Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn thị xã
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 11.948,60 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thị xã có vị trí địa lý từ 105022’ đến 105041’ vĩ độ Bắc, từ 21022’ đến 21035’ độ kinh Đông và có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp thị xã Sóc Sơn, thị xã Hà Nội; - Phía Nam giáp thị xã Mê Linh, thị xã Hà Nội; - Phía Tây giáp thị xã Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thị xã có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường (Xuân Hòa, Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng) và 4 xã (Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh).
Thị xã Phúc Yên thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, là trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ quan trọng của tỉnh và là một đầu mối giao thông của vùng phía Bắc và quốc gia. Trong xu thế phát triển hiện nay, thì vị trí của thị xã có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập:
- Về giao thông: Với vị trí gần như cửa ngõ phía Đông Bắc của vùng và của tỉnh nên thị xã Phúc Yên có điều kiện thuận lợi thông thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh nhờ các trục giao thông quan trọng như: đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường bộ (quốc lộ 2, quốc lộ 23...) và đặc biệt là thị xã nằm rất gần với sân bay quốc tế Nội Bài (8 km), cách thị xã Hà Nội 30 km.
- Về mở rộng thị trường: Với vị trí giao thông thuận lợi như trên, thị xã Phúc Yên đã trở thành một trong những mắt xích quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc,
có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá do có hệ thống giao thông thuận tiện tới cảng Hải Phòng thông qua đường quốc lộ 5, cảng Cái Lân - Quảng Ninh (thông qua quốc lộ 18). Kết hợp với hệ thống đường bộ đi các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang; đường sắt đi các tỉnh phía Bắc trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường xuyên Á (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) do đó thị trường không chỉ mở rộng đến các tỉnh trong nước mà còn mở rộng thị trường với Trung Quốc và các nước ASEAN.
- Về liên kết vùng trong nước: Thị xã Phúc Yên có lợi thế về địa lý tiếp giáp với Hà Nội và là đô thị vệ tinh của Hà Nội, trong những năm qua thị xã đã hình thành các khu công nghiệp trong hệ thống vành đai công nghiệp các tỉnh phía Bắc, là nơi có khu du lịch nghỉ dưỡng mang tính quốc gia (Hồ Đại Lải) và là nơi đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho các tỉnh phía Bắc mà cả nước. Vì vậy sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng gắn liền với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Hà Nội trong mối quan hệ về phát triển công nghiệp (gần các khu công nghiệp của Hà Nội), tốc độ đô thị hóa, sức ép về lao động, giải quyết việc làm, đất đai và những mối quan hệ về du lịch, dịch vụ, các vấn đề về xã hội...
Như vậy, vị trí địa lý của thị xã Phúc Yên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và giao lưu dễ dàng với các địa phương khác mà còn là mắt xích có vai trò rất quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc và đối với cả vùng Bắc Bộ.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị xã Phúc Yên thuộc vùng trung du, tiếp giáp núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, được chia làm 2 vùng chính:
- Vùng đồi núi bán sơn địa: Gồm có các xã Ngọc Thanh, Cao Minh và phường Xuân Hòa, Đồng Xuân với diện tích khoảng 9.300 ha (chiếm 77,50% diện tích tự nhiên).
- Vùng đồng bằng: Gồm các xã Nam Viêm, Tiền Châu và các phường Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, với diện tích khoảng 2.700 ha (chiếm 22,50% diện tích tự nhiên).
4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu
Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC - 23,5oC; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 39oC và tháng lạnh nhất là 10 oC.
- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.646 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 195 giờ.
- Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.650 mm; lượng mưa không đồng đều trong năm, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, tháng 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất là 310 mm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 84-86%, cao nhất 86-87% (tháng 4), thấp nhất 79 - 80% (tháng 2).
- Gió có 2 hướng chủ yếu là gió Đông - Nam (thổi từ tháng 4 đến 9) vận tốc gió trung bình là 2,4 m/s; gió Đông Bắc (thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) thường kéo theo không khí lạnh và sương muối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân.
Nhìn chung khí hậu của thị xã khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt; tuy nhiên do địa hình của thị xã có đồi núi cao nên khí hậu cũng có sự chi phối của khí hậu vùng cao (chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Thanh).
* Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của thị xã Phúc Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nước của hệ thống sông Cà Lồ, hồ Đại Lải, sông Bá Hanh. Chỉ tính riêng khu vực thị xã thì việc điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt luôn đảm bảo trong cả 2 mùa: Mùa Đông và mùa Hè, trong đó:
- Sông Cà Lồ là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho thị xã thông qua các trạm bơm đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.
- Sông Bá Hanh bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót nằm giữa xã Trung Mỹ thị xã Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên sau đó nhập vào sông Cánh và đổ vào sông Cà Lồ.
- Hồ Đại Lải có diện tích khá lớn (525 ha), nằm ở vùng đồi núi thuộc xã Ngọc Thanh và Cao Minh, do vậy ngoài tác dụng điều tiết khí hậu, nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, hồ Đại Lải cùng với các điều kiện môi trường và sinh thái xung quanh góp phần tạo nên điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
- Ngoài ra thị xã còn có các đầm như đầm Rượu và các hồ nhỏ... có tác dụng cung cấp nước và điều hòa môi trường sinh thái trong khu vực.