Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam, tỉnh bình định (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ kinh

TN1 là thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh năm nay

Thu nhập cho vay là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu mà một NHTM luôn quan tâm khi mở rộng cho vay, vì đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của mở rộng cho vay.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ kinh doanh doanh

Mở rộng hoạt động cho vay hộ có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của mỗi NHTM. Để mở rộng hoạt động cho vay HKD đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng phải hiểu rõ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ, đồng thời giúp cho ngân hàng có biện pháp kiểm soát được những tác động do các nhân tố này mang lại.

a. Nhân tố bên ngoài

- Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các nhân tố xã hội như: niềm tin tưởng lẫn nhau, tình hình trật tự an ninh, trình độ dân trí, môi trường chính trị … ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tín dụng đối với ngân hàng. Tình hình an ninh chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, do đó không gây khó khăn cho việc trả nợ đối với ngân hàng; nhu cầu tín dụng tăng lên, tín dụng ngắn hạn có cơ hội phát triển. Ngược lại, nơi nào đó mà an ninh trật tự không đảm bảo, an toàn xã hội kém, có nhiều trộm cắp và các tệ nạn xã hội khác sẽ gây ra tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư và họ sẽ không đầu tư vào nơi như vậy. Do đó, nhu cầu vay vốn sẽ hạn chế, ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Môi trường kinh tế địa phương nơi địa bàn của ngân hàng hoạt động có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng đối với kinh tế hộ nói riêng ở địa phương. Môi trường kinh tế này

bao gồm diện tích, dân số, vị trí địa lý, tốc độ tăng trưởng GDP. Các tiêu chí này cho biết ngân hàng có thể mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng được hay không. Khi kinh tế địa phương phát triển tốt, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ có nhu cầu vốn lớn hơn để mở rộng SXKD, tăng gia sản xuất và đó là yếu thuận lợi để các ngân hàng tăng cường cho vay.

- Môi trường phát triển kinh tế: Nền kinh tế bao gồm tổng thể nhiều hoạt động kinh tế có liên quan ràng buộc biện chứng lẫn nhau. Bất kỳ một sự biến động của hoạt động kinh tế nào cũng đều dẫn đến sự biến động trong hoạt động kinh tế của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của NHTM có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Chính vì vậy, sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng. Môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể kinh tế sẽ hoạt động có hiệu quả, do đó làm tăng nhu cầu tín dụng về quy mô đồng thời, hiệu quả tín dụng cũng được nâng cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế có những biến động khó lường hay tình trạng khó khăn, các kế hoạch khó có thể xác định được một cách chính xác thì các chủ thể kinh tế sẽ có xu hướng co cụm trong hoạt động của mình hay rút khỏi nền kinh tế do lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Những điều này làm cho quy mô tín dụng giảm xuống đồng thời hiệu quả các khoản tín dụng kém đi.

- Môi trường pháp lý: Pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong nền kinh tế có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế. Vì vậy, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động SXKD nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo những quy định của luật Ngân hàng nhà nước, luật

các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy trình khác của pháp luật … Nếu những quy định của luật pháp không đồng bộ không rõ ràng, không ổn định, có nhiều kẻ hỡ thì rất khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng trong việc giải quyết các tranh chấp xảy ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tín dụng ngân hàng.

- Nhân tố khách hàng: Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển KTXH thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng,có thu nhập sẵn sàng hoàn trả đủ những khoản vốn của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng,những nhân tố thuộc về khách hàng bao gồm:

+ Nhu cầu về vốn: đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ. Ngân hàng sẽ không mở rộng tín đụng được nếu khách hàng không có nhu cầu. Đó là các nhu cầu vay vốn mở rộng SXKD hoặc nhu cầu để sản xuất một mặt hàng mới. Chỉ khi nào khách hàng có nhu cầu vốn thực sự thì ngân hàng mới có thể cho vay được.

+ Khả năng trả nợ: mục tiêu của ngân hàng trước hết là đảm bảo an toàn về vốn sau đó là khả năng sinh lợi và chiếm lĩnh thị trường lâu dài. Ngân hàng không thể mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng nếu như khách hàng không thể có khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của khách hàng được dựa trên tình hình SXKD của khách hàng là chủ yếu. Tuy nhiên, tình hình SXKD tốt, tài chính lành mạnh chưa đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi các khoản nợ mà khách hàng phải có phương án trả nợ và chứng minh được khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ là một trong những điều kiện quyết định để ngân hàng cho vay mà khách hàng phải đáp ứng.

b. Nhân tố bên trong

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, bao gồm:

- Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng

Năng lực điều hành của nhà quản trị phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng và đạo đức của chính nhà quản trị đó. Nhà quản trị là người quyết định và điều hành mọi hoạt động của đơn vị, do đó hiệu quả kinh doanh của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định đó.

Đối với cho vay hộ, năng lực của cấp điều hành ngân hàng là nhân tố quan trọng để giúp kinh tế hộ phát triển. Bởi vì, nếu thật sự nhà quản trị đó có năng lực, hiểu biết sâu rộng về tình hình KT - XH tại địa phương nói riêng và tình hình kinh tế - xã hội nước ta nói chung, thì quyết định về mở rộng hoạt động cho vay sẽ đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả kinh doanh cho đơn vị, đồng thời góp phần phát triển nền KT - XH địa phương phát triển.

- Năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viên

Sự phát triển của các NHTM luôn gắn liền với đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Họ luôn là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng và có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng địa phương, phức tạp, nhất là đối với hoạt động tín dụng, do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng phải có trình độ năng lực thực sự, phải thuần thục về nghiệp vụ, phải khéo léo về ứng xử. Năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng bao gồm những kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn, quan điểm thái độ, nhận thức và hành động của họ. Nhân viên ngân hàng phải có kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tìm hiểu phân tích tài chính, phân tích thị trường, phân tích công nghệ, phán đoán

và dự báo, kiến thức về kinh tế, kế toán, tài chính và về pháp luật.

Đối với cán bộ tín dụng khi cho vay HKD, năng lực còn được thể hiện qua việc tư vấn cho khách hàng có nhu cầu mở rộng hoạt động SXKD, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để đồng vốn vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Bên cạnh có trí tuệ, có năng lực thực hành, cán bộ tín dụng ngân hàng còn phải có nhân cách đạo đức mới tạo ra sự phát triển nhanh chóng và bền vững của ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng có đạo đức, làm việc hết sức nhiệt tình, luôn tìm cách để những hộ kinh tế có nhu cầu vốn được vay vốn và sử dụng đồng vốn đó hiệu quả thì hiệu quả của hoạt động tín dụng rất cao. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức kém thường thông đồng với khách hàng để có lợi nhuận, đó đó thực hiện những món vay sai mục đích, kém chất lượng, không đem lại hiệu quả cho người vay và còn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ gây mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

- Hệ thống thông tin khách hàng

Hệ thống thông tin khách hàng là yếu tố quan trọng để nắm bắt và điều hành hoạt động tín dụng của các NHTM. Việc thu thập, tổng hợp, phân tích xếp loại, trao đổi, khai thác và sử dụng thông tin khách hàng sẽ góp phần mở rộng được tín dụng và đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả.

Trên thị trường, những thông tin về khách hàng HKD có nhiều loại và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng cơ bản nhất là thông tin phản ánh về năng lực của khách hàng, bao hàm thông tin về năng lực tài chính, năng lực pháp lý, phẩm chất đạo đức của người vay, thông tin phản ánh đặc điểm, mức độ rủi ro, thông tin về lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của hộ, thông tin về số tiền, mục đích vay và các tài sản bảo đảm ...

Toàn bộ nguồn thông tin cần thu thập nhằm mục đích để ngân hàng có thể đánh giá được tính hiệu quả của dự án và phương án, các yếu tố bảo đảm an toàn tiền vay. Trên cơ sở đó, quyết định cho vay và xây dựng phương án thu hồi nợ vay. Các NHTM thu thập thông tin dựa vào việc điều tra tín dụng, tuy nhiên không có một khuôn mẫu chung cho tất cả các khách hàng, vì mỗi ngân hàng có một đặc điểm khác nhau. Quan trọng là ngân hàng thu thập thông tin khách hàng một cách chính xác để việc mở rộng tín dụng đạt hiệu quả cao nhất.

- Quy trình tín dụng

Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong hoạt động cho vay, thu nợ, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu hết nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính logic, khoa học và thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước.

Đối với cho vay HKD thì quy trình tín dụng là nhân tố đặc biệt quan trọng, nó giúp chuẩn hóa các bước thực hiện, giúp hoàn thiện hồ sơ một cách rõ ràng, chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, còn một số nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay HKD của NHTM, như là : hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, chính sách khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn để cho vay của ngân hàng, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng …

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là toàn bộ những lý luận cơ bản về mở rộng cho vay HKD của NHTM. Chương 1 của luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản về cho vay HKD cũng như mở rộng cho vay HKD của NHTM. Các nhóm chỉ tiêu tăng trưởng quy mô và kiểm soát rủi ro được nêu ra để phản ánh mở rộng cho vay HKD. Bên cạnh đó trong nội dung của chương thể hiện rõ nét nhân tố ảnh hưởng việc mở rộng cho vay HKD của ngân hàng như : Môi trường chính trị - xã hội, Môi trường phát triển kinh tế, Môi trường pháp lý, nhân tố khách hàng, Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng … Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích thực trạng mở rộng cho vay HKD của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Bình Định trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG

VIỆT NAM – BÌNH ĐỊNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thươmg mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam - Bình Định

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phân, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank có tổng tài sản đạt gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%). Với mạng lưới 108 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc ; nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, năng lượng, hạ tầng; PVcomBank cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng tổ chức và cá nhân.

Với khẩu hiệu hành động ‘Ngân hàng không khoảng cách ‘, PVcomBank hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng gần gũi, thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. PVcomBank cam kết sẽ phấn

đấu trở thành ngân hàng chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách thân thiện, lấy lợi ích của khách hàng – đối tác làm mục tiêu hành động, xây dựng thương hiệu PVcomBank luôn gắn với phương châm hành động xuyên suốt: Ngân hàng không khoảng cách!

PVcomBank đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường tài chính tiền tệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, tạo ra sự khác biệt trong phong cách phục vụ; đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng và gia tăng giá trị cho cổ đông.

Tên bằng tiếng Việt : Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

Tên bằng tiếng Anh : Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank Tên giao dịch bằng tiếng Việt : Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam Tên công ty viết tắt: PVcomBank

Tên giao dịch bằng tiếng Anh : Vietnam Public Bank

Địa chỉ trụ sở chính : Số 22 Ngô Quyền, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam, tỉnh bình định (Trang 33)