Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 45)

4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, tọa độ địa lý: + Từ 210 đến 220 27’ Vĩ độ Bắc.

+ Từ 105025’ đến 106014’ Kinh độ Đông.

Hình 4.1.Sơ đồ địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương + Phía Đông giáp thành phố Sông Công

+ Phía Tây giáp huyện Đại Từ

+ Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km, cách không xa cảng biển Hải Phòng.

Thành phố nằm trong vùng địa hình trung du và đồng bằng, có địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu vực đất bằng thấp trũng. Trong đó: Cao độ trung bình dao động từ 26m đến 27m; Khu vực đồi núi có cao độ từ 50m đến 60m.

Hướng dốc chính của thành phố có hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc thường dưới 4%. Do địa hình đặc thù bát úp nên việc tiêu thoát nước sẽ phụ thuộc nhiều đến các khe, suối tự nhiên và các vệt trũng của địa hình.

Hình 4.2.Sơ đồ địa hình toàn tỉnh Thái Nguyên. 4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Thành phố Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông (mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta).

Thành phố Thái Nguyên có lượng mưa trung bình năm 2007mm. Một năm bình quân có 198 ngày mưa.Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10 và chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa hàng năm.

Thành phố Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vì nằm xa biển.. Nhiệt độ bình quân năm 220 - 230C. Độ ẩm tương đối trung bình ~ 80%; số giờ nắng trong năm 1.690 giờ.

Thành phố Thái Nguyên nằm giữa sông Cầu và sông Công do đó chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai sông này, đặc biệt là sông Cầu - trục thoát nước chính của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên.

Sông Cầu bắt nguồn từ núi Van On (105037’40”- 21015’40”) ở độ cao 1.175m, thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Diện tích lưu vực 6.030km2, với chiều dài sông 288,5km (tính từ đầu nguồn về đến Phả Lại). Đoạn từ Thái Nguyên đến hết tỉnh, lòng sông mở rộng, dòng sâu và có vận tốc nhỏ hơn thượng lưu nhưng có tình trạng úng ngập khi có lũ lớn. Chiều dài sông Cầu chảy trên tỉnh Thái Nguyên khoảng 110km (đoạn qua thành phố Thái Nguyên khoảng 22km), diện tích lưu vực xấp xỉ 3.480km2 (không kể lưu vực sông Công) chiếm 1/2 diện tích lưu vực sông.. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m-

³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Sông Công bắt nguồn từ núi Ba Lan thuộc huyện Định Hoá, diện tích lưu vực 951Km2 có độ dốc bình quân 1,03%. Chiều dài 96km. Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây.Trên sông Công có hồ núi Cốc dùng để điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên, đồng thời là khu du lịch của Thành phố.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của TP.Thái Nguyên 4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế 4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5% (vượt 0,5% so với kế hoạch). Trong đó:

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 18.130 tỷ đồng, tăng 18,1%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 đạt 11.284 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015.

Diễn biến giá trị sản xuất nông nghiệp của TP Thái Nguyên thể hiện chi tiết trong bảng 4.4 cho thấy:

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp TP Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Phân theo thành phần nông nghiệp Năm 2010 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng giá trị SX 7169,5 8614,6 9878,1 10565,1 11283,9 Ngành nông nghiệp

Nguồn: Số liệu từ Phòng Thống kê TP Thái Nguyên

Ngành nông nghiệp của TP Thái Nguyên có tổng giá trị sản xuất năm 2016 tăng so với năm 2010 là 4114,4 tỷ đồng, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp năm 2016 giảm 1514,91 ha so với năm 2010 điều đó cho thấy từ năm 2010 trở lại đây TP Thái Nguyên đã đầu tư khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp do đó năng suất cây trồng tăng lên trên cùng một đơn vị diện tích.

Sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 29.128 tấn (tăng 2128 tấn), bằng 107,9% kế hoạch tỉnh và thành phố.

Đến hết năm 2016 toàn thành phố có 1.475 ha diện tích chè; trong đó 1.280 ha cho sản phẩm, năng suất bình quân ước đạt 150 tạ/ha, dự ước sản lượng chè búp tươi năm 2016 đạt 19.000 tấn (tương đương với 4.100 tấn chè búp khô); tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố (tính tới thời điểm 1/7/2016) như sau: Đàn trâu: 3.398 con; đàn bò: 1.529 con; đàn lợn: 75.081 con; gia súc gia cầm: 1,13 triệu con.

Trên địa bàn thành phố hiện có 2370,0 ha đất lâm nghiệp; tập trung chủ yếu ở các xã phía tây thành phố.

Nhìn chung,sản xuất nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên phát triển ổn định. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi, ... được hình thành và sản xuất có hiệu quả, đặc biệt cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, ngoại trừ chè, ngành nông nghiệp của thành phố không có các sản phẩm hàng hóa lớn.

4.1.2.2. Đặc điểm xã hội * Dân số:

Dân số TP Thái Nguyên tính đến thời điểm 01/01/2016 có 296.483 người, trong đó dân số thành thị 237.543 người chiếm 80,12%, dân số khu vực nông thôn 58.940người chiếm 19,88% dân số toàn thành phố.

Trong dân số của TP năm 145.329 người chiến 49,02% tổng dân số; Nữ: 151.154 người chiếm 50,98% tổng dân số.

Số hộ dân trong TP có: 67.382, bình quân 4,4 người/hộ *Lao động và việc làm:

Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 174.924 người, chiếm 59% tổng dân số.

Trong đó: Nam 87.322 người chiếm 49.92% lao động;Nữ 87.602 người chiếm 50.08% lao động.

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 165.867 người. Trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 37.220 người, chiếm 22,44%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 74.706 người chiếm 45,04%, lao động trong các ngành dịch vụ 53.941 người chiếm 32,52%.

(Nguồn: Số liệu phòng thống kê TP.Thái Nguyên) 4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

TP Thái Nguyên có hệ thống giao thông phát triển, bao gồm các đường quốc lộ và đường sắt. Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

Hệ thống quốc lộ, gồm có: QL3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, cửa khẩu Tà Lùng Cao Bằng; QL1B nối Thái Nguyên - Lạng Sơn, cửa khẩu Hữu nghị quan; QL37 nối với các tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang với Bắc Giang - Bắc Ninh, hệ thống đường xe lửa Thái Nguyên - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hà Nội; Đường cao tốc QL3 mới nối với Thủ đô đã được khởi công xây dựng năm 2010; thành phố Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 52km.

Hệ thống đường sắt gồm có 3 tuyến chính với tổng chiều dài trên địa bàn Tỉnh là 98,55 km ( bao gồm tuyến Quan Triều – Hà Nội dài 75km, tuyến Thái

Nguyên – Kép dài 57 km phục vụ vận chuyển gang thép, tuyến Quan Triều – Núi Hồng qua Đại Từ dài 39km phục vụ vận tải than). Khá thuận tiện cho việc tổ chức liên kết vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông. Ga Thái Nguyên là một trong những ga vận chuyển hàng hoá và hành khách quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Lưu lượng tàu chạy qua với một chiều đi và một chiều về hàng ngày; lưu lượng vận chuyển hành khách khoảng 150.000 khách/năm.

*Thủy lợi

Thủy lợi được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của Thành phố. Hai hệ thống thủy nông sông Cầu, sông Công có đủ điều kiện để tưới tiêu ổn định phát triển nông nghiệp.Hiện nay Thành phố đã phê duyệt 7 công trình thủy lợi, trong đó có 1 số công trình trọng điểm đã được thi công nh ư đập Phúc Sen, đập Hồ Cây Si, kênh NTA xã Thịnh Đán, kênh tự chảy phường Tân Thành , kênh NB xã Tích Lương,…Phía Tây Thành phố có công trình Hồ Núi Cốc: Dung tích toàn bộ 178 triệu m3 nước; dung tích hữu ích 165 triệu m3 nước: Cao độ đỉnh đập chính 46,2m, kênh dẫn nước dài 18km. Phía Đông là các công trình hệ thống bơm điện tưới nước . Các công trình trị thủy gôm : hệ thống đê Mỏ Bạch , đê công viên Sông Cầu, đoạn đê từ bến Tượng xuống kho xăng Thành phố để bảo vệ phía Bắc Thành phố… Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

4.1.3. Đánh giá chung điều kiên kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên

4.1.3.1. Ưu điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị trung tâm tỉnh Thái Nguyên, trung tâm kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, đồng thời là vùng đối trọng phía Bắc Thủ đô Hà Nội, nên được chú trọng đầu tư các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội quy mô lớn.

Thành phố Thái Nguyên tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông quốc gia (quốc lộ, cao tốc, đường sắt, đường thủy ) để phát triển giao thương trong nước & quốc tế. Trong đó tuyến Quốc lộ 3 mới và sau này là tuyến Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đóng vai trò quan trọng kết nối thành phố Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng Thủ đô Hà Nội, hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng và hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Hình 4.3. Sơ đồ mối liên hệ vùng.

Về phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Thái Nguyên có cơ cấu kinh tế hiện đại với dịch vụ, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; Là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, đồng thời là trung tâm y tế vùng, bên cạnh đó lại có nhiều điểm du lịch hấp dẫn.

Về địa hình, địa chất công trình, thành phố Thái Nguyên có địa chất công trình thuận lợi cho xây dựng, địa hình khá đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Về chất lượng, quy mô dân số, thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, có chất lượng.

4.1.3.2. Hạn chế về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên

- Sự gia tăng dân số đòi hỏi hàng n ăm phải giải quyết một quỹ đất cho khu dân cư mới. Diện tích đất ở tăng thêm này chủ yếu lấy vào diện tích đất nông nghiệp. Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của ngườidân ngày càng lớn, việc xây dựng hàng loạt các công trình, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí sẽ ảnh hưởng tới diện tích đất nông nghiệp của thành phố.

- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả năng ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp chưa cao, còn nhiều tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, rượu chè…

- Cơ sở hạ tầng, giao thông và mương máng nội đồng phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

- Giá thành nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.

- Trong sản xuất người dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế gây nên những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn Thành phố thì cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹ đất nông nghiệp, chưa sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý để vừa đápứng mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa vừa đảm bảo nâng cao đời sông dân cư, phát triển ổn định, bền vững.

(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020.)

4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TP THÁI NGUYÊN

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nông nghiệp tại TP.Thái Nguyên TP.Thái Nguyên

Số liệu ở bảng cho thấy: Trong cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 10.751,6 ha, chiếm 63,00 % tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có diện tích 6.151,3 ha chiếm 36,1% tổng diện tích tự nhiên. Còn lại là 150,40 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,90% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.

Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu các loại đất TP Thái Nguyên năm 2016

STT Loại đất hiệu Kí Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 17053,3 100,00

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 10751,60 63,00

1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8111,46 47,57

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4044,18 23,70

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2932,71 17,18

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1111,47 6,52

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4070,60 23,87

1,2 Đất lâm nghiệp LNP 2370,6 13,90

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2370,6 13,90

1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 266,22 1,56

1,4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00

1,5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00 0,00

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6151,3 36,07

2,1 Đất ở OCT 1607,1 9,42

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 460,5 2,70

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1146,6 6,72

2,2 Đất chuyên dùng CDG 3281,9 19,24

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 45,2 0,27

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 253,0 1,48

2.2.3 Đất an ninh CAN 8,9 0,05

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 454,5 2,66

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 834,3 4,89

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1686,0 9,89

2,3 Đất cơ sở tôn giáo TON 13,2 0,08

2,4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,1 0,02

2,5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 158,4 0,93

2,6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 422,8 2,48

2,7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 664,4 3,90

2,8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,5 0,00

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 150,4 0,88

3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 131,8 0,77

3,2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 18,6 0,11

3,3 Núi đá không có rừng cây NCS 0 0,00

Số liệu trong bảng 4.2 cho thấy: Đất sản xuất nông nghiệp tại TP Thái Nguyên năm 2016 là 8111,46 ha, chiếm 75,44% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm là 4044,18 ha, chiếm 37,58% tổng diện tích đất nông nghiệp và chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm 4070,6 ha , chiếm 37,86% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có diện tích là 2370,6 ha, chiếm 22,04% diện tích đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thuỷ sản 266,22 ha, chiếm 2,48% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 4.3. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2016

STT Loại đất Mã Diện tích (ha)

Cơ cấu (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 10751,60 100,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8111,46 75,44 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4044,18 37,58

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2932,71 27,25

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1111,47 10,34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 45)