Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3.2.Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

2.3. Cơ sở thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử dụng đất

2.3.2.Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu:

Từ đầu những năm 1970, Bùi Quan Toản cùng một số cán bộ khoa học của Viện Thổ nhưỡng – Nông hoá như: Vũ Cao Thái, Đinh Văn Tĩnh, Nguyễn Văn Thân… đã thực hiện công tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Các kết quả bước đầu đã phục vụ thiết thực cho công tác tổ chức lại sản xuất. Từ các kết quả nghiên cưu đó, Bùi Quang Toản đã đề xuất quy trình phân hạng đất đai áp dụng cho các hợp tác xã và các vùng chyên canh gồm 4 bước, các yếu tố chất lượng đất được chia ra thành yếu tố thuận và yếu tố nghịch, đất đai được chia thành 4 hạng: rất tốt, tốt, trung bình và kém.

Năm 1983, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường) đã ban hành “Dự thảo phương pháp phận hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo phương pháp này, đất được chia thành 8 hạng, chủ yếu dựa vào năng suất cây trồng, ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như dộ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới, độ nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Vũ Cao Thái và một số tác giả (1989) đã nghiên cứu, xác định mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm trên cơ sở vận dụng phương pháp phân hạng đất thích hợp của FAO để đánh giá định tính và đánh giá khái quát tiềm năng của đất. Với kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nghiên cứu thiên về yếu tố thổ nhưỡng mà chưa đề cập đến các yếu tố sinh thái và xã hội.

Phương pháp đánh giá đất của FAO đã được nhiều nhà khoa học đất Việt Nam bước đầu vận dụng thử nghiệm và đã có những kết quả đóng góp để hoàn thiện từng bước. Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và ở nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư.

Nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai của các tác giả như: - Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng: kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam (1994).

- Nguyễn Công Pho: đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng (1995). - Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân: đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu IA SOUP (1995).

- Phạm Quang Khánh: kết quả nghiên cứu hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp (1994).

Ngoài ra còn phải kể đến kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác như: Bùi Quang Toản (1985); Vũ Cao Thái (1989); Võ Văn Anh (1990); Trần An Phong (1991, 1993, 1994, 1995); Nguyễn Văn Nhân (1991-1994); Nguyễn Xuân Nhiệm (1992) và nhiều tác giả khác.

Trong nghiên cứu hệ thống sử dụng đất và các yếu tố sinh thái nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các vùng sinh thái của cả nước. Những công tình nghiên cứu về sử dụng đất chung trên phạm vi cả nước trên quan điểm này gồm: “Khả năng phát triển nông nghiệp nước ta giai đoạn tới” (Tôn Thất Chiểu, 1992), “Hệ sinh thái nông nghiệp” (Đào Thế Tuấn, 1984), “Chiến lược sử dụng, bảo vệ, bồi dưỡng đất đai và môi trường” Nguyễn Vy 1992), “Ứng dụng nội dung phương pháp đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác của FAO vào điều kiện thực tế của Việt Nam” (Lê Duy Thước, 1992).

Tháng 1/1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tổ chức hội thảo quốc gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững với sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Hội nghị đã tổng kết đánh giá việc ứng dụng quy trình đánh giá đất đai của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu nên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để sử dụng kết quả đánh giá đất vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc

đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hoá của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn.

Tiến trình đánh giá đất của FAO đề xướng gồm 9 bước vận dụng trong đánh giá đất đai từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu khả năng triển khai sâu ở một số vùng sinh thái lớn có sự đóng góp của rất nhiều nhà nghiên cứu:

- Vùng đồi núi Tây bắc và Trung du phía Bắc có Lê Duy Thước (1992); Lê Văn Khoa (1993); Lê Thái Bạt (1995).

Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho và Lê Hồng Sơn (1995); Cao Liêm và cs. (1992, 1993); Phạm Văn Lăng (1992); Đỗ Nguyên Hải (1993). Trong chương trình nghiên cứu vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO thực hiện trên bản đồ tỉ lệ 1/250.000 cho phép đánh giá ở mức độ thích hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng.

- Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang và cs. (1995).

- Vùng Đông Nam bộ có các công trình của Trần An Phong và cs.,(1990) nghiên cứu về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của các đơn vị đất đai, hiện trạng sản xuất, loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, đánh giá thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp của vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/250.000 đã thể hiện được 54 đơn vị đất đai với 602 khoanh, có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, trong đó 50 hệ thống sử dụng đất được chọn.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong và Nguyễn Văn Nhân (1992, 1995). Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định: trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long, tài nguyên đất và nước là hai yếu tố chủ yếu khống chế khả năng sử dụng đất. Kết quả có 123 đơn vị đất đai được phân chia trên toàn vùng bao gồm 63 đơn vị đất đai ở vùng đất phèn, 20 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng đất phù sa không có hạn chế và 18 đơn vị đất đai ở những vùng đất khác. Dựa vào các dự án thuỷ lợi hiện có, toàn vùng được chia thành 8 tiểu vùng phát triển. Tại mỗi tiểu vùng, vấn đề

tài nguyên nước và khả năng về cải thiện điều kiện thuỷ văn cũng được chỉ ra làm cơ sở cho các phương án sử dụng đất được đề nghị.

- Các nghiên cứu tập trung đánh giá tiềm năng đất đai, phân tích hệ thống cây trồng hiện tại, xác định khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm đất đai, các yếu tố kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trên quan điểm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất lâu bền.

- Công trình đánh giá đất toàn quốc của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1993 – 1994) được tiến hành trên 9 vùng sinh thái với tỉ lệ bản đồ thích hợp từ 1/250.000 đến 1/500.000.

- Năm 1995, Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xây dựng “Dự án đánh giá đất cấp huyện”, chọn một số huyện đại diện cho các vùng kinh tế tự nhiên (miền núi và trung du phía bắc, đồng bằng sông Hồng, khu IV cũ, ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

- Những nghiên cứu đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả đã có những đóng góp lớn trong việc hoàn thiện dần quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam làm cơ sở cho định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh thái lớn.

Việc sử dụng đất đai với hiệu quả cao, bền vững là yêu cầu cấp bách của nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, việc phân loại đất đúng đắn là cơ sở để thực hiện sử dụng đất thích ứng với các yêu cầu trên. Ở nước ta, dựa vào nguồn đất đai hiện có, các nhà nghiên cứu theo phương pháp đánh giá đất của FAO đã phân ra một số loại hình sử dụng đất chính và từng loại hình sử dụng đất được phân chia thành các đơn vị đất khác nhau, dựa vào việc phân cấp các yếu tố theo các mức độ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất (Theo Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000) cụ thể trên địa bàn cả nước những loại hình sử dụng đất bền vững, gồm có các loại:

+ Loại hình sử dụng đất trồng lúa 2 –3 vụ có 51 đơn vị đất trên các nhóm đất phù sa, nhóm đất gley, nhóm đất cát biển. Đất được khai thác sử dụng lâu dài với tầng canh lúa nước là khá phì nhiêu. Hiện nay ở những vùng có điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng đã đạt hiệu quả cao hơn.

+ Loại sử dụng đất lúa – màu có 59 đơn vị đất đai. Tổng diện tích 409,6 nghìn ha, phân bố tập trung ở các nhóm đất xám, đất phù sa và nhóm đất cát, loại hình này chủ yếu là 2 vụ màu và lúa mùa.

+ Loại sử dụng trồng cây công nghiệp dài ngày có 82 đơn vị đất đai, chiếm 1,2 triệu ha, loại hình sử dụng trồng cây ăn quả có 30 đơn vị đất đai, chiếm 187 nghìn ha, loại hình đất rừng có 166 đơn vị đất đai, chiếm 9,5 triệu ha.

- Những loại hình sử dụng đất không bền vững về kinh tế, gồm loại sử dụng trồng một vụ lúa, loại hình này chưa tận dụng được đất đai, hệ số sử dụng đất và kết quả, hiệu quả kinh tế thấp và bấp bênh, do đất bị glây mạnh, nên môi trường đất bị suy thoái nghiêm trọng.

- Loại hình sử dụng đất không bền vững về môi trường, chủ yếu là loại đất trồng cây cạn ngắn ngày chờ nước trời, loại này có 134 đơn vị đất đai, do địa hình cao, dốc, thoát nước và không có khả năng tưới, đất trở nên khô hạn và dễ bị rửa trôi, xói mòn làm môi trường đất bị phá huỷ nghiêm trọng. Do đó, trên đất này cần thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý

Loại sử dụng đất không bền vững về kinh tế và môi trường, loại hình đất đồi trọc có 215 đơn vị đất đai với 12,9 triệu ha, chiếm gần 39 % diện tích đất tự nhiên, nhưng thực tế chỉ có gần 12 triệu ha có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau, còn lại là đồi núi không sử dụng được.

Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng (Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret, 1998).

Năm 1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã phố hợp với Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Viện Nghiên cứu vì sự ph

át triển (IRD) đã thực hiện các dự án cho các hệ thống nông nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (dự án SAM); các dự án này đặc biệt chú trọng vào công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trên đất dốc bền vững như biện pháp gieo ủ hạt trực tiếp trên mặt đất, bảo vệ lớp bề mặt đất ruộng bậc thang có che phủ, biện pháp thâm canh, luân canh, vv…

Các hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp gồm các lọa cây ngắn ngày, cây lưu niên ( cây ăn quả, cây lâm nghiệp) và cỏ chăn nuôi phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Một số giống cỏ như cỏ voi đã được công nhận đưa

vào hệ thống nông – lâm nghiệp nhằm phát triển ngành chăn nuôi đồng thời tránh được sự khai thác chồng chéo giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp (Lê Quốc Doanh và Hà Đình Tuấn, 2008).

Nghiên cứu đánh giá đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, đề tài cấp nhà nước cho rằng “tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của vùng gò đồi thuộc 6 tỉnh vùng Đông Bắc tối đa có 984.805 ha, trong đó đất lúa có 70.676 ha; lúa màu có 55.723 ha; chuyên màu có 85.607 ha; đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có 28.093 ha; cây lâu năm có 113.006 ha, trong đó đất trồng chè 22.643 ha; vải thiều có 38.591 ha; nhãn 317 ha; na 4.062 ha” (Nguyễn Văn Toàn, 2010).

Từ những nghiên cứu nói trên cho thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến việc hoạch định kế hoạch phát triển nông nghiệp của các cấp lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 38)