6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG tại Văn
phòng KBNN Đăk Nông
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm soát chi “một cửa”: Mục đích của cơ chế một cửa là tránh tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch, trên tinh thần đó trong thời gian qua việc triển khai quy định về giao dịch một cửa tại Văn phòng KBNN Đăk Nông đã đƣợc quan tâm, đạt đƣợc một số kết quả, tuy nhiên vẫn còn tồn tại, đó là chƣa tách bạch đƣợc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát chi. Để tách bạch đƣợc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát chi làm thì phải thực hiện tốt một số nội dung sau: (1) Phải xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để công chức tiếp nhận hồ sơ có đầy đủ thông tin liên quan đến hồ sơ (nhƣ: Kết quả giải ngân của dự án; các hồ sơ đã nộp, các hồ sơ còn tồn tại, còn thiếu; …); (2) bố trí công chức có trình độ chuyên môn tốt để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, đồng thời có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đối với đội ngũ công chức này; (3) trang bị cơ sở vật chất phù hợp, đầy đủ cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
- Hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ: Để giảm thời gian giải quyết hồ sơ thì phải giảm bớt sự chồng chéo trong kiểm soát chứng từ, đồng thời tăng cƣờng sự liên kết, hỗ trợ giữa các công đoạn trong quy trình luân chuyển chứng từ, cụ thể nhƣ sau: (1) Giao việc kiểm soát mẫu dấu cho bộ phận kiểm soát chi kiểm soát và chịu trách nhiệm kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của đơn vị giao dịch (hiện việc kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của các đơn vị giao dịch do cả bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán kiểm soát); (2) Đối với các nội dung của Giấy rút vốn đầu tƣ, Giấy rút dự toán, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trƣớc mà bộ phận kiểm soát chi đã nhập trên chƣơng trình ĐTKB-LAN phải đƣợc liên kết, chuyển dữ liệu sang chƣơng trình kế toán (Hệ thống Tabmis), tránh tình trạng nhƣ hiện nay, bộ phận kế toán phải nhập
lại các nội dung của Giấy rút vốn đầu tƣ, Giấy rút dự toán, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trƣớc trên Hệ thống Tabmis trong khi bộ phận Kiểm soát chi đã nhập các nội dung này trên chƣơng trình ĐTKB-LAN.
- Hoàn thiện cơ chế “thanh toán trƣớc, kiểm soát sau” và “kiểm soát trƣớc, thanh toán sau”: Do đặc thù của công tác kiểm soát chi, khi tiền đã giải ngân mà có sai sót phải thu hồi sẽ rất khó khăn, dẫn tới rủi ro trong công tác kiểm soát chi, do đó dù là hồ sơ nào đi chăng nữa thì ngoài việc bảo đảm thời gian giải ngân thì điều quan trọng hơn cả là bảo đảm sự chặt chẽ, đúng đắn của các hồ sơ đã giải ngân, nên bộ phận kiểm soát chi phải xem xét kỹ lƣỡng hồ sơ, kiểm soát chi chặt chẽ, trƣớc khi giải ngân (bao gồm cả trƣờng hợp “thanh toán trƣớc, kiểm soát sau”). Bên cạnh đó thì bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán cần có sự phối hợp chặt chẽ, thiết kế biểu mẫu giao nhận chứng từ bảo đảm rõ ràng (để cơ sở xác định đâu là chứng từ mà bộ phận kế toán xử lý không quá 01 ngày và đâu là chứng từ xử lý không quá 02 ngày). Đồng thời phải có quy định rõ ràng trách nhiệm của bộ phận kiểm soát chi, bộ phận kế toán trong việc xử lý chứng từ chậm (nếu có phát sinh).
- Hội thảo, thảo luận về các mẫu biểu và các nội dung liên quan: Đối với các mẫu biểu thuộc thẩm quyền ban hành của cấp trên (Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc) thì việc sửa đổi các mẫu biểu này thuộc thẩm của cấp trên, ở góc độ KBNN địa phƣơng (đơn vị thực thi) mà trƣờng hợp mẫu biểu còn chƣa rõ ràng, trong quá trình thực hiện còn hay sai sót, có cách hiểu khác nhau thì phải tổ chức thảo luận để bảo đảm sự thống nhất cách thức thực hiện bao gồm từ lãnh đạo tới công chức thực thi nhiệm vụ, thống nhất giữa Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh và KBNN các huyện, cụ thể cần tổ chức thảo luận để bảo đảm sự thống nhất các mẫu biểu, nội dung sau:
+ Liên quan đến Bảng kê chứng từ thanh toán cần thảo luận làm rõ: Trƣờng hợp nào đƣợc phép lập Bảng kê chứng từ thanh toán để làm cơ sở đề
nghị cơ quan Kho bạc thanh toán; liên quan đến cột số hóa đơn nhƣng lại không có cột ngày hóa đơn thì ở thời điểm chỉnh lý quyết toán sẽ nghi nhƣ thế nào vì ở thời điểm này phải tách bạch đƣợc giữa chứng từ năm trƣớc và chứng từ năm sau; trƣờng hợp nào ghi số hóa đơn, trƣờng hợp nào ghi số chứng từ;…
Liên quan đến Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán cần thảo luận làm rõ: Thế nào là triết khấu tạm ứng, thế nào là thanh toán tạm ứng; trƣờng hợp khối lƣợng không thanh toán hết ở đợt trƣớc thì đợt sau xử lý nhƣ thế nào, có phải lập lại Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán, hay là lập chung cùng Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán đợt sau.
+ Thảo luận làm rõ thế nào là khoản mục chi cá nhân; trƣờng hợp nào bắt buộc phải ký hợp đồng và phải gửi hợp đồng đến cơ quan Kho bạc để kiểm soát thanh toán,…
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, sai sót để chấn chỉnh kịp thời. Qua đó phát hiện đƣợc những bất cập và những yếu tố rủi ro để đề xuất với lãnh đạo đơn vị, với cấp trên trong chỉ đạo điều hành, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra các chủ dự án, đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết cho việc triển khai thanh tra chuyên ngành KBNN.
- Triển khai nghiêm túc nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ
và Thông tƣ số 54/2014/TT-BTC ngày 24/04/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án liên quan đến hồ sơ giải ngân, trong việc sử dụng nguồn vốn CTMTQG. Đồng thời cũng giúp cho công chức đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát chi phải tự học tập, nâng cao nghiệp vụ.
3.2.4. Nâng cao sự minh bạch của quy trình:
Thực hiện tốt việc công khai quy trình, thủ tục liên quan. Thƣờng xuyên rà soát quy trình để kịp thời sửa đổi cho phù hợp với quy định. Áp dung, triển khai tốt Hệ thống quản lý chất lƣợng theo TCVN ISO9001:2008 vào công việc. Sử dụng kết quả đánh giá chất lƣợng ISO để phân tích, đánh giá sự không phù hợp, những điểm không hợp lý trong quy trình để cải tiến, đồng thời thƣờng xuyên tổ chức lấy ý kiến khách hàng để có cơ sở đánh giá chất lƣợng công tác kiểm soát chi, thái độ phục vụ khách hàng của công chức kho bạc, sự hài lòng của khách hàng nhằm năng cao chất lƣợng phục vụ các đơn vị giao dịch.
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan: Duy trì và phối hợp tốt với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Văn phòng UBND tỉnh nhằm xử lý kịp thời những vƣớng mắc phát sinh. Phối hợp tốt với các chủ dự án trong việc giải ngân các nguồn vốn, nhằm tháo gỡ kịp thời những vƣớng mắc nảy sinh, không để hồ sơ giải ngân bị tồn đọng. Phối hợp với Sở Tài chính thống nhất cơ chế phân cấp kiểm soát chi cho KBNN huyện.
- Thƣờng xuyên có báo cáo, phản ánh, đề xuất với chính quyền địa phƣơng liên quan đến kết quả giải ngân, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ cho các CTMTQG.
- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG, hƣớng tới hình thành Kho bạc điện tử vào năm 2020.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan
* Đối với Bộ Tài Chính:
- Xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua KBNN vì hiện một số nội dung chƣa rõ ràng, còn có yếu tốt tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong công tác kiểm soát chi, nhƣ: Khi tạm ứng bằng chuyển khoản lại quy định quy định hồ sơ để đƣợc tạm ứng kèm theo là Bảng kê chứng từ thanh toán là chƣa phù hợp; cần có quy định rõ ràng thế nào là khoản mục chi cá nhân; có quy định rõ ràng khoản mục nào bắt buộc phải có hợp đồng và phải gửi hợp đồng đến cơ quan kho bạc khi giải ngân trách tình trạng nhƣ hiện nay; có quy định, hƣỡng dẫn rõ ràng đối với nội dung trên Bảng kê chứng từ thanh toán.
- Sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các chủ dự án và phù hợp với quy định hiện hành nhƣ: Hiện Luật Đấu thầu số 43, Luật Xây dựng số 50 và Luật Đầu tƣ công đã có hiệu lực thi hành, do đó phải sửa đổi Thông tƣ số 86/2011/TT- BTC cho phù hợp với quy định hiện hành; nghiên cứu sửa đổi Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo hƣớng giảm bớt các chỉ tiêu không cần thiết, gây khó khăn cho các đơn vị thực thi vì cơ chế giải ngân hiện là thanh toán theo hợp đồng thỏa thuận giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu; nghiên cứu gộp Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ với Giấy rút vốn đầu tƣ; …
- Rà soát, hệ thống lại toàn bộ các quy trình kiểm soát chi qua kho bạc (Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ trong nƣớc; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn ngoài nƣớc; quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn đầu tƣ ngân sách xã, phƣờng, thị trấn; …) bảo đảm sự thống nhất và phù hợp với quy định hiện hành, vì hiện các quy trình có nhiều nội dung quy định khác nhau (chẳng hạn cùng là thanh toán vốn đầu tƣ nhƣng một số mẫu biểu khi giải ngân nguồn vốn đầu tƣ thuộc ngân sách tỉnh và ngân sách xã lại khác nhau, dẫn tới một công trình mà đầu tƣ bằng hai nguồn vốn này sẽ gặp khó khăn trong thực hiện) và hiện hầu nhƣ các quy trình này chƣa cập nhật các quy định mới của Luật Đấu thầu số 43, Luật Xây dựng số 50 và Luật Đầu tƣ công số 49.
- Tham mƣu đề xuất với cấp trên, với các bộ ngành liên quan bảo đảm khi ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai các CTMTQG cần có sự ổn định hơn, trách sự thay đổi liên tục nhƣ thời gian qua.
- Phối hợp với các bộ ngành liên quan tham mƣu Chính phủ xem xét giảm số CTMTQG, vì hiện nay có nhiều chƣơng trình, trong mỗi chƣơng trình lại có nhiều dự án, trong khi nguồn lực còn hạn chế, dẫn đến đầu tƣ dàn trải, hiệu quả đầu tƣ thấp.
* Các bộ và cơ quan ngang bộ liên quan:
Khi ban hành định mức, tiêu chuẩn, các quy định liên quan đến các CTMTQG cần phải cụ thể rõ ràng, tránh chồng chéo và cần đƣa ra các tình huống cụ thể để cấp dƣới hiểu và áp dụng đƣợc tốt hơn. Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho các đơn vị thuộc, trực thuộc, các chủ dự án về các quy định liên quan đến việc triển khai các CTMTQG.
3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ đầy đủ, đồng bộ tạo môi trƣờng hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để KBNN cấp dƣới thực hiện các tốt chức năng nhiệm vụ của mình, nhƣ: Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi phí quản lý dự án theo Thông tƣ số 05/2014/TT- BTC của Bộ Tài chính, hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa, hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ,…để thống nhất trong triển khai thực hiện.
- Cải tiết chƣơng trình ĐTKB-LAN nhằm hỗ trợ tốt cho công tác kiểm soát chi trong thời gian tới.
- Hoàn thiện các quy định liên quan trong việc triển khai công tác thanh tra chuyên ngành KBNN, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đầu tƣ cho các CTMTQG, thúc đẩy nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi.
- Phân cấp nhập thông tin nhà cung cấp trên Hệ thống Tabmis cho đội xử lý trung tâm của KBNN tỉnh, bảo đảm sự thuận lợi, chủ động trong công việc. - Xây dựng và áp dụng phƣơng thức kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra: Quản lý, kiểm soát c h i ngân sách theo kết quả đầu ra là phƣơng thức quản lý chi tiêu công dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tƣ sang khu vực công. Hay nói cách khác kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra là việc Nhà nƣớc bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội về các dịch vụ công nhƣ các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục, cung cấp nƣớc sạch,… theo số lƣợng, chất lƣợng, thời gian và địa điểm cung cấp đã đƣợc ấn định trƣớc.
- Xây dựng và thí điểm mô hình “Tập trung kiểm soát các khoản chi NSNN theo mức độ rủi ro cao”: Với nguồn lực có hạn nên KBNN cần phải chuyển từ cơ chế kiểm soát chi toàn bộ các khoản chi NSNN sang kiểm soát
theo mức độ rủi ro (rủi ro ở đây là mức độ thất thoát, lãng phí NSNN). Việc này sẽ tạo điều kiện giải ngân nhanh các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, tránh sự kiểm soát trùng lặp của ngƣời chuẩn chi và cán bộ kiểm soát chi của KBNN.
- Quy định lại quy trình luân chuyển chứng từ nội bộ giải ngân nguồn vốn này, đặc biệt là cần có sự giao quyền cho Trƣởng phòng kiểm soát chi NSNN và Trƣởng Phòng kế toán nghiệp vụ đƣợc phép ký duyệt hồ sơ (không cần thông qua lãnh đạo) đối với những món chi có số tiền nhỏ, mức độ rủi ro thấp (nhƣ chi lƣơng, chi tiền dịch vụ công cộng, chi theo chế độ khoán,…) để giảm các bƣớc trong luân chuyển chứng từ nội bộ (vì hiện một khoản chi thuộc nguồn vốn này phải qua 8 bƣớc chính với 6 lần xét duyệt hồ sơ của công chức Kho bạc).
- Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn về công tác kiểm soát chi NSNN trong hệ thống KBNN, trong đó có công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG, để các đơn vị trong hệ thống KBNN triển khai đồng bộ, có hiệu quả và phục vụ tốt công tác kiểm soát chi.
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương
- Tăng cƣờng việc phân cấp trong việc triển khai các quy định liên quan