Sự phối kết hợp giữa các tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường

Một phần của tài liệu skkn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201 (Trang 56 - 57)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.2.5.Sự phối kết hợp giữa các tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường

cận. tạo cơ hội cho các đồng chí giáo viên, giáo sinh giỏi được về công tác tại trường. Có làm được vấn đề này thì các dồng chí còn lại mới xem xét lại bản thân, mới cố gắng vươn lên trong hoạt động chuyên môn.

3.2.4. Giải pháp tuyển chọn học sinh

Đây là giải pháp quan trọng mang tính quyết định. Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng Đội tuyển Quốc gia 12 năm qua cho tôi thấy: Nếu không có trò giỏi thì thầy có giỏi đến đâu, có phương pháp giảng dạy hay thế nào, có nhiệt huyết đến mấy thì cũng không thể có được thành tích cao. Bởi học sinh có giỏi, có sáng tạo, có tư duy thì mới truyền tải được kiến thức của thầy, của sách tham khảo…. thành của mình. Đồng thời các em phải có óc sáng tạo, phương pháp học tập tốt thì mới vận dụng được kiến thức đã học vào bài làm. Những năm qua, còn có hiện tượng học sinh ngồi không đúng vị trí ở trường THPT Chuyên là ở khâu tuyển sinh. Để làm tốt điều này, Ban giám hiệu nhà trường phải tham mưu, đề nghị với Sở giáo dục đào tạo thực hiện đúng qui chế tuyển sinh vào trường Chuyên của Bộ giáo dục và đào tạo. Nhà trường phải được tham gia vào các khâu từ ra đề, coi thi, làm phách, chấm thi, lên điểm và gọi học sinh để đảm bảo vừa chọn được học sinh giỏi, vừa kiểm tra, hạn chế được những sai sót trong tuyển sinh, để tuyển được những học sinh thực sự có tư chất, có năng lực vào học tại trường Chuyên.

Hàng năm, những học sinh khối 10; khối 11 có jết quả xếp loại học lực Trung bình hoặc ý thức tổ chức kỉ luật kém phải được sàng lọc và chuyển về địa phương. Điều này Ban chuyên môn đã làm trong mấy năm qua nhưng không chuyển được các em này về địa phương do nguyên nhân, gây tâm lý không sợ, ỷ lại và lười học trong học sinh nhà trường.

3.2.5. Sự phối kết hợp giữa các tổ, nhóm chuyên môn trong nhàtrường trường

Thực tế, những năm qua cho thấy các tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường hoạt động tích cực nhưng chỉ ở nội bộ ở tổ nhóm chuyên môn của mình. Sự phối kết hợp giữa các tổ, nhóm này với nhóm khác trong giảng dạy là chưa có hoặc chưa hiệu quả. Ví dụ giữa bộ môn Toán và Vật lí, Vật lí với Hóa học, Hóa học với Sinh học, Văn với Lịch sử, Địa lý với Vật lí…. Chưa có sự trao đổi , bàn bạc với nhau ở những phần kiến thức giao nhau. Thực tế giảng dạy và tham khảo đề thi Quốc gia, đề thi chọn học sinh giỏi Quốc tế tôi thấy: Đề thi Toán lại lấy bài về chuyển động của Vật lý; Đề thi Vật Lí lại rơi vào những bài toán phải dùng vi phân, tích phân; Đề thi môn Hóa học lại có những bài Hóa - Lí; Đề thi Sinh học lại có những bài rơi vào vùng Hóa - Sinh; Đặc biệt đề thi môn Địa lý lại có bài Vật lý thiên văn….. Đây là những vùng kiến thức mà tôi thấy là vùng “giáp ranh” giữa 2 phân môn. Giáo viên của chính môn đó không thạo, giáo viên của môn kia thạo nhưng nghĩ không phải môn chuyên nên không dạy đến mức sâu như ở các lớp chuyên (Ví dụ phần Hóa – Lí thì giáo viên Hóa thường thấy yếu, giáo viên Lí lại rất thạo, cách giải đơn giản hơn…..). Đây là điểm yếu mà người ra đề khai thác ở nhiều năm cho nên học sinh hay gặp khó khăn. Từ thực tế này nếu nhà trường cân nhắc lực lượng giáo viên dạy môn cận chuyên ở các lớp chuyên được tốt và có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ môn với nhau thì tôi tin tưởng rằng số học sinh đạt giải Quốc gia sẽ càng cao hơn nữa và học sinh Hưng Yên có mặt trong Đội tuyển Olympic Quốc tế ngày càng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201 (Trang 56 - 57)