Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT, KSD đất nôngnghiệp tại TP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 82)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sử dụng đất thông qua đánh giá tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, khả năng bảo vệ và cải tạo đất của các LUT, KSD đất.Trên cơ sở thực tế ở địa phương việc phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường được trình bày trong bảng 3.3 phần phương pháp nghiên cứu.

4.3.3.1.Tình trạng sử dụng phân bón cho các cây trồng của các nông hộ

Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng được sử dụng không đúng lượng, gây mất cân đối. Theo Đỗ Nguyên Hải (2001) một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N : P : K.

Kết quả điều tra cho thấy, Phân bón mà đa số các nông hộ sử dụng là phân đơn đạm urê (46%N), super lân (16% P2 O5), KCl (60% K2O) và NPK (5%N, 10% P2 O5, 3% K2O).

Bảng 4.15. Tình hình sử dụng phân bón của các cây trồng tại TP Thái Nguyên

Cây trồng

KgN/ha Kg P2O5/ha Kg K2O/ha Phân chuồng so với Đúng

HD (%) Đánh giá chung Tấn/ha Sử dụng HD dụng Sử HD Sử dụng HD dụng Sử HD Lúa xuân 121,4 120-150 90,2 60-90 64,5 70-90 5,2 7 50 TB Lúa mùa 108,5 90-110 78,4 50-80 43,2 50-60 5,7 8 50 TB Ngô 146,6 130-150 98,8 80-100 64,3 80-110 8,2 9 50 TB Khoai lang 98,5 90-120 90,3 60-80 90,4 90-110 7,1 9 50 TB Khoai tây 168,7 150-200 75,5 70-90 102,6 120-150 10 10 75 C Hoa ly 198,4 180-220 110,2 90-120 100,5 120-150 8,3 10 50 TB Lạc 50,2 40-60 79,8 60-80 61,4 70-90 8,4 10 50 TB Củ đậu 122,3 100-130 85,2 70-90 90,2 70-90 10,5 15 50 TB Đỗ tương 47,72 30-40 67,3 60-80 31,3 50-60 6,5 6-7 50 TB Cải ngọt 131,2 90-120 79,8 60-80 81,4 70-90 8,4 10 50 TB Su hào 152,3 100-140 86,2 70-90 88,2 70-90 10,5 15 50 TB Bắp cải 201,8 150-180 100,5 90-120 180,4 160-190 10,7 15 50 TB Nhãn 243,1 240-300 158,9 150-180 150,2 160-220 8,5 10-15 50 TB TThanh long 227,4 220-280 160,2 150-170 148,3 150-200 9,0 10-15 50 TB Chè 280,5 250-290 106,8 100-150 157,5 170-200 7,8 10-15 50 TB Bạch đàn, keo 67,6 60-90 47,4 40-60 32,2 50-70 5,0 10 50 TB

Mỗi loại phân sử dụng ( Phân chuồng, N, P2O5, K2O) đúng theo hướng dẫn được 25%

Để đánh giá tình trạng sử dụng phân bón của các nông hộ, sử dụng kết quả điều tra hộ nông dân về lượng phân bón cho các loại cây trồng tại các tiểu vùng được so sánh với hướng dẫn bón phân cho các cây trồng tại địa phương. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 4.15 cho thấy:

Các loại cây trồng được nông hộ bón phân đúng từ 50% đến 75% theo hướng dẫn, trong đó chỉ có cây khoai tây được bón phân đúng 75% theo hướng dẫn (chỉ không đúng hướng dẫn về phân kali).

Hầu hết các cây trồng được nông hộ bón phân đúng 50% theo hướng dẫn về phân đạm và phân lân, không đúng hướng dẫn về phân kali và phân chuồng (thường ít hơn so với hướng dẫn).

Một số cây trồng được nông hộ bón phân tuy cũng đúng 50% theo hướng dẫn nhưng có sự khác về loại phân bón đúng theo hướng dẫn (thường là phân đạm và phân lân).Trong đó cây đậu tương bón đúng về lượng phân chuồng và lượng phân lân; cây khoai lang được bón đúng về lượng đạm và kali; cây lạc được bón đúng về phân lân và kali.

4.3.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

Kết quả điều tra, tổng hợp tại bảng 4.16 cho thấy:

Các loại cây trồng được nông hộ sử dụng thuốc BVTV đúng theo hướng dẫn từ 25% đến 100%, trong đó các loại cây: lúa xuân, lúa mùa, ngô, đỗ tương, lạc, củ đậu, khoai tây, khoai lang và su hào được các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng theo 100% hướng dẫn (đúng thuốc cho từng loại cây, đúng liều lượng, đúng số lần sử dụng và thời gian cách ly).

Một số loại cây trồng khác như chè, nhãn, thanh long, keo và bạch đàn người dân sử dụng thuốc BVTV đúng 75% theohướng dẫn, sử dụng không đúng hướng dẫn về lượng thuốc sử dụng/lần hay số lần sử dụng.

Cây hoa ly được người dân sử dụng thuốc BVTV đúng 50% theo hướng dẫn, sử dụng không đúng hướng dẫn về lượng và số lần sử dụng.

Cây bắp cải và cải ngọt là 2 loại cây trồng có mức độ sử dụng thuốc BVTV chỉ đạt 25% đúng theo hướng dẫn, tạo khả năng ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe của người dân.

Bảng 4.16. Tình hình sử dụng các thuốc BVTV chính cho các cây trồng tại TP Thái Nguyên

Cây trồng Tên thuốc BVTV Lượng sử dụng/lần

Số lần sử dụng (lần)

Thời gian cách ly

(ngày) Đúng theo HD (%)

Tên thuốc Đơn vị tính Sử dụng HD Sử dụng HD Sử dụng HD LX-LM

Reasgant 3.6EC Lít/ha/lần 0,22 0,15-0,25 3 3 14 14 100 Diboxylin 2SL Lít/ha/lần 1,54 1,35-1,8 2 2 14 14 100

Padan 95SP Kg/ha/lần 0,8 0,8 3 3 7 7 100

Ngô Padan 95SP Kg/ha/lần 0,8 0,8 2 2 15 15 100

Wamrin 800SL Lít/ha/lần 0,8 0,8 2 2 14 14 100

Lạc FM - Tox 50EC Lít/ha/lần 0,56 0,5-0,7 3 3 7 7 100

Đỗ tương Bian 40EC Lít/ha/lần 1,55 1,0-2,0 3 3 7 7 100

Củ đậu Fastac 5 EC Lít/ha/lần 0,45 0,3-0,5 2 2 7 7 100

Khoai tây Anvil 5SL Lít/ha/lần 0,55 0,5-0,7 2 2 7 7 100

Khoai lang Anvil 5SL Lít/ha/lần 0,62 0,5-0,7 2 2 7 7 100

Su hào Fastac 5 EC Lít/ha/lần 0,48 0,3-0,5 2 2 7 7 100

Bắp cải

Vitashield 40EC Lít/ha/lần 1,0 0,6-0,8 3 2 6 7 25

Diboxylin 2SL Lít/ha/lần 2,0 1,35-1,8 3 2 6 7 25

Southsher 10EC Lít/ha/lần 0,5 0,2-0,4 3 2 6 7 25

Cải ngọt Aremec 36 EC Lít/ha/lần 0,28 0,15-0,25 3 2 6 7 25

Valivithaco SL Lít/ha/lần 1,8 1,5-1,7 3 2 6 7 25

Hoa ly Dylan 2EC Lít/ha/lần 0,4 0,14-0,3 3 2 7 7 50

Ofatox 400 EC Lít/ha/lần 0,8 0,5-0,7 3 2 7 7 50

Chè Buprofezin Kg/ha/lần 0,72 1 2 2 7 7 75

Azadirachtin Lít/ha/lần 0,4 0,5 2 2 7 7 75

Nhãn, Thanh long Asitrin 50EC Lít/ha/lần 0,3 0,2-0,4 3 2 7 7 75

Maxfos 50EC Lít/ha/lần 0,4 0,4 3 2 7 7 75

Keo, bạch đàn Daconil 75WP (15gr/10l) Lít/ha/lần 450 400-500 1 2 7 7 75 Mỗi chỉ tiêu (tên thuốc, lượng sử dụng/lần, số lần sử dụng, thời gian cách ly) trong dùng thuốc BVTV thực hiện đúng theo HD được 25%

4.3.3.3. Khả năng bảo vệ và cải tạo đất của các LUT, KSD đất

Đánh giá khả năng bảo vệ và cải tạo đất của các KSD đất theo 2 chỉ tiêu: khả năng bảo vệ đất và khả năng cải tạo đất của các cây trồng trong KSD theo phương pháp được trình bày ở phần Phương pháp nghiên cứu.

Bảng: 4.17 Đánh giá khả năng bảo vệ và cải tạo đất của các LUT, KSD đất trên địa bàn TP Thái Nguyên

LUT Kiểu sử dụng đất Chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ chung (%) Đánh giá chung Khả năng bảo vệ đất Khả năng cải tạo đất (%) (%) Chuyên lúa Lúa mùa 16,70 0,00 16,7 T

Lúa xuân - Lúa mùa 33,30 0,00 33,3 T

2 lúa 1 màu

Lúa xuân - Lúa mùa – Củ đậu 50,00 33,30 83,3 C Lúa xuân - Lúa mùa – Cải ngọt 50,00 33,30 83,3 C Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 50,00 33,30 83,3 C Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 50,00 33,30 83,3 C

1 lúa 2 màu

Đỗ tương – Lúa mùa – ngô đông 50,00 50,00 100 C Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô đông 50,00 33,30 83,3 C Ngô xuân - Lúa mùa - Khoai lang 50,00 33,30 83,3 C Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 50,00 50,00 100 C

Chuyên màu, rau

Đỗ tương – Ngô hè – Củ đậu 50,00 33,30 83,3 C Cải ngọt – Cải ngọt – Cải bắp 50,00 16,70 66,7 TB Lạc – ngô - Cải ngọt 50,00 33,30 83,3 C Cải ngọt - Lạc - Khoai tây 50,00 33,30 83,3 C Ngô xuân - Ngô hè thu - Khoai lang 50,00 16,70 66,7 TB Ngô xuân - Ngô hè thu - Ngô đông 50,00 0,00 50 TB Su hào - Lạc - Khoai tây 50,00 33,30 83,3 C

Chuyên hoa

Hoa ly 50,00 0,00 50 TB

Cây lâu năm (chè)

Chè 50,00 0,00 50 TB

Nhãn 50,00 0,00 50 TB

Thanh long 50,00 0,00 50 TB

Cây Lâm Nghiệp

Kết quả đánh giá khả năng bảo vệ và cải tạo đất của các LUT, KSD đất trên địa bàn TP Thái Nguyên trong bảng 4.17 cho thấy:

Các KSD đất có khả năng bảo vệ cải tạo đất dao động từ thấp đến cao, trong đó LUT chuyên lúa có 2 KSD đất đều có khả năng bảo vệ cải tạo đất thấp, 8 KSD đất: Cải ngọt – Cải ngọt – Cải bắp, Ngô xuân - Ngô hè thu - Khoai lang, Ngô xuân - Ngô hè thu - Ngô đông, Hoa ly, Chè, Nhãn, Thanh long, Keo bạch đàn có khả năng bảo vệ cải tạo đất trung bình, các KSD đất còn lại có khả năng bảo vệ cải thiện đất cao.

Như vậy tại TP Thái Nguyên có 12 KSD đất có khả năng bảo vệ và cải tạo đất cao là: Lúa xuân - Lúa mùa – Củ đậu; Lúa xuân - Lúa mùa – Cải ngọt; Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang; Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông; Đỗ tương – lúa mùa – ngô đông; Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô đông; Ngô xuân - Lúa mùa - Khoai lang; Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông; Đỗ tương – Ngô hè – Củ đậu; Lạc – ngô - Cải ngọt; Cải ngọt - Lạc - Khoai tây; Su hào - Lạc - Khoai tây.

4.3.3.4. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT, KSD đất

Tổng hợp số liệu điều tra nông hộ và trên thực tiễn, hiệu quả môi trường ở các LUT tại 3 tiểu vùng trên địa bàn được thể hiện ở bảng 4.18.Trong đó mức độ đúng (%) theo hướng dẫn trong sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các KSD đất được tính trung bình (%) theo các cây trồng có trong KSD đất.

Đánh giá HQMT của mỗi LUT, KSD đất lần lượt theo từng chỉ tiêu (Tình trạng sử dụng phân bón, tình trạng sử dụng thuốc BVTV và khả năng bảo vệ cải tạo đất) được thể hiện bằng mức phân cấp, rồi đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu theo mức phân cấp. Trong đó mức phân cấp có từ 2 chỉ tiêu đạt được trở lên, sẽ là mức phân cấp chung cho KSD đất. Trường hợp 3 chỉ tiêu ở 3 mức phân cấp khác nhau (1 cao, 1 thấp, 1 trung bình) được tính là trung bình.

Từ kết quả bảng 4.18, có thể thấy: * Tại tiểu vùng 1:

- LUT Chuyên lúa với KSD đất Lúa xuân – Lúa mùa có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV đạt 100%, khả năng bảo vệ và cải thiện đất nên có HQMT ở mức trung bình. - LUT 2 lúa 1 màu có 3 KSD đất, đều có HQMT ở tình trạng sử dụng

phân bón đạt trung bình (50%) theo hướng dẫn, nhưng có tình trạng sử dụng thuốc BVTV và khả năng bảo vệ và tạo đất ở mức cao..

- LUT chuyên màu, rau với 3 KSD đất có HQMT dao động từ trung bình đến cao. Trong đó: 2 KSD đất Đỗ tương - ngô hè - củ đậu và Su hào - Lạc - Khoai tây có HQMT cao do có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt trung bình, tình trạng sử dụng thuốc BVTV và khả năng bảo vệ và cải thiện đất ở mức cao; KSD Cải ngọt - Cải ngọt – Cải bắp có HQMT trung bình do có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt trung bình, tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo chỉ tiêu hướng dẫn đạt thấp (25%), khả năng bảo vệ và tạo đất ở mức cao.

- LUT chuyên hoa với 1 KSD đất Hoa ly có HQMT trung bình do có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn, tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn, khả năng bảo vệ và tạo đất đều ở mức trung bình.

* Tại tiểu vùng 2:

- LUT Chuyên lúa với 2 KSD đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn đạt cao (100%), nhưng có khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức thấp nên đều cho HQMT ở mức trung bình.

- LUT 2 lúa 1 màu với 2 KSD đất đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn đạt cao (100%), khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức cao nên đều cho HQMT ở mức cao.

- LUT 1 lúa 2 màu gồm 2 KSD đất đều có việc sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn cao (100%), khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức cao nên đều có HQMT cao.

- LUT chuyên rau màu gồm 3 KSD đất đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình , tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn đạt cao (75%), khả năng bảo vệ và cải thiện đất ở mức cao nên đều cho HQMT ở mức cao.

- LUT cây lâu năm gồm 3 KSD đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn cao ( 75%), khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức trung bình nên đều cho HQMT ở mức trung bình.

- LUT Cây lâm nghiệp gồm 1 KSD đất là Rừng sản xuất với việc sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV đạt 75%, khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức trung bình nên có HQMT ở mức trung bình.

* Tại tiểu vùng 3:

- LUT Chuyên lúa với 2 KSD đất đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn đạt 100%, khả năng bảo vệ và cải thiện đất ở mức thấp nên đều cho HQMT ở mức trung bình.

- LUT 2 lúa 1 màu với 2 KSD đất đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV đạt 100%, khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức cao nên đều cho HQMT ở mức cao.

- LUT 1 lúa 2 màu gồm 3 KSD đất đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn đạt 100%, khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức cao nên đều cho HQMT ở mức cao.

- LUT chuyên rau màu gồm 3 KSD đất đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dân đạt 100%, khả năng bảo vệ và cải tạo đất ở mức cao nên đều có HQMT cao.

- LUT cây lâu năm gồm 2 KSD đều có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn đạt cao (75%), khả năng bảo vệ và cải thiện đất ở mức trung bình nên đều cho HQMT ở mức trung bình.

- LUT Cây lâm nghiệp gồm 1 KSD đất là Rừng sản xuất có tình trạng sử dụng phân bón theo hướng dẫn đạt mức trung bình (50%), tình trạng sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn đạt cao (75%), khả năng bảo vệ và cải thiện đất ở mức trung bình nên có HQMT ở mức trung bình.

- Đối với LUT nuôi trồng thủy sản ở tiểu vùng 2 và 3: thường tập trung ở những vùng đất trũng, ngập nước thường xuyên được cải tạo để thả cá, loại hình sử dụng đất này vừa mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao vừa điều tiết nguồn nước mặt và điều hòa môi trường sinh thái. Do điều kiện thời gian hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)