Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 91)

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật về giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao, điển hình là áp dụng các biện pháp trồng trọt, chăm sóc theo tiêu chuẩn GAP như ở các mô hình sản xuất rau an toàn ở tiểu vùng 1 và các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP tại tiểu vùng 2.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại tiểu vùng 1 và tiểu vùng 3 do đây là 2 vùng tập trung về sản xuất lúa, rau và cây màu.

Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch tại các tiểu vùng nhằm bảo quản, giữ gìn chất lượng nông sản một cách tốt nhất từ nới sản xuất tới người tiêu dùng.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, hướng dẫn tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủ đề cụ thể.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1.TP Thái Nguyên nằm trong vùng trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, có lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường giao lưu hàng hóa thu hút vốn đầu tư cũng như công nghệ tiên tiến. TP Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 17.053,3 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 63% , tại TP hiện có 8 loại hình sử dụng đất nông nghiệp, với 24 kiểu sử dụng đất.

2. Kết quả đánh giá HQKT, HQXH, HQMT của các LUT, KSD đất tại 3 tiểu vùng của TP Thái Nguyên cho thấy:

- Tại tiểu vùng 1 có 4 KSD đất có hiệu quả tổng hợp cao và triển vọng phát triển mạnh là: KSD đất: Cải ngọt – Cải ngọt - Cải bắp; KSD đất trồng hoa ly; KSD đất Su hào - Lạc - Khoai tây và KSD Lúa xuân - Lúa mùa - Rau cải ngọt.

- Tại tiểu vùng 2 có 8 KSD đất có hiệu quả tổng hợp cao và triển vọng phát triển mạnh là: Ngô – lúa mùa – khoai lang; KSD đất Su hào - Lạc - Khoai tây; KSD đất Lạc – ngô - rau cải; KSD đất Cải ngọt – lạc - khoai tây; KSD đất Chè; KSD đất Nhãn; KSD đất Thanh long và KSD đất Cá.

- Tại tiểu vùng 3 có 4 KSD đất có hiệu quả tổng hợp cao và triển vọng phát triển mạnh là: KSD đất Su hào - Lạc - Khoai tây; KSD đất Nhãn; KSD đất Thanh long và KSD đất Cá.

3. Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại TP Thái Nguyên, gồm: Khắc phục hạn chế của các KSD đất triển vọng; Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tăng diện tích cac KSD đất triển vọng; các giải pháp về: thị trường tiêu thụ nông sản, vốn, khuyến nông và khoa học công nghệ.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, nên kết quả đạt được trong luận văn về đánh ánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại TP Thái Nguyên còn hạn chế, thiếu sót. Để có kết luận chính xác và đầy đủ hơn cần được tiếp tục nghiên cứu.

2. Áp dụng kết quả của đề tài về KSD đất triển vọng và các giải phấp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vào thực tế sản xuất tại TP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990). Phân vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng. Đề tài 52D,0202, Hà Nội.

2. Đào Châu Thu (2002). Bài giảng hệ thống nông nghiệp dùng cho học viên cao học. Trường ĐHNN Hà Nội.

3. Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (2000). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

6. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên.Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

7. Đường Hồng Dật (1994). Lịch sử nông nghiệp Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Sử dụng đất ngày 20/08/2017,

Truy cập ngày 20/08/2017 từ http://www.vacne.org.vn.

9. Hội khoa học đất (2000). Đất Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Duy Thước (1992). Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lý trên đất đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam. Tạp chí khoa học đất, tr2.

11. Lê Hải Đường (2007). Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững. Tạp chí Dân tộc.

12. Lê Hội (1996). Một số phương pháp luận trong việc quản lý sử dụng đất đai. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tr193.

13. Lê Hồng Sơn (1995). Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng.Nxb Nông nghiệp. tr. 64.

14. Luật đất đai (2013). Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

15. Ngô Thế Dân (2001). Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp. Tạp chí Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn,(01). tr 3-4.

16. Nguyễn Đình Bồng, (2002). Quỹ đất quốc gia – Hiện trạng và dự báo sử dụng đất. Tạp chí khoa học đất, (16).

17. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

19. Nguyễn Khang, Nguyễn Công Pho (1999). Nghiên cứu quy trình đánh giá đất cho các vùng lãnh thổ. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.

20. Nguyễn Thị Vòng (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi Đài Loan cơ cấu cây trồng.

21. Nguyễn Văn Bích (2007). Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Phạm Chí Thành (1998). Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở Miền bắc Việt Nam.Tạp chí hoạt động khoa học, (3)tr18 – 21.

23. Phạm Vân Đình; Đỗ Kim Chung (1998). Kinh tế nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thái Nguyên (2017). Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai các năm từ 2010 - 2016 trên địa bàn TP Thái Nguyên.

25. Phòng thống kê TP Thái Nguyên (2017). Niên giám thống kê 2016.

26. Thái Phiên (2000). Sử dụng quản lý đất bền vững. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 27. UBND tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai

đoạn 2010 -2020.

28. Vũ Khắc Hòa (1996). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc.Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

29. Vũ Ngọc Tuyên (1994). Bảo vệ môi trường đất đai. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Vũ Thị Bình (1995). Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch nâng cao hiệu

quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm vùng đồng bằng sông Hồng. Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr 1–24.

kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

32. Vũ Thị Thanh Tâm (2007). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Kiến Thuỵ - huyện Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

B. Tài liệu Tiếng Anh

33. World Bank (1995). Development and the environment, World Bank, Washington.

PHỤ LỤC

Tình hình sản xuất các cây trồng tại TP Thái Nguyên

Loại cây trồng Năng suất Giá sản phẩm (1000 đồng/kg) Giá trị sản phẩm/ha (tấn/ha) (triệu đồng) Tiểu vùng 1 Lúa xuân 5,10 6,10 31,11 Lúa mùa 5,05 6,10 30,81 Củ đậu 15,05 3,50 52,68 Cải ngọt 12,12 5,20 63,02 Khoai lang 8,25 6,50 53,63 Đỗ tương 2,34 15,00 35,10 Ngô hè 5,33 6,40 34,11 Su hào 12,25 5,40 66,15 Lạc 2,65 12,00 31,80 Khoai tây 8,45 7,20 60,84 Cải bắp 14,61 4,80 70,13

Hoa ly 1,85 vạn cây 25/cây 460,50

Tiểu vùng 2 Lúa mùa 5,00 6,10 30,50 Lúa xuân 5,20 6,20 32,24 Ngô đông 5,68 6,50 36,92 Củ đậu 14,50 3,50 50,75 Đỗ tương 2,44 14,00 34,16 Ngô xuân 5,12 6,40 32,77 Khoai lang 7,80 7,00 54,60 Su hào 11,25 5,20 58,50 Lạc 2,45 12,00 29,40 Khoai tây 8,25 7,20 59,40 Ngô hè 5,33 6,40 34,11 Cải ngọt 11,50 5,20 59,80 Chè búp khô 3,20 170,00 544,00 Thanh long 17,50 20,00 350,00 Nhãn 12,00 25,00 300,00 Keo, bạch đàn 20 m3/ha 1,25 tr/m3 25,00 Cá 20,40 35,00 714,00

Tiểu vùng 3 Lúa mùa 5,25 6,20 32,55 Lúa xuân 5,10 6,20 31,62 Ngô đông 5,20 6,50 33,80 Củ đậu 15,25 3,50 53,38 Ngô xuân 5,24 6,30 33,01 Khoai lang 8,25 6,50 53,63 Ngô hè 5,33 6,40 34,11 Su hào 12,25 5,40 66,15 Lạc 2,65 12,00 31,80 Khoai tây 8,45 7,20 60,84 Thanh long 15,50 20,00 310,00 Nhãn 11,00 25,00 275,00 Keo, bạch đàn 20 m3/ha 1,25 tr/m3 25,00 Cá 20,60 35,00 721,00

Các LUT, KSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

LUT Kiểu sử dụng đất Kí hiệu

Chuyên lúa

Lúa mùa (1)

Lúa xuân - Lúa mùa (2)

2 lúa 1 màu

Lúa xuân - Lúa mùa - Củ đậu (3)

Lúa xuân - Lúa mùa - Cải ngọt (4)

Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang (5)

Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông (6)

1 lúa 2 màu

Đỗ tương - Lúa mùa - Ngô (7)

Ngô - Lúa mùa - Khoai lang (8)

Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô đông (9)

Ngô xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông (10)

Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông (11)

Chuyên màu, rau

Đỗ tương - ngô hè - củ đậu (12)

Su hào - Lạc - khoai tây (13)

Cải ngọt - Cải ngọt - Cải bắp (14)

Lạc - Ngô - Cải ngọt (15)

Cải ngọt - Lạc - Khoai tây (16)

Ngô xuân - Ngô hè thu - Khoai lang đông (17)

Ngô xuân - Ngô hè thu - Ngô đông (18)

Chuyên hoa

Hoa ly (19)

Cây ăn quả

Chè (20)

Nhãn (21)

Thanh long (22)

Cây lâm nghiệp

Thanh long, bạch đàn (23)

NTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)