Đánh giá chung điều kiên kinh tế xã hội TP TháiNguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

4.1.3.1. Ưu điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị trung tâm tỉnh Thái Nguyên, trung tâm kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, đồng thời là vùng đối trọng phía Bắc Thủ đô Hà Nội, nên được chú trọng đầu tư các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội quy mô lớn.

Thành phố Thái Nguyên tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông quốc gia (quốc lộ, cao tốc, đường sắt, đường thủy ) để phát triển giao thương trong nước & quốc tế. Trong đó tuyến Quốc lộ 3 mới và sau này là tuyến Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đóng vai trò quan trọng kết nối thành phố Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng Thủ đô Hà Nội, hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng và hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Hình 4.3. Sơ đồ mối liên hệ vùng.

Về phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Thái Nguyên có cơ cấu kinh tế hiện đại với dịch vụ, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; Là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, đồng thời là trung tâm y tế vùng, bên cạnh đó lại có nhiều điểm du lịch hấp dẫn.

Về địa hình, địa chất công trình, thành phố Thái Nguyên có địa chất công trình thuận lợi cho xây dựng, địa hình khá đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Về chất lượng, quy mô dân số, thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, có chất lượng.

4.1.3.2. Hạn chế về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên

- Sự gia tăng dân số đòi hỏi hàng n ăm phải giải quyết một quỹ đất cho khu dân cư mới. Diện tích đất ở tăng thêm này chủ yếu lấy vào diện tích đất nông nghiệp. Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của ngườidân ngày càng lớn, việc xây dựng hàng loạt các công trình, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí sẽ ảnh hưởng tới diện tích đất nông nghiệp của thành phố.

- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả năng ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp chưa cao, còn nhiều tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, rượu chè…

- Cơ sở hạ tầng, giao thông và mương máng nội đồng phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

- Giá thành nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.

- Trong sản xuất người dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế gây nên những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn Thành phố thì cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹ đất nông nghiệp, chưa sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý để vừa đápứng mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa vừa đảm bảo nâng cao đời sông dân cư, phát triển ổn định, bền vững.

(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020.)

4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)