Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của thị xã.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (được gọi là thành phố Phúc Yên sau khi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang công bố Nghị quyết số 484/NQ- UBTVQH14, ngày 7.2.2018, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV "Về việc thành lập thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 12/10/2018".

Phạm vi nghiên cứu của đề tài không nghiên cứu đến cây lâm nghiệp vì diện tích đất trồng cây công nghiệp của thị xã có khá ít biến động trong thời gian qua.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vị trí địa lý: Xác định vị trí vùng nghiên cứu; + Điều tra đất đai: Nông hoá thổ nhưỡng, địa hình;

+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: ảnh hưởng của khí hậu đến cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng,...

- Điều kiện kinh tế- xã hội:

Dân số, lao động, việc làm, trình độ dân trí, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, cơ cấu các ngành nghề. Tình hình kinh tế nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, trình độ canh tác, các loại sử dụng đất, ...

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Hiện trạng và biến động đất đai.

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

- Các loại sử dụng đất nông nghiệp.

3.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất: + Đánh giá hiệu quả kinh tế;

+ Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội; + Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường.

- Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc Yên.

3.2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

- Ưu điểm và hạn chế của các loại sử dụng đất được lựa chọn;

- Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp và một số giải pháp thực hiện.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới tính khách quan của kết quả phân tích, tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Vì vậy tác giả tiến hành lựa chọn vùng để nghiên cứu, chọn xã đại diện cho các vùng và chọn hộ đại diện cho các xã. Để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Phúc Yên. Thị xã Phúc Yên được chia làm 02 tiểu vùng căn cứ theo quy hoạch tổng thế của địa phương như sau:

- Vùng 1: Có địa hình đồi núi nằm bán sơn địa ở phía Tây Phúc Yên, gồm 02 xã và 02 phường, đây là vùng khó khăn, tiếp cận thị trường kém.

- Vùng 2: Đất nông nghiệp thấp, xen kẽ với địa hình bằng phẳng nằm ở phía Đông Phúc Yên gồm 02 xã và 04 phường, đây là vùng có điều kiện tiếp cận thị trường tốt nhất.

Dự trên 02 tiểu vùng đặc trưng của thị xã Phúc Yên tác giả chọn mỗi vùng 1 xã phường đại diện để tiến hành điều tra. Cụ thể, vùng 1 tác giả chọn 1 xã đại diện để nghiên cứu là xã Ngọc Thanh: xã Ngọc Thanh có địa hình đa dạng đan xen giữa các dãy núi là vùng đồng bằng, do địa hình đang dạng nên khí hậu ở các vùng cũng khác nhau; vùng 2 tác giả chọn xã Tiền Châu: xã Tiền Châu nằm giáp trung tâm thị xã Phúc Yên, có nhiều tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, có thị trường rộng lớn, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho

địa phương trong việc xây dựng, phát triển đô thị, chuyển dị cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động từ nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ sang dịch vụ, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn người dân để thu thập các số liệu nội dung liên quan tới: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); các LUT và kiểu sử dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm); Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình, tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm

Ở mỗi xã điểm tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn nông hộ điều tra, tổng số hộ điều tra là 80 hộ, mỗi xã điều tra 40 hộ.

3.3.3. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan nhà nước như:

+ Số liệu hiện trạng và biến động đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Phòng Thống kê thị xã.

3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động để rút ra kết luận.

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.

3.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất sử dụng đất

* Hiệu quả về kinh tế:

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, 2009).

- Tổng thu nhập hay giá trị sản xuất của một đơn vị diện tích trong một năm (GTSX) = giá nông sản × sản lượng;

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – Chi phí trung gian (CPTG) - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ dựa vào số liệu điều tra thực tế: Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T) được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao Trung bình Thấp

Thang điểm Điểm 3 2 1

- Giá trị sản xuất triệu đồng/ha > 200 100 đến 200 < 100 - Thu nhập hỗn hợp triệu đồng/ha >140 70 đến 140 < 70 - Hiệu quả đồng vốn lần > 1,5 1,0 đến 1,5 < 1,0 Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm.

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt >75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 8 – 9 điểm.

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 5 - 7 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng < 5 điểm.

* Hiệu quả xã hội:

Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã sử dụng 2 tiêu chí gồm:

- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

- Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công.

liệu điều tra thực tế được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

TT Phân cấp Ký hiệu Thang điểm GTNC (1000 đồng) Công lao động (Công/ha/năm) 1 Cao C 3 >250 > 600 2 Trung bình TB 2 150 - 250 400 đến 600 3 Thấp T 1 < 150 < 400

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 2 điểm.

- Hiệu quả xã hội cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt >75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 5 – 6 điểm.

- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 3 - <5 điểm.

- Hiệu quả xã hội thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng <3 điểm.

* Hiệu quả về môi trường:

Giữa sử dụng đất và môi trường có tác động qua lại. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:

- Mức độ duy trì độ phì của đất thông qua việc sử dụng phân bón. So sánh lượng phân bón sử dụng thực tế với tiêu chuẩn bón liều lượng phân bón được sử dụng theo khuyến cáo. Riêng các kiểu sử dụng đất có nuôi trông thủy sản thì so sánh lượng sử dụng thức ăn chăn nuôi so với khuyến cáo.

- Mức độ ô nhiễm thông qua lượng thuốc BVTV sử dụng. So sánh lượng thuốc BVTV sử dụng với khuyến cáo. Riêng các kiểu sử dụng đất có nuôi trông thủy sản thì so sánh lượng sử dụng các loại chất kích thích so với khuyến cáo.

-Các chỉ tiêu đánh giá được phân chia thành 3 cấp: cao, trung bình và thấp thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất

Chỉ tiêu Phân cấp

Cao (C) Trung bình (TB) Thấp (T)

Thang điểm 3 2 1

Lượng phân bón sử dụng

hoặc thức ăn chăn nuôi Đúng KC Ít hơn KC Nhiều hơn KC Lượng thuốc BVTV sử dụng

hoặc chất kích thích Đúng KC Ít hơn KC Nhiều hơn KC

Tổng hợp xếp loại hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất như sau: - Hiệu quả môi trường cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 02 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 5 – 6 điểm.

- Hiệu quả môi trường trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 3 - <5 điểm.

- Hiệu quả môi trường thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng <3 điểm.

* Hiệu quả của các kiểu sử dụng đất:

Sau khi cho điểm cả 7 chỉ tiêu sẽ tiến hành đánh giá tính hiệu quả của các kiểu sử dụng đất theo thang điểm tổng như sau:

- Mức hiệu quả cao: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt >75% tổng điểm tối đa (24 điểm), tương ứng 18 đến 21 điểm.

- Mức hiệu quả trung bình: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 50 - ≤75 % tổng điểm tối đa (24 điểm), tương ứng 12 – 18 điểm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BÀN THỊ XÃ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 11.948,60 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thị xã có vị trí địa lý từ 105022’ đến 105041’ vĩ độ Bắc, từ 21022’ đến 21035’ độ kinh Đông và có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp thị xã Sóc Sơn, thị xã Hà Nội; - Phía Nam giáp thị xã Mê Linh, thị xã Hà Nội; - Phía Tây giáp thị xã Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thị xã có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường (Xuân Hòa, Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng) và 4 xã (Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh).

Thị xã Phúc Yên thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, là trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ quan trọng của tỉnh và là một đầu mối giao thông của vùng phía Bắc và quốc gia. Trong xu thế phát triển hiện nay, thì vị trí của thị xã có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập:

- Về giao thông: Với vị trí gần như cửa ngõ phía Đông Bắc của vùng và của tỉnh nên thị xã Phúc Yên có điều kiện thuận lợi thông thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh nhờ các trục giao thông quan trọng như: đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường bộ (quốc lộ 2, quốc lộ 23...) và đặc biệt là thị xã nằm rất gần với sân bay quốc tế Nội Bài (8 km), cách thị xã Hà Nội 30 km.

- Về mở rộng thị trường: Với vị trí giao thông thuận lợi như trên, thị xã Phúc Yên đã trở thành một trong những mắt xích quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc,

có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá do có hệ thống giao thông thuận tiện tới cảng Hải Phòng thông qua đường quốc lộ 5, cảng Cái Lân - Quảng Ninh (thông qua quốc lộ 18). Kết hợp với hệ thống đường bộ đi các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang; đường sắt đi các tỉnh phía Bắc trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường xuyên Á (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) do đó thị trường không chỉ mở rộng đến các tỉnh trong nước mà còn mở rộng thị trường với Trung Quốc và các nước ASEAN.

- Về liên kết vùng trong nước: Thị xã Phúc Yên có lợi thế về địa lý tiếp giáp với Hà Nội và là đô thị vệ tinh của Hà Nội, trong những năm qua thị xã đã hình thành các khu công nghiệp trong hệ thống vành đai công nghiệp các tỉnh phía Bắc, là nơi có khu du lịch nghỉ dưỡng mang tính quốc gia (Hồ Đại Lải) và là nơi đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho các tỉnh phía Bắc mà cả nước. Vì vậy sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng gắn liền với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Hà Nội trong mối quan hệ về phát triển công nghiệp (gần các khu công nghiệp của Hà Nội), tốc độ đô thị hóa, sức ép về lao động, giải quyết việc làm, đất đai và những mối quan hệ về du lịch, dịch vụ, các vấn đề về xã hội...

Như vậy, vị trí địa lý của thị xã Phúc Yên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và giao lưu dễ dàng với các địa phương khác mà còn là mắt xích có vai trò rất quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc và đối với cả vùng Bắc Bộ.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Phúc Yên thuộc vùng trung du, tiếp giáp núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, được chia làm 2 vùng chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)