Mô hình hình học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kỹ thuật: Sự tương tác của cặp pit tông xi lanh trong động cơ diesel lai máy phát điện tàu thủy (Trang 59 - 60)

2.3. Mô hình tính toán trường nhiệt độ pít tông và xi lanh

2.3.1. M ô hình hình học

2.3.1.1. Mô hình hình học p ít tông

Pít tông động cơ là chi tiết có kết cấu phức tạp, thường được chia thành 3 phần chính: đỉnh, đầu và thân. Đỉnh pít tông có nhiệm vụ cùng với xi lanh, nắp xi lanh tạo thành buồng cháy và là phần chịu phụ tải nhiệt rất lớn. Do mức độ quan trọng của việc tạo xoáy lốc cho dòng khí, nên đỉnh pít tông phải có kết cấu phù hợp với hình dạng buồng cháy. Chính vì thế mà kết cấu của phần đỉnh hết sức phức tạp. Phần đầu pít tông có đường kính nhỏ hơn phần thân và có các rãnh để lắp xéc măng bao kín. Phần thân có nhiệm vụ dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xi lanh và chịu tác dụng của lực ngang N.

Pít tông của động cơ thường có tính lặp theo quỹ đạo tròn và tính đối xứng mặt (đối xứng gương).

Hình 2.3. Mô hình hình học của pít tông động cơ 6Ч 12/14

2.3.l.2. Mô hình hình học ống lót xi lanh

Xi lanh động cơ đốt trong có dạng hình trụ, kết cấu gồm các phần chính như: mặt gương (xi lanh) tiếp xúc với môi chất công tác, chịu ma sát với xéc măng và phần thân pít tông. Mặt ngoài xi lanh tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát.

Mô hình hình học của ống lót xi lanh động cơ 6Ч 12/14 như trên Hình 2.4.

Hình 2.4. Mô hình hình học của ống lót xi lanh động cơ 6Ч 12/14 Trong mô hình hình học được chia làm nhiều vùng để tính toán điều kiện biên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kỹ thuật: Sự tương tác của cặp pit tông xi lanh trong động cơ diesel lai máy phát điện tàu thủy (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)