Đặc điểm kinh tế, xã hội của TP.Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5% (vượt 0,5% so với kế hoạch). Trong đó:

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 18.130 tỷ đồng, tăng 18,1%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 đạt 11.284 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015.

Diễn biến giá trị sản xuất nông nghiệp của TP Thái Nguyên thể hiện chi tiết trong bảng 4.4 cho thấy:

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp TP Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Phân theo thành phần nông nghiệp Năm 2010 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng giá trị SX 7169,5 8614,6 9878,1 10565,1 11283,9 Ngành nông nghiệp

Nguồn: Số liệu từ Phòng Thống kê TP Thái Nguyên

Ngành nông nghiệp của TP Thái Nguyên có tổng giá trị sản xuất năm 2016 tăng so với năm 2010 là 4114,4 tỷ đồng, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp năm 2016 giảm 1514,91 ha so với năm 2010 điều đó cho thấy từ năm 2010 trở lại đây TP Thái Nguyên đã đầu tư khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp do đó năng suất cây trồng tăng lên trên cùng một đơn vị diện tích.

Sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 29.128 tấn (tăng 2128 tấn), bằng 107,9% kế hoạch tỉnh và thành phố.

Đến hết năm 2016 toàn thành phố có 1.475 ha diện tích chè; trong đó 1.280 ha cho sản phẩm, năng suất bình quân ước đạt 150 tạ/ha, dự ước sản lượng chè búp tươi năm 2016 đạt 19.000 tấn (tương đương với 4.100 tấn chè búp khô); tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố (tính tới thời điểm 1/7/2016) như sau: Đàn trâu: 3.398 con; đàn bò: 1.529 con; đàn lợn: 75.081 con; gia súc gia cầm: 1,13 triệu con.

Trên địa bàn thành phố hiện có 2370,0 ha đất lâm nghiệp; tập trung chủ yếu ở các xã phía tây thành phố.

Nhìn chung,sản xuất nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên phát triển ổn định. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi, ... được hình thành và sản xuất có hiệu quả, đặc biệt cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, ngoại trừ chè, ngành nông nghiệp của thành phố không có các sản phẩm hàng hóa lớn.

4.1.2.2. Đặc điểm xã hội * Dân số:

Dân số TP Thái Nguyên tính đến thời điểm 01/01/2016 có 296.483 người, trong đó dân số thành thị 237.543 người chiếm 80,12%, dân số khu vực nông thôn 58.940người chiếm 19,88% dân số toàn thành phố.

Trong dân số của TP năm 145.329 người chiến 49,02% tổng dân số; Nữ: 151.154 người chiếm 50,98% tổng dân số.

Số hộ dân trong TP có: 67.382, bình quân 4,4 người/hộ *Lao động và việc làm:

Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 174.924 người, chiếm 59% tổng dân số.

Trong đó: Nam 87.322 người chiếm 49.92% lao động;Nữ 87.602 người chiếm 50.08% lao động.

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 165.867 người. Trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 37.220 người, chiếm 22,44%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 74.706 người chiếm 45,04%, lao động trong các ngành dịch vụ 53.941 người chiếm 32,52%.

(Nguồn: Số liệu phòng thống kê TP.Thái Nguyên) 4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

TP Thái Nguyên có hệ thống giao thông phát triển, bao gồm các đường quốc lộ và đường sắt. Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

Hệ thống quốc lộ, gồm có: QL3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, cửa khẩu Tà Lùng Cao Bằng; QL1B nối Thái Nguyên - Lạng Sơn, cửa khẩu Hữu nghị quan; QL37 nối với các tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang với Bắc Giang - Bắc Ninh, hệ thống đường xe lửa Thái Nguyên - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hà Nội; Đường cao tốc QL3 mới nối với Thủ đô đã được khởi công xây dựng năm 2010; thành phố Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 52km.

Hệ thống đường sắt gồm có 3 tuyến chính với tổng chiều dài trên địa bàn Tỉnh là 98,55 km ( bao gồm tuyến Quan Triều – Hà Nội dài 75km, tuyến Thái

Nguyên – Kép dài 57 km phục vụ vận chuyển gang thép, tuyến Quan Triều – Núi Hồng qua Đại Từ dài 39km phục vụ vận tải than). Khá thuận tiện cho việc tổ chức liên kết vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông. Ga Thái Nguyên là một trong những ga vận chuyển hàng hoá và hành khách quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Lưu lượng tàu chạy qua với một chiều đi và một chiều về hàng ngày; lưu lượng vận chuyển hành khách khoảng 150.000 khách/năm.

*Thủy lợi

Thủy lợi được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của Thành phố. Hai hệ thống thủy nông sông Cầu, sông Công có đủ điều kiện để tưới tiêu ổn định phát triển nông nghiệp.Hiện nay Thành phố đã phê duyệt 7 công trình thủy lợi, trong đó có 1 số công trình trọng điểm đã được thi công nh ư đập Phúc Sen, đập Hồ Cây Si, kênh NTA xã Thịnh Đán, kênh tự chảy phường Tân Thành , kênh NB xã Tích Lương,…Phía Tây Thành phố có công trình Hồ Núi Cốc: Dung tích toàn bộ 178 triệu m3 nước; dung tích hữu ích 165 triệu m3 nước: Cao độ đỉnh đập chính 46,2m, kênh dẫn nước dài 18km. Phía Đông là các công trình hệ thống bơm điện tưới nước . Các công trình trị thủy gôm : hệ thống đê Mỏ Bạch , đê công viên Sông Cầu, đoạn đê từ bến Tượng xuống kho xăng Thành phố để bảo vệ phía Bắc Thành phố… Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)