gian lận thì CQT sẽ tiến hành thanh tra thuế tại đơn vị. Theo quy định, thanh tra thuế có nhiều thẩm quyền hơn kiểm tra thuế, thời gian thanh tra cũng nhiều hơn, từ đó có điều kiện thuận lợi để xác định tính đúng đắng của hồ sơ khai thuế, hoặc phát hiện hành vi vi phạm, nhất là các trường hợp phức tạp.
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Để đảm bảo công bằng giữa NNT, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành. Theo Luật quản lý thuế có 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải xử lý hành chính gồm: Vi phạm thủ tục hành chính thuế; Vi phạm nộp chậm tiền thuế; Vi phạm khai thiếu thuế; Vi phạm trốn thuế.
Trong xử lý vi phạm hành chính về thuế phải đảm bảo trình tự thủ tục pháp luật đúng quy đinh và đúng thẩm quyền, không được tùy tiện xử lý, mọi trường hợp vi phạm phải có biên bản xác nhận hành vi và dẫn chiếu điều
khoản pháp luật xử lý về hành vi đó. Đồng thời trong xử lý vi phạm phải đảm bảo thời hiệu xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường việc phát hiện vi phạm thông qua các công tác thanh, kiểm tra của CQT. Trường hợp đã có quyết định xử lý vi phạm mà đối tượng vi phạm không chấp hành thì thực hiện các bước cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế.
e. Tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế
Tuyên truyền, hỗ trợ NNT là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhầm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa CQT và NNT.
- Công tác tuyên truyền pháp luật thuế có thể thực hiện thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, các bảng panô, áp phích để cổ động việc tuân thủ nghĩa vụ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật thuế TNDN…
Nội dung hoạt động tuyên truyền bao gồm:
+ Tuyên truyền, giải thích bản chất, vai trò của thuế, các lợi ích có được từ việc sử dụng tiền thuế;
+ Tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn mới…
+ Phổ biến những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và nghĩa vụ của CQT, NNT, các tổ chức và cá nhân khác trong việc cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện pháp luật thuế;
+ Tuyên truyền, khen thưởng NNT chấp hành tốt pháp luật thuế.
- Hỗ trợ về thuế là hoạt động tư vấn hướng dẫn, trợ giúp các dịch vụ thông tin mà CQT cung cấp cho NNT để họ có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Công tác hỗ trợ pháp luật thuế thực hiện bằng các hình thức như: hỗ trợ giải đáp thắc mắc về thuế trực tiếp tại CQT, qua điện thoại, bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật thuế ngay khi chính sách được ban hành, tổ chức hội nghị đối thoại với NNT, tạo điều kiện cho NNT tham gia ý kiến trực