Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 40)

3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng kinh tế trong TP Thái Nguyên. Dựa trên cơ sở về đặc điểm tự nhiên, lãnh thổ TP Thái Nguyên được chia thành 3 tiểu vùng.

- Tiểu vùng 1: Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, giáp ranh với nội đô, có thuận lợi cho sản xuất rau, hoa và cây nông nghiệp ngắn ngày, bao gồm các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Hương Sơn, Phú Xá, Quán Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Túc Duyên, Thình Đán, Trung Thành, Trưng Vương, Tích Lương. Diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng là 1049,91 ha, chiếm 9,77% tổng diện tích đất nông nghiệp TP Thái Nguyên. Điểm nghiên cứu đại diện là phường Túc Duyên.

- Tiểu vùng 2: Đây là vùng có địa hình nhiều đồi núi ở phía tây của TP Thái Nguyên, thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả lâu năm và cây chè, bao gồm các xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Phúc Hà, Quyết Thắng, Thịnh Đức.Diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng là 5468,99 ha, chiếm 50,87% tổng diện tích đất nông nghiệp TP Thái Nguyên... Điểm nghiên cứu đại diện là xã Tân Cương.

- Tiểu vùng 3: Đây là vùng vừa diện tích canh tác lúa, màu vừa có rừng trồng ở phía bắc TP Thái Nguyên, bao gồm: xã Đồng Bẩm, xã Cao Ngạn, phường Cam Giá, phường Đồng Quang, phường Gia Sàng. Diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng là 4232,7 ha, chiếm 39,37% tổng diện tích đất nông nghiệp TP Thái Nguyên. Điểm nghiên cứu đại diện là xã Cao Ngạn.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nội dung thu thập: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, loại hình và kiểu sử dụng đất,... của TP Thái Nguyên.

Nguồn số liệu thứ câp: UBND TP Thái Nguyên và các xã phường nghiên cứu, các phòng ban liên quan và trên phương tiện thông tin.Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

 Điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra in sẵn dùng để thu thập thông tin về hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ ở địa phương.

 Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu, chia thành 3 điểm đại diện cho đặc điểm sản xuất của thành phố. Tại mỗi điểm điều tra chọn 30 hộ có nhiều đất nông nghiệp để điều tra.

 Các thông tin thu thập gồm: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, loại đất); các LUT và kiểu sử dụng đất; Cây trồng (loại cây, mức năng suất, giá trị sản phẩm; Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV (mức bón trung bình); Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm....

3.3.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu

 Các thông tin định lượng: Được tổng hợp từ phiếu điều tra và được xử lý bằng phần mềm Excel.

 Các thông tin định tính: Được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn, thảo luận.

3.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.3.4.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

 Các chỉ tiêu dùng để dánh giá: Giá trị sản xuất; thu nhập hỗn hợp; hiệu quả đồng vốn. Hiệu quả kinh tế của LUT được tính trên 1 ha đất nông nghiệp trong 1 năm.

 Giá trị sản xuất (GTSX): được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra. Giá trị sản xuất (GTSX) = giá nông sản × năng suất; tính theo từng vụ và các vụ của LUT.

 Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX - CPTG

 Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ,... và các chi phí khác ngoài công lao động của gia đình)

 Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH/CPTG

 Đánh giá hiệu quả của từng LUT theo từng chỉ tiêu và tổng hợp các chỉ tiêu

 Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất, các chỉ tiêu được sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế (GTSX, TNHH, HQĐV) được phân ra thành 3 cấp trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT STT Mức phân cấp Ký hiệu GTSX (triệu đ/ha) TNHH (triệu đ/ha) HQĐV ( lần) 1 Cao C > 140 > 100 >2,0 2 Trung bình TB 70-140 40-100 1,2-2,0 3 Thấp T < 70 <40 <1,2

Đánh giá HQKT của mỗi LUT, KSD đất lần lượt theo từng chỉ tiêu GTSX, TNHH, HQĐV được thể hiện bằng mức phân cấp, rồi đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu theo mức phân cấp. Trong đó mức phân cấp có từ 2 chỉ tiêu đạt được trở lên, sẽ là mức phân cấp chung cho KSD đất. Trường hợp 3 chỉ tiêu ở 3 mức phân cấp khác nhau (1 cao, 1 thấp, 1 trung bình) sẽ phân cấp ở mức trung bình.

3.3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

 Các chỉ tiêu dùng để đánh giá: Khả năng giải quyết việc làm, Giá trị ngày công lao động; Mức độ chấp nhận của người dân.

 Khả năng giải quyết việc làm cho nông dân của các loại hình sử dụng đất thể hiện bằng số công lao động sử dụng cho loại hình sử dụng đất đó.

 Giá trị ngày công lao động; của LUT đánh giá theo tỷ số TNHH/công lao động của LUT.

 Mức độ chấp nhận của người dân (về điều kiện đất đai, kỹ thuật, nguồn vốn) với các loại hình sử dụng đất thể hiện bằng tỷ lệ % số hộ có khả năng áp dụng loại hình sử dụng đất đó trong tương lai.

 Đánh giá hiệu quả của từng LUT theo từng chỉ tiêu và tổng hợp các chỉ tiêu.

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của LUT được phân thành 3 cấp như sau:

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT

STT Mức phân cấp Ký hiệu Công lao động (công/ha) Giá trị ngày công LĐ (1000 đ/công) Khả năng chấp nhận của người dân (%) 1 Cao C ≥750 ≥150 ≥75 2 Trung bình TB 500 -750 80-150 50-75 3 Thấp T < 500 <80 <50

Đánh giá HQXH của mỗi LUT, KSD đất lần lượt theo từng chỉ tiêu (công lao động/ha, giá trị ngày công lao động và khả năng chấp nhận của người dân)

được thể hiện bằng mức phân cấp, rồi đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu theo mức phân cấp. Trong đó mức phân cấp có từ 2 chỉ tiêu đạt được trở lên, sẽ là mức phân cấp chung cho KSD đất. Trường hợp 3 chỉ tiêu ở 3 mức phân cấp khác nhau (1 cao, 1 thấp, 1 trung bình) sẽ phân cấp ở mức trung bình.

3.3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: Tình trạng sử dụng phân bón; tình trạng sử dụng thuốc BVTV, Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.

Phương pháp đánh giá tình trạng sử dụng phân bón

- So sánh tình trạng bón 4 loại phân chính (phân chuồng, đạm, lân, kali) của nông hộ với hướng dẫn của khuyến nông địa phương cho từng loại cây trồng cụ thể.Trong đó phân đạm , lân, kali tính ra kg nguyên chất/ha

- Mỗi loại phân sử dụng cho từng cây trồng trong KSD đất đúng theo hướng dẫn được tính 25%, sử dụng đúng 4 loại phân bón đạt 100%.

- Tình trạng sử dụng phân bón của KSD đất, được tính trung bình cho các vụ cây trồng có trong KSD đất, KSD đất có % sử dụng phân bón đúng càng cao, càng giảm khả năng ảnh hưởng xấu của phân bón, tạo hiệu quả môi trường cao.

Phương pháp đánh giá tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- So sánh tình trạng sử dụng thuốcBVTVcủa người dân với khuyến cáo cho từng loại cây trồng cụ thể, theo 4 chỉ tiêu (tên thuốc, lượng dùng/lần, số lần dùng và thời gian cách ly)

- Mỗi chỉ tiêu sử dụng đúng theo hướng dẫn được tính 25%, sử dụng đúng 4 chỉ tiêu đánh giá tình trạng sử dụng thuốc BVTV đạt 100%.

- Tình trạng sử dụng thuốc BVTV của KSD đất, tính trung bình theo các cây trồng có trong KSD đất, KSD đất có % sử dụng thuốc BVTV đúng càng cao, càng giảm khả năng ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV tới môi trường và tạo hiệu quả môi trường cao.

Phương pháp đánh giá khả năng bảo vệ, cải tạo đất của KSD đất

Đánh giá theo 2 chỉ tiêu: khả năng che phủ bảo vệ đất và khả năng cải tạo đất của các cây trồng trong KSD. Mỗi chỉ tiêu có thể đạt tối đa 50% Khả năng bảo vệ và cải tạo đất của KSD đất

của số vụ cây trồng ngắn ngày hay cây trồng lâu năm. Trong đó KSD đất có 1 vụ - 16,7%; 2 vụ-33,3% ; 3 vụ hay cây lâu năm -50,0%

- Khả năng cải tạo đất được đánh giá và tính % theo luân canh cây trồng khác nhau trong KSD đất. Trong đó KSD đất có: luân canh cây trồng cạn khác nhau – 16,7% ; luân canh cây trồng cạn với cây bộ đậu hay lúa nước với cây trồng cạn – 33,3%; luân canh lúa nước với cây trồng bộ đậu-50,0%

- Đánh giá khả năng bảo vệ và cải tạo đất của KSD đất theo % đạt được của 2 chỉ tiêu đánh giá. KSD đất càng có % khả năng bảo vệ và cải tạo đất cao ( tối đa 100%), càng bảo vệ cải tạo đất tốt và tạo hiệu quả môi trường cao.

Phân cấp các chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả về môi trường được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả môi trường của các LUT

STT Mức phân cấp Tình trạng sử dụng phân bón Tình trạng sử dụng thuốc BVTV Khả năng bảo vệ và cải tạo đất 1 Cao (C) ≥75% chỉ tiêu đúng theo HD ≥75% chỉ tiêu đúng theo HD ≥75 % chỉ tiêu Đánh giá 2 Trung bình (TB) 50-75% chỉ tiêu đúng theo HD 50-75% chỉ tiêu đúng theo HD 50-75% chỉ tiêu Đánh giá 3 Thấp (T) <50 % chỉ tiêu đúng theo HD <50 % chỉ tiêu đúng theo HD <50 % chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá HQMT của mỗi LUT, KSD đất lần lượt theo từng chỉ tiêu ( Tình trạng sử dụng phân bón, tình trạng sử dụng thuốc BVTV và khả năng bảo vệ cảo tạo đất) được thể hiện bằng mức phân cấp, rồi đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu theo mức phân cấp. Trong đó mức phân cấp có từ 2 chỉ tiêu đạt được trở lên, sẽ là mức phân cấp chung cho KSD đất. Trường hợp 3 chỉ tiêu ở 3 mức phân cấp khác nhau (1 cao, 1 thấp, 1 trung bình) sẽ phân cấp ở mức trung bình.

3.3.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp của các LUT

Đánh giá hiệu quả tổng hợp của LUT, KSD đất trên cơ sở tổng hợp các mức phân cấp 3 chỉ tiêu hiệu quả (kinh tế, xã hội và môi trường) của LUT, KSD đất. Trong đó mức phân cấp có từ 2 chỉ tiêu hiệu quả đạt được trở lên, sẽ là mức phân cấp chung cho KSD đất. Trường hợp 3 chỉ tiêu ở 3 mức phân cấp khác nhau (1 cao, 1 thấp, 1 trung bình) sẽ phân cấp ở mức trung bình.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP.THÁI NGUYÊN 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của TP Thái Nguyên 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của TP Thái Nguyên

4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, tọa độ địa lý: + Từ 210 đến 220 27’ Vĩ độ Bắc.

+ Từ 105025’ đến 106014’ Kinh độ Đông.

Hình 4.1.Sơ đồ địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương + Phía Đông giáp thành phố Sông Công

+ Phía Tây giáp huyện Đại Từ

+ Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km, cách không xa cảng biển Hải Phòng.

Thành phố nằm trong vùng địa hình trung du và đồng bằng, có địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu vực đất bằng thấp trũng. Trong đó: Cao độ trung bình dao động từ 26m đến 27m; Khu vực đồi núi có cao độ từ 50m đến 60m.

Hướng dốc chính của thành phố có hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc thường dưới 4%. Do địa hình đặc thù bát úp nên việc tiêu thoát nước sẽ phụ thuộc nhiều đến các khe, suối tự nhiên và các vệt trũng của địa hình.

Hình 4.2.Sơ đồ địa hình toàn tỉnh Thái Nguyên. 4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Thành phố Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông (mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta).

Thành phố Thái Nguyên có lượng mưa trung bình năm 2007mm. Một năm bình quân có 198 ngày mưa.Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10 và chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa hàng năm.

Thành phố Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vì nằm xa biển.. Nhiệt độ bình quân năm 220 - 230C. Độ ẩm tương đối trung bình ~ 80%; số giờ nắng trong năm 1.690 giờ.

Thành phố Thái Nguyên nằm giữa sông Cầu và sông Công do đó chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai sông này, đặc biệt là sông Cầu - trục thoát nước chính của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên.

Sông Cầu bắt nguồn từ núi Van On (105037’40”- 21015’40”) ở độ cao 1.175m, thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Diện tích lưu vực 6.030km2, với chiều dài sông 288,5km (tính từ đầu nguồn về đến Phả Lại). Đoạn từ Thái Nguyên đến hết tỉnh, lòng sông mở rộng, dòng sâu và có vận tốc nhỏ hơn thượng lưu nhưng có tình trạng úng ngập khi có lũ lớn. Chiều dài sông Cầu chảy trên tỉnh Thái Nguyên khoảng 110km (đoạn qua thành phố Thái Nguyên khoảng 22km), diện tích lưu vực xấp xỉ 3.480km2 (không kể lưu vực sông Công) chiếm 1/2 diện tích lưu vực sông.. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m-

³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Sông Công bắt nguồn từ núi Ba Lan thuộc huyện Định Hoá, diện tích lưu vực 951Km2 có độ dốc bình quân 1,03%. Chiều dài 96km. Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây.Trên sông Công có hồ núi Cốc dùng để điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên, đồng thời là khu du lịch của Thành phố.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của TP.Thái Nguyên 4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế 4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5% (vượt 0,5% so với kế hoạch). Trong đó:

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 18.130 tỷ đồng, tăng 18,1%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 đạt 11.284 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015.

Diễn biến giá trị sản xuất nông nghiệp của TP Thái Nguyên thể hiện chi tiết trong bảng 4.4 cho thấy:

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp TP Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Phân theo thành phần nông nghiệp Năm 2010 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng giá trị SX 7169,5 8614,6 9878,1 10565,1 11283,9 Ngành nông nghiệp

Nguồn: Số liệu từ Phòng Thống kê TP Thái Nguyên

Ngành nông nghiệp của TP Thái Nguyên có tổng giá trị sản xuất năm 2016 tăng so với năm 2010 là 4114,4 tỷ đồng, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp năm 2016 giảm 1514,91 ha so với năm 2010 điều đó cho thấy từ năm 2010 trở lại đây TP Thái Nguyên đã đầu tư khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp do đó năng suất cây trồng tăng lên trên cùng một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 40)