Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng quản lý đất đai của tỉnh
LÝ ĐẤT ĐAI CỦA TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang
-Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn;
-Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên;
Tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên.
Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn).
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu vực còn rừng tự nhiên.
Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc...; thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
+ Về Khí hậu: Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% - 80%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000 mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa Hè. Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa. Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
+ Về Thủy văn: Bắc Giang có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương
và sông Lục Nam. Đây là 3 con sông đầu nguồn, tập trung đổ nước vào Phả Lại, nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. Sông Phả Lại chảy xuôi một đoạn, đến Gia Bình của Bắc Ninh thì nhận thêm nước của sông Đuống, chia nước từ sông Hồng chảy sang, sau đó chia làm hai nhánh đổ ra biển. Nhánh qua Hải Dương sang Thái Bình là sông Thái Bình. Nhánh qua Hải Dương rồi đổ ra Hải Phòng là sông Kinh Thầy. Tất cả các sông này hợp thành một hệ thống, gọi là hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống sông Thái Bình cung cấp nước tưới và là cơ sở giao thông thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc của đồng bằng Bắc Bộ.
Ba dòng sông của Bắc Giang đều là những dòng sông có chiều dài trên 100 km và có diện tích lưu vực, lượng nước vào loại trung bình so với hệ thống các sông, lớn nhỏ của nước ta.
4.1.1.4. Tài nguyên, thiên nhiên
+ Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên. Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa, Nhóm đất bạc màu, Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, Nhóm đất đỏ vàng, Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, Nhóm đất xói mòn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự nhiên.
+ Tài nguyên nước: Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
+ Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.
+ Tài nguyên khoáng sản: Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bắc Giang nói chung không lớn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản gồm các loại: năng lượng, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng thông thường. Nhiều loại có giá trị thương mại cao, có tiềm năng như than (dự báo trữ lượng trên 113,5 triệu tấn); các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng khá lớn, phân bố khắp nơi trong tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến phục vụ cho xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông như: sét, gạch, ngói (dự báo trữ lượng 365 triệu m3), cát sỏi, đất san lấp; khoáng sản có triển vọng và phân bố chủ yếu các huyện miền núi như: quặng đồng, vàng, chì, kẽm.
+ Tài nguyên du lịch: Bắc Giang có tiềm năng về du lịch lớn. Các điểm có thể khai thác như hồ Cấm Sơn và một vài khu như Khuôn Thần (Lục Ngạn), suối Mỡ (Lục Nam) và Khu di tích lịch sử thành cổ nhà Mạc (thế kỷ XVI-XVII), thành cổ Xương Giang (thế kỷ XV), di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) là di tích Quốc gia đặc biệt; du lịch an toàn khu II, đền chùa Y Sơn và du lịch lăng đá cổ huyện Hiệp Hòa, khu du lịch tâm linh - sinh thái Núi Dành (Tân Yên), rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động). Một số điểm có kiến trúc nổi tiếng như Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chùa Bổ Đà là hai trung tâm truyền Phật giáo vào thế kỷ XII - XIII, một số đình, chùa có kiến trúc độc đáo như đình Phù Lão, đình Thổ Hà, đình Lỗ Hạnh được mệnh danh là đệ nhất Kinh Bắc thế kỷ XVI, đình Tiên Lục (thế kỷ XVII), nơi còn lưu lại cây Dã Hương ngàn năm tuổi…
Nếu được đầu tư, những địa điểm trên có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân ước đạt 9,4%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 16,3% (công nghiệp tăng 19,8%, xây dựng tăng 7,5%), dịch vụ đạt 6,8%, nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3,6%;
- GDP bình quân/người năm 2015 ước đạt 1.530USD, tăng 820USD so với năm 2010, rút ngắn khoảng cách so với bình quân cả nước, từ 56% năm 2010 lên 66,5% năm 2015.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ước năm 2015, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,5%, dịch vụ chiếm 36,5%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24% trong cơ cấu kinh tế.
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá 2010) năm 2015 ước đạt 44.620 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 29,2%/năm.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sảnnăm 2015 ước đạt 17.720 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 5,2%/năm.
- Giá trị sản xuất bình quân/1ha đất nông nghiệp liên tục tăng theo từng năm. Năm 2015 ước đạt 75 triệu đồng/ha, tăng 28 triệu đồng/ha so với năm 2010; sản lượng lương thực có hạt đạt 645 nghìn tấn.
- Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung với những sản phẩm hàng hóa có giá trị; phát triển được một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, vải sớm Phúc Hòa, lúa thơm Yên Dũng…
- Ước hết năm 2015, đàn lợn có khoảng 1,21 triệu con, đàn gia cầm khoảng 17 triệu con.
- Đến hết năm 2014 có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến lũy kế đến hết năm 2015 có 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 16,3% số xã.
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt khoảng 17.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 19,6%.
- Kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng vượt bậc, ước năm 2015 đạt 2,6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 51%/năm, bằng 8,6 lần so với năm 2010, gấp 3,3 lần so với mục tiêu đề ra.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 ước đạt trên 107 nghìn tỷ đồng, bằng 134,7% mục tiêu, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 24,9%.
4.1.2.2. Về văn hóa - xã hội
- Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học năm 2014 đạt 83,5%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 76,1% (tăng 14,6% trường so với năm 2010). Ước đến hết
năm 2015 tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học toàn tỉnh đạt 85%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 80%.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2014 đạt 69,6%, ước năm 2015 đạt 77,4%.
- Công tác giải quyết việc làm đạt được kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho trên 136,6 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 27 nghìn lao động).
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,6% năm 2010 xuống còn khoảng 9% năm 2014, năm 2015 ước còn khoảng 8%
4.1.3. Thực trạng quản lý đất đai của tỉnh Bắc Giang
4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai
a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
Công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành và của tỉnh đề ra. Khái quát tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được áp dụng theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh và các Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh.
Khi chính sách đất đai thay đổi, bổ sung được ban hành, UBND tỉnh giao cho ngành Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai để kịp thời nắm rõ những quy định mới của Nhà nước về đất đai.
Các văn bản ban hành đã có xem xét kỹ lưỡng đến tình hình thực tế tại các địa phương trong toàn tỉnh tại thời điểm ban hành, nên cơ bản phù hợp đáp ứng được yêu cầu, đúng quy định của trên, phù hợp với thực tế địa phương trên tinh thần cải cách hành chính. Góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.
b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Ngày 27/10/1962 tỉnh Bắc Giang sát nhập với tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc cho tới ngày 01/01/1997 lại được tách ra như cũ. Các huyện, xã, thị trấn trong tỉnh thực hiện theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc hoạch định ranh giới ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và đã thống nhất ranh gới giữa các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận.
Thực hiện các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh và chia tách địa giới hành chính, UBND tỉnh đã xác định địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính của tỉnh, 10 huyện, thành phố và 230 xã, phường, thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh có 926 mốc địa giới hành chính: cấp tỉnh 91 mốc, cấp huyện 188 mốc và cấp xã 647 mốc. Thành lập bản đồ hành chính tỉnh, 10/10 huyện, thành phố và các phường, xã, thị trấn.
c. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
* Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính:
UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 14/2007/NQ- HĐND ngày 07/12/2007 về đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính; ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 10/7/2008 triển khai công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ địa chính; Quyết định 2141/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 về Dự án tổng thể lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2011 – 2020.
Trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã đo đạc địa chính được 103 xã với tổng diện tích 161.784 ha (gấp gần hai lần diện tích đo đạc bản đồ địa chính những năm trước đây) đưa tổng diện tích được đo đạc bản đồ lên 249.143 ha chiếm 64,9% diện tích tự nhiên. Như vậy công tác đo đạc địa chính trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thành.
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện từ năm 1995 và ngày càng được tăng cường đầu tư; Bản đồ địa chính đã từng bước được lập theo hệ tọa độ chính quy VN2000 và được lưu giữ cả dạng số và dạng giấy đã góp phần làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (đăng ký đất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng; cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập quy hoạch xây dựng khu dân cư; thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai; cơ sở