Hơn mười năm thành lập, đó là khoảng thời gian rất ngắn so với sự ra đời và phát triển của một nhà trường nhưng đó cũng là khoảng thời gian đủ đẻ khảng định những thành tựu mà thày và trò nhà trường đã đạt được.
Trước hết đó là việc dạy và học của nhà trường đã đi vào nề nếp và ngày càng ổn định. Ban giám hiệu đã phân công mảng công việc cho từng đồng chí trong đó đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiêm trưởng ban chuyên môn nhà trường.Tiết thứ 2 của sáng thứ hai hàng tuần Ban chuyên môn họp giao ban dưới sự trù trì của đồng chí trưởng ban.Tại buổi giao ban này các đồng chí tổ trưởng các tổ chuyên môn báo cáo tình hình chuyên môn của tổ, sau đó ban chuiyên môn,ban giám hiệu nhận xét và bổ sung những tồn tại của các tổ trong tuần, trên cơ sở đó các tổ rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp khắc phục, công việc của tuần tiếp theo. Kế hoạch kiểm tra và ký giáo án được thực hiện 2 tuần một lần. Các đồng chí tổ trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra và ký giáo án của các thành viên trong tổ, đồng chí trưởng Ban chuyên môn kiểm tra và ký giáo án của các tổ trưởng chuyên môn còn đồng chí hiệu trưởng thì kiểm tra và ký giáo án của các đồng chí phó hiệu trưởng. Kế hoạch thanh tra chuyên môn (thanh tra toàn diện,thanh tra chuyên đề ) được Ban chuyên môn triển khai, thông báo
cụ thể ở buổi giao ban chuyên môn, trên bảng tin của nhà trường để các đồng chí cán bộ, giáo viên biết trước và thực hiện, đồng thới sắp xếp thời gian để dự giờ của các đồng nghiệp. Sau mỗi giờ thanh tra hay thao giảng, Ban chuyên môn đều bố trí họp rút kinh nghiệm để đánh gíá và xếp loại giờ dạy của giáo viên được thanh tra. Biên bản và kết quả thanh tra được tập hợp và nộp về đông chí hiệu trưởng để vào sổ theo dõi và xếp loại giáo viên của nhà trường.
Mỗi năm, Ban chuyên môn nhà trường tổ chức 2 đợt hội học,hội giảng vào các dịp 20/11(học kì 1) và 26/3( học kì 2). Đây là hai đợt thi đua trọng tâm của mỗi học kỳ trong năm học nhằm dấy lên phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong cán bộ giáo viên và học sinh. Trên cơ sở đó đánh giá và xếp loại giờ dạy của giáo viên đặc biệt về phương pháp giảng dạy mỗi đợt thi đua Ban chuyên môn chọ lựa hai giờ học tiêu biểu tổ chức thao giảng toàn
trường (một giờ tự nhiên và một giờ xã hội ). Các đồng chí giáo viên của
các tổ tự nhiên thì dự giờ môn tự nhiên,các đồng chí tổ xã hội dự giờ môn xã hội. Điểm đặc biệt là các giờ dạy này phải áp dụng được phương pháp giảng dạy mới, đưa được công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sau giờ dạy toàn trường chia làm hai tổ nhận xét, đánh giá và xếp loại giờ dạy. Đây thực sự là hoạt động chuyên môn có chất lượng ở nhà trường trong những năm qua.
Về phương pháp soạn bài của giáo viên,qua kiểm tra cho thấy, các bài soạn của anh chị em giáo viên đã bám sát nội dung và yêu cầu của sách giáo khoa hiện hành, đặt ra được mục tiêu bài học. Các bài giảng có đầy đủ các bước lên lớp, nhiều giáo án đã soạn theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy - lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt một số đồng chí giáo viên trẻ đã soạn bài bằng giáo án điện tử, dạy học trên lớp bằng máy chiếu qua đầu, bằng porpoint…một số giáo án được khai thác từ mạng internet.
Các bước lên lớp của giáo viên đã được cải tiến: có đặt vấn đề vào bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra trong giờ học đảm bảo vừa sức, có tính lôgic và phù hợp với yêu cầu của bài giảng. Trong giờ học nhiều giáo viên
đã chú ý đến việc tạo không khí và kích thích để học sinh chủ động khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, lấy học sinh làm trung tâm cũng như giao nhiệm vụ cho học sinh trong mỗi đơn vị kiến thức bài học.
Phương pháp kiểm tra đánh giá bước đầu có cải tiến nhưng chủ yếu vẫn là kiểm tra theo phương pháp cũ. Việc kiểm tra đánh giá vẫn do giáo viên bộ môn thực hiện ở bộ môn mà họ giảng dạy. Phương pháp kiểm tra vẫn theo hình thức kiểm tra miệng,kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút và kiểm tra học kì. Nhà trường đánh giá ,xếp loại học sinh dựa vào kết quả kiểm tra của mỗi học sinh.
Nhìn chung về đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chuyên Hưng Yên đã có một số kết quả bước đầu ,song so với nhiệm vụ và yêu cầu của công cuộc đổi mới đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay thì kết quả đó chưa đáp ứng được.Việc đổi mới ở nhà trường-đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập,hạn chế cần phải khắc phục.