Các tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam, tỉnh bình định (Trang 26 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Các tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay hộ kinh doanh

a. Tiêu chí tăng quy mô cho vay

- Tăng trưởng dư nợ cho vay (DN1– DN0 )

DN0

Trong đó: DN0 là dư nợ cho vay hộ kinh doanh năm trước DN1 là dư nợ cho vay hộ kinh doanh năm nay

- Tăng trưởng dư nợ bình quân HKD là mức cho vay bình quân một HKD góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế

(BQ1– BQ0 ) BQ0

Trong đó: BQ0 là dư nợ bình quân hộ kinh doanh năm trước BQ1 là dư nợ bình quân hộ kinh doanh năm nay - Tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn

(KH1– KH0 ) KH0

Trong đó: KH0 là số hộ kinh doanh vay vốn năm trước KH1 là số hộ kinh doanh vay vốn năm nay

b. Tiêu chí tăng trưởng thị phần

Thị phần dư nợ cho vay HKD của một ngân hàng là tỷ trọng của dư nợ cho vay HKD của ngân hàng đó so với dư nợ cho vay HKD của tổng các ngân hàng trên cùng địa bàn. Thể hiện qua việc so sánh dư nợ của ngân hàng đó so với tổng dư nợ của các ngân hàng khác trên địa bàn.

c. Tiêu chí hợp lý hóa cơ cấu dư nợ cho vay

- Cơ cấu theo ngành nghề như cho vay nông, lâm, ngư nghiệp; tiểu thủ công nghiệp chế biến; vận tải, xây dựng; thương mại, dịch vụ và các ngành khác.

- Cơ cấu theo kỳ hạn như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Sự biến động cơ cấu và hợp lý hóa với ngành nghề phải phù hợp với sự = x 100%

Tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh trên địa bàn Bình Định

= 100%

Dư nợ cho vay hộ kinh doanh của PVcomBank Bình Định x --- = x 100% Thị phần cho vay

phát triển của địa phương, tình hình phát triển kinh tế và điều kiện của ngân hàng.

Ngân hàng tăng cường cho vay đối với các sản phẩm hiện có đồng thời không ngừng nghiên cứu cải tiến để tạo ra sản phẩm mới về kỳ hạn, lãi suất, hình thức cho vay, hình thức bảo đảm ... phục vụ nhu cầu HKD nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay HKD, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

d. Tiêu chí nâng cao chất lượng dịch vụ

Sự hài lòng của khách hàng về lãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện, thời gian chờ đợi ngắn, giao tiếp của nhân viên ngân hàng với khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng ngày càng tăng.

Tiêu chí đánh giá về tăng chất lượng cung ứng dịch vụ của một ngân hàng bao gồm: tiêu chí đánh giá bên trong và tiêu chí đánh giá bên ngoài.

+ Tiêu chí đánh giá bên trong

* Ngân hàng tự đánh giá chất lượng khoản vay: khả năng cung ứng sản phẩm cho vay HKD của ngân hàng theo quy định, ví dụ như quy định về những đánh giá trong ISO…;

* Ngân hàng còn trang bị cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, ví dụ khách hàng đến giao dịch đều được phục vụ tận tình trà, cà phê, báo, tạp chí, ghế chờ, chương trình giải trí trên các màn hình LCD. Hiện nay, các ngân hàng đã được lắp đặt màn hình LCD để phục vụ khách hàng với nội dung chương trình được thiết kế khá phong phú, cung cấp các thông tin về ngân hàng, giúp khách hàng dễ dàng cập nhật được những thông tin mới nhất về ngân hàng đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Tất cả đều nhằm tạo sự thoải mái và thuận tiện nhất cho khách hàng khi đến giao dịch.

+ Tiêu chí đánh giá bên ngoài

Khách hàng đánh giá sự hài lòng của mình đối với ngân hàng: thông thường để đánh giá được sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay HKD thì ngân hàng phải thiết kế được bảng câu hỏi, đưa vào phiếu khảo sát trong đó có các mức độ đánh giá từ thấp đến cao về sự hài lòng của khách hàng là HKD đối với sản phẩm cho vay HKD. Tuy nhiên, trên góc độ ngân hàng thì việc đánh giá này tốn kém chi phí về thời gian, chi phí về nhân lực… làm tăng chi phí nghiệp vụ nên việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng chủ yếu vào sự cảm quan là chính. Ngoài ra, để đánh giá sự hài lòng của khách hàng nói chung và của HKD nói riêng thì NHTM đặt thùng thư góp ý tại các bộ phận giao dịch của ngân hàng, số điện thoại đường dây nóng để trả lời trực tiếp nếu có sự không hài lòng của khách hàng đối với sự phục vụ của ngân hàng. Đây được coi là điểm nhấn quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp về chăm sóc khách hàng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

e. Tiêu chí kiểm soát rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng việc phát sinh rủi ro là không thể tránh khỏi, vì vậy thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động cho vay là một yêu cầu khách quan và hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được để hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn đem lại hiệu quả sinh lời cao và mức độ rủi ro có thể kiểm soát được.

Trong hoạt động cho vay HKD cũng vậy, rủi ro là một yếu tố ngoài ý muốn chủ quan của ngân hàng, tuy nhiên làm thế nào để hạn chế và kiểm soát được rủi ro để việc cho vay HKD mang lại hiệu quả là một vấn đề cần được ngân hàng quan tâm trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ hoạt động của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rủi ro trong cho vay HKD là tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của hoạt động cho vay HKD được thể hiện :

+ Tỷ lệ nợ xấu + Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn CV HKD (%) + Tỷ lệ trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập DP CV HKD(%) + Tỷ lệ xóa nợ ròng Tỷ lệ xóa nợ HKD ròng (%) - Xu hướng biến đổi cơ cấu các nhóm nợ

Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2– nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện của rủi ro tín dụng nhưng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất. Do vậy, để đánh giá chuẩn xác hơn về rủi ro cần phân tích thêm về xu hướng biến đổi cơ cấu các nhóm nợ.

Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có mức rủi ro thấp gia tăng, có thể đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn và ngược lại. Nếu tỷ trọng của các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao gia tăng là biểu hiện của công tác kiểm soát chưa tốt.

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Khái niệm nợ xấu được dùng để chỉ các khoản nợ không có khả năng trả cả gốc và lãi hoặc sắp rơi vào tình trạng này. Thông thường, một khoản cấp tín dụng mà thời gian chi trả quá hạn từ ba tháng trở lên được xem là một khoản nợ xấu. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào những điều khoản cụ

Tỷ lệ nợ xấu CV HKD (%) = Nợ xấu CV HKD Tổng dư nợ CV HKD Nợ có khả năng mất vốn CV HKD Tổng dư nợ CV HKD = Các khoản xóa nợ HKD ròng Tổng dư nợ CV HKD = Số tiền trích DP CV HKD Tổng dư nợ CV HKD = x 100 x 100 x 100 x 100

thể của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, thời gian quá hạn mặc dù được xem xét như một tiêu chí chủ yếu nhưng cũng chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá một khoản nợ là nợ xấu. Những tiêu chí định tính khác cũng được các ngân hàng sử dụng kết hợp với thời gian quá hạn để phân loại nợ xấu.

Nợ xấu theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả.

+ Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn;

+ Nợ nghi ngờ (hay khó đòi) là nợ dưới tiêu chuẩn nhưng có nhiều thông tin có thể đánh giá là khả năng thu hồi nợ không chắc chắn;

+ Nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ không thể thu hồi được. Căn cứ vào khái niệm nợ xấu trên, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một chỉ tiêu đánh giá được khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiện rủi ro tín dụng ở mức cao.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng lớn. Hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ nếu có xu hướng giảm là biểu hiện tốt công công tác hạn chế rủi ro tín dụng và ngược lại.

Tuy nhiên, vì nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng.

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng

Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước.

Mức trích lập này phụ thuộc vào phân nhóm nợ theo mức độ rủi ro tín dụng. Do đó, nó phản ánh được mức độ rủi ro tín dụng chung của ngân hàng giảm xuống và ngược lại.

- Mức giảm tỷ lệ nợ xóa ròng cho vay

Nợ xóa là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và đã được xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ đã xuất toán trong bảng là những khoản nợ đã được xác định là tổn thất, kể cả đã được xử lý từ dự phòng. Bởi vì, bản chất của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là việc trích trước vào chi phí các khoản tổn thất có thể phát sinh do rủi ro tín dụng. Do đó, xử lý từ dự phòng chỉ là tất toán một khoản chi phí trích trước. Tuy nhiên, số tiền thu hồi được từ việc khai thác, thanh lý khoản nợ, phát mãi tài sản bảo đảm phải được xem là khoản khấu trừ của tổn thất.

Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro (tức là xuất ngoại bảng).

f. Tiêu chí tăng trưởng thu nhập từ cho vay

(TN1– TN0) TN Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập phòng năm nay Tỷ lệ trích lập dự phòng năm trước = - Mức giảm tỷ lệ nợ xóa ròng = Tỷ lệ nợ xóa ròng

năm nay - Tỷ lệ nợ xóa ròng năm trước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam, tỉnh bình định (Trang 26 - 33)