Đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam, tỉnh bình định (Trang 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và HKD;

-Hoàn thiện các quy định về kế toán, kiểm toán;

- Nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ HKD, trợ giúp các hộ gặp khó khăn, thúc đẩy thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các HKD tại Bình Định.

3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Công tác thanh tra phải có cơ chế giám sát chặt chẽ và khoa học đảm bảo các NHTM thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động tín dụng, giải quyết triệt để tình trạng vượt rào lãi suất.

- Tạo môi trường pháp lý rõ ràng bằng hệ thống văn bản hướng dẫn hoàn chỉnh, sân chơi công bằng giữa người vay và người cho vay trên cơ sở dễ tiếp cận vốn và thu hồi nếu người vay cố tình chây ỳ trả nợ. Có cơ chế ưu đãi hơn đối với các NHTM cho vay khách hàng này ở vùng nông thôn như chính sách giảm thuế, trợ giá nông sản phẩm …

- Có chính sách hỗ trợ cho các NHTM có tỷ lệ dư nợ cho vay HKD đặc biệt là cho vay nông nghiệp nông thôn, thương mại dịch vụ như ưu tiên trong tiếp cận và sử dụng vốn tài trợ, vốn vay của các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như được bảo lãnh vay vốn ngân hàng thế giới ….; giảm thấp nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước và tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên ngân hàng thương mại đó.

- Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp với thị trường, tạo cơ sở pháp lý để NHTM thực hiện như thủ tục vay, mức cho vay và phương thức cho vay trọn gói từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, mang tính đặc trưng của tỉnh nhà và của từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh

3.3.3. Đối với PVcomBank Hội sở

- Khách hàng HKD là khách hàng tiềm năng, là khách hàng chiến lược mà PVcomBank hướng tới, do đó cần xây dựng chính sách cho vay phải hết sức chi tiết, cụ thể và thiết thực để các cấp chi nhánh dễ dàng trong việc thực hiện.

- Thủ tục hồ sơ cho vay đơn giản, nghiên cứu thu gọn lại hồ sơ cho vay; Cho phép thực hiện lập hồ sơ vay vốn một lần nhưng được sử dụng để vay nhiều lần

- Xây dựng một quy trình riêng về cho vay và cung cấp dịch vụ cho các HKD, tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng;

- Hoàn chỉnh, tăng cường hiệu lực của hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, kết nối với hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, cung cấp cho Chi nhánh khai thác sử dụng một cách hiệu quả;

- PVcomBank cần nâng mức phán quyết cho vay và giảm lãi suất, phí đối với HKD; Có cơ chế chính sách lãi suất linh hoạt vừa có lãi suất ưu đãi

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên.

3.3.4. Đối với Uỷ ban nhân dân Bình Định

- Chỉ đạo các ban ngành chức năng, chính quyền cơ sở, giúp đỡ và tạo mọi thuận lợi để các HKD phát triển;

- Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, HKD trước khi ban hành các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng đã có những khởi sắc, những vùng kinh tế trước kia là vùng nông thôn thưa thớt nay phát triển thành phường, thị xã. Trước hết là do có các cấp chính quyền quyết tâm chỉ đạo thực hiện đúng chủ trương chính sách, đẩy mạnh và phát triển kinh tế HKD, sau đó nhờ vốn ngân hàng đã cho vay tạo ra động lực để phát triển SXKD, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giải quyết công ăn việc làm, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân, kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, trên cơ sở chính sách chung về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, PVcomBank cần đề ra chính sách phát triển hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở mở rộng cho vay HKD.

Luận văn đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị để thực hiện tốt hơn chính sách cho vay HKD nhằm mục tiêu mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần, tăng trưởng dư nợ, số lượng khách hàng của PVcomBank Bình Định. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế HKD trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hộ kinh doanh là đơn vị kinh tế tự chủ đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Tạo cho nền kinh tế ổn định chính trị, an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực tế luận văn đã đề cập và giải quyết một số vấn đề sau:

- Hệ thống một cách trình tự cơ sở lý luận về kinh tế hộ, luận văn đã nêu được và khẳng định sự cần thiết, vai trò, đặc trưng của kinh tế hộ sản xuất, chính sách quy trình nghiệp vụ ngân hàng trong cho vay HKD nhằm mở rộng cho vay hộ góp phần phát triển kinh tế đất nước

- Nêu khái quát tình hình hoạt động thời gian qua của kinh tế hộ, phân tích cụ thể chính sách nghiệp vụ ngân hàng trong lĩnh vực cho vay HKD, đồng thời nêu ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục sửa đổi cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới, trên cơ sở đánh giá nguyên nhân những tồn tại trong chính sách nghiệp vụ cho vay phát triển kinh tế HKD

- Qua kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và tình hình thực tế về cho vay HKD, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nghiệp vụ trong việc mở rộng cho vay HKD trong những năm tiếp theo

Các giải pháp được đưa ra trong luận văn chỉ mang tính ý tưởng suy nghĩ của cá nhân, để thực hiện thành công ý tưởng của luận văn đòi hỏi có sự chỉ đạo và định hướng của lãnh đạo ngân hàng, của các cơ quan hữu quan từ trung ương đến địa phương và sự kết hợp thực hiện một cách đồng bộ giữa các cấp chính quyền theo chiến lược phát triển lâu bền, bền vững khu vực kinh tế hộ.

Những giải pháp này nếu được PVcomBank Bình Định áp dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng cho vay HKD trên địa bàn một cách bền vững, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế hộ nói riêng, tăng thu nhập, hạn chế nợ xấu cho ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam – Bình Định trong các năm 2010 – 2013. [2] Báo cáo tín dụng của Ngân hàng nhà nước Bình Định trong các năm 2011

– 2013.

[3] Nguyễn Hồng Minh (2012), Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương chi nhánh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng.

[4] Sổ tay tín dụng của Ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam. [5] Lê Quốc Thắng (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng.

[6] Ngô Bảo Thiên (2013), Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng. [7] Hồ Thị Thúy Vân (2012), Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với

khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng.

[8] Đặng Ngọc Việt (2013), Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam, tỉnh bình định (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)