Kiến nghị với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia thuộc ngân sách tỉnh tại văn phòng kho bạc nhà nước đắk nông (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan

* Đối với Bộ Tài Chính:

- Xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua KBNN vì hiện một số nội dung chƣa rõ ràng, còn có yếu tốt tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong công tác kiểm soát chi, nhƣ: Khi tạm ứng bằng chuyển khoản lại quy định quy định hồ sơ để đƣợc tạm ứng kèm theo là Bảng kê chứng từ thanh toán là chƣa phù hợp; cần có quy định rõ ràng thế nào là khoản mục chi cá nhân; có quy định rõ ràng khoản mục nào bắt buộc phải có hợp đồng và phải gửi hợp đồng đến cơ quan kho bạc khi giải ngân trách tình trạng nhƣ hiện nay; có quy định, hƣỡng dẫn rõ ràng đối với nội dung trên Bảng kê chứng từ thanh toán.

- Sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các chủ dự án và phù hợp với quy định hiện hành nhƣ: Hiện Luật Đấu thầu số 43, Luật Xây dựng số 50 và Luật Đầu tƣ công đã có hiệu lực thi hành, do đó phải sửa đổi Thông tƣ số 86/2011/TT- BTC cho phù hợp với quy định hiện hành; nghiên cứu sửa đổi Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo hƣớng giảm bớt các chỉ tiêu không cần thiết, gây khó khăn cho các đơn vị thực thi vì cơ chế giải ngân hiện là thanh toán theo hợp đồng thỏa thuận giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu; nghiên cứu gộp Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ với Giấy rút vốn đầu tƣ; …

- Rà soát, hệ thống lại toàn bộ các quy trình kiểm soát chi qua kho bạc (Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ trong nƣớc; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn ngoài nƣớc; quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn đầu tƣ ngân sách xã, phƣờng, thị trấn; …) bảo đảm sự thống nhất và phù hợp với quy định hiện hành, vì hiện các quy trình có nhiều nội dung quy định khác nhau (chẳng hạn cùng là thanh toán vốn đầu tƣ nhƣng một số mẫu biểu khi giải ngân nguồn vốn đầu tƣ thuộc ngân sách tỉnh và ngân sách xã lại khác nhau, dẫn tới một công trình mà đầu tƣ bằng hai nguồn vốn này sẽ gặp khó khăn trong thực hiện) và hiện hầu nhƣ các quy trình này chƣa cập nhật các quy định mới của Luật Đấu thầu số 43, Luật Xây dựng số 50 và Luật Đầu tƣ công số 49.

- Tham mƣu đề xuất với cấp trên, với các bộ ngành liên quan bảo đảm khi ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai các CTMTQG cần có sự ổn định hơn, trách sự thay đổi liên tục nhƣ thời gian qua.

- Phối hợp với các bộ ngành liên quan tham mƣu Chính phủ xem xét giảm số CTMTQG, vì hiện nay có nhiều chƣơng trình, trong mỗi chƣơng trình lại có nhiều dự án, trong khi nguồn lực còn hạn chế, dẫn đến đầu tƣ dàn trải, hiệu quả đầu tƣ thấp.

* Các bộ và cơ quan ngang bộ liên quan:

Khi ban hành định mức, tiêu chuẩn, các quy định liên quan đến các CTMTQG cần phải cụ thể rõ ràng, tránh chồng chéo và cần đƣa ra các tình huống cụ thể để cấp dƣới hiểu và áp dụng đƣợc tốt hơn. Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho các đơn vị thuộc, trực thuộc, các chủ dự án về các quy định liên quan đến việc triển khai các CTMTQG.

3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ đầy đủ, đồng bộ tạo môi trƣờng hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để KBNN cấp dƣới thực hiện các tốt chức năng nhiệm vụ của mình, nhƣ: Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi phí quản lý dự án theo Thông tƣ số 05/2014/TT- BTC của Bộ Tài chính, hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa, hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ,…để thống nhất trong triển khai thực hiện.

- Cải tiết chƣơng trình ĐTKB-LAN nhằm hỗ trợ tốt cho công tác kiểm soát chi trong thời gian tới.

- Hoàn thiện các quy định liên quan trong việc triển khai công tác thanh tra chuyên ngành KBNN, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đầu tƣ cho các CTMTQG, thúc đẩy nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi.

- Phân cấp nhập thông tin nhà cung cấp trên Hệ thống Tabmis cho đội xử lý trung tâm của KBNN tỉnh, bảo đảm sự thuận lợi, chủ động trong công việc. - Xây dựng và áp dụng phƣơng thức kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra: Quản lý, kiểm soát c h i ngân sách theo kết quả đầu ra là phƣơng thức quản lý chi tiêu công dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tƣ sang khu vực công. Hay nói cách khác kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra là việc Nhà nƣớc bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội về các dịch vụ công nhƣ các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục, cung cấp nƣớc sạch,… theo số lƣợng, chất lƣợng, thời gian và địa điểm cung cấp đã đƣợc ấn định trƣớc.

- Xây dựng và thí điểm mô hình “Tập trung kiểm soát các khoản chi NSNN theo mức độ rủi ro cao”: Với nguồn lực có hạn nên KBNN cần phải chuyển từ cơ chế kiểm soát chi toàn bộ các khoản chi NSNN sang kiểm soát

theo mức độ rủi ro (rủi ro ở đây là mức độ thất thoát, lãng phí NSNN). Việc này sẽ tạo điều kiện giải ngân nhanh các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, tránh sự kiểm soát trùng lặp của ngƣời chuẩn chi và cán bộ kiểm soát chi của KBNN.

- Quy định lại quy trình luân chuyển chứng từ nội bộ giải ngân nguồn vốn này, đặc biệt là cần có sự giao quyền cho Trƣởng phòng kiểm soát chi NSNN và Trƣởng Phòng kế toán nghiệp vụ đƣợc phép ký duyệt hồ sơ (không cần thông qua lãnh đạo) đối với những món chi có số tiền nhỏ, mức độ rủi ro thấp (nhƣ chi lƣơng, chi tiền dịch vụ công cộng, chi theo chế độ khoán,…) để giảm các bƣớc trong luân chuyển chứng từ nội bộ (vì hiện một khoản chi thuộc nguồn vốn này phải qua 8 bƣớc chính với 6 lần xét duyệt hồ sơ của công chức Kho bạc).

- Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn về công tác kiểm soát chi NSNN trong hệ thống KBNN, trong đó có công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG, để các đơn vị trong hệ thống KBNN triển khai đồng bộ, có hiệu quả và phục vụ tốt công tác kiểm soát chi.

3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương

- Tăng cƣờng việc phân cấp trong việc triển khai các quy định liên quan đến các CTMTQG.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc địa phƣơng tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm bảo đảm việc sử nguồn vốn đƣợc giao đúng mục đích, đúng đối tƣợng.

- Thƣờng xuyên đôn đốc các chủ dự án nâng cao tinh thần trách nhiệm, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, sớm đƣa dự án vào sử dụng, sớm hoàn thiện hồ sơ đến cơ quan KBNN để giải ngân, tránh việc dồn hồ sơ vào cuối năm. Có chế tài xử lý nghiêm đối với trƣờng hợp chậm triển khai, không hoàn thành kế hoạch giao.

3.3.4. Kiến nghị với chủ dự án

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan KBNN trong quá trình giải ngân nguồn vốn CTMTQG để kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc, khó khăn phát sinh, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các quy định liên quan đến thủ tục cam kết chi, việc thanh toán tạm ứng,... nhằm triển khai tốt các dự án, nhiệm vụ đƣợc giao.

- Có giải pháp tốt hơn trong việc nâng cao trình độ cho đội ngũ tham mƣu, giúp việc nhằm sử dụng nguồn vốn đƣợc giao đúng mục đích, hiệu quả, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của Luận văn đã đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG ngân sách tỉnh tại Văn phòng KBNN Đăk Nông. Việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp và kiến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG, hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động này.

KẾT LUẬN

Với những đổi mới, cải cách trong công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG trong thời gian qua đã mang lại những kết quả nhất định, đã góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng. Tuy nhiên cũng giống nhƣ các hoạt động khác, trong quá trình thực hiện, triển khai luôn có những mặt trái, những tồn tại đặt ra cần phải giải quyết và hoàn thiện, theo đó thì công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG

cũng phải thay đổi, bổ sung thƣờng xuyên nhằm phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả của đầu tƣ công nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Bình (2012), “Mở và sử dụng tài khoản chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia khi vận hành Hệ thống Tabmis – Những kiến nghị từ thực tế”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (số 12), Hà Nội.

[2] ThS. Phạm Bình (2013), “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (số 10), Hà Nội.

[3] Bộ Tài chính (2006), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng, NXB Tài chính, Hà Nội.

[4] Bộ Tài chính (2008), Chế độ ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ

Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[5] TS. Lâm Chí Dũng (2008), Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

[6] Trần Mạnh Hà (2012), “Một số điểm mới về cơ chế kiểm soát chi thƣờng xuyên của NSNN qua KBNN theo quy định tại Thông tƣ 161/2012/TT- BTC”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (số 12), Hà Nội.

[7] Nguyễn Văn Hoan (2012), “Một số trao đổi về quy trình kiểm soát chi một cửa qua KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (số 5),

Hà Nội.

[8] Kho bạc Nhà nƣớc (2010), Hỏi đáp về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây

dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước, NXB Bách khoa, Hà Nội.

[9] Kho bạc Nhà nƣớc (2010), Kho bạc Nhà nước Việt nam 20 năm xây dựng

và phát triển, Hà Nội.

[10] Kho bạc Nhà nƣớc (2009), Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[11] Khoa đầu tƣ Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình kinh tế

đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[12] Khoa kinh tế Trƣờng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh (2007),

Tài chính công, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

[13] Nguyễn Thị Lai (2013), “Quản lý, kiểm soát cam kết chi tại KBNN Đăk Lăk, những hạn chế phát sinh và kiến nghị giải pháp hoàn thiện”,

Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (số 11), Hà Nội.

[14] Đoàn Kim Phiên, Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh

doanh Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

[15] Nguyễn Xuân Quảng, Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà

nước qua Kho bạc Nhà nước, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

[16] TS. Nguyễn Đức Thanh (2012), “Quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ công theo hợp đồng và vai trò của KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (số 1+2), Hà Nội.

[17] Lƣơng Ngọc Tuyền, Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của

ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Luận văn thạc sỹ Quản trị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia thuộc ngân sách tỉnh tại văn phòng kho bạc nhà nước đắk nông (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)