Phương hướng chung

Một phần của tài liệu skkn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201 (Trang 38 - 45)

Trước hết ta phải hiểu đổi mới không phải là cuộc cách mạng phá bỏ cái cũ, thay thế bằng cái mới mà đổi mới ở đây là trên cơ sở cái cũ, phát huy mặt tích cực của cái cũ, kết hợp với các trang thiết bị mới, hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.

Về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, phó thủ tướng nguyên bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “ Đổi mới phương pháp giảng dạy đã có từ lâu nhưng chưa có được một mô hình hay để phôt biến rộng rãi; Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải từ trên đưa xuống mà phải xuất phát từ cơ sở và từ cơ sở mới thúc đẩy bộ máy quản lý. Từ cơ sở mới tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng ”. Theo ông Thiện Nhân thì ở các nước, việc học sinh đánh giá và nhận xét giáo viên đã có từ lâu, còn ở nước ta mới có và còn đang thực hiệ. Ông cho rằng, nên coi học sinh như đồng tác giả của quá trình giáo dục. Người giáo viên phải có công nghệ thiết kế qui trình bài giảng mới để thu hút học sinh vào bài giảng. Phải có tư liệu cuộc sống, phải có kiến thức cập nhật hàng ngày bổ sung vào bài giảng, ngoài kiến thức SGK. Ví dụ như tất cả các thầy cố giáo cùng 1 bộ môn cần có một diễn đàn để trao đổi, để làm tư liệu khai thác, học tập những kiến thức hay của nhau, làm cho bài giảng của mỗi người ngày càng sinh động thêm.

Về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển thì cho rằng “ đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là ngay lập tức phải bỏ phương pháp giảng dạy cũ, không nhất thiết phải thay đổi nội dung của SGK”. Theo ông thì SGK, sách giáo

viên không phải là “còng số tám” như nhiều người thường nghĩ mà xét về phương pháp giảng dạy thì SGK, sách giáo viên chỉ là những người hướng dẫn, những định hướng được cho rằng là tốt nhất.

Nhìn chung tình trạng học hiện nay có 2 luồng ý kiến cơ bản trái ngược nhau đều xoay quanh câu hỏi: Dạy học hiện nay đã đổi mới chưa và đổi mới như thế nào? Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “trong thực tế vẫn còn lối dạy thầy đọc trò chép thậm chí thầy chép trước lên bảng, học trò chép vào vở ở nhiều bộ môn đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội và rồi khi kiểm tra học trò lại chép ra giấy tất cả những cái mình đã chép được” và cũng theo giáo sư Trần Đình Sử thì “học sinh là thính giả thụ động….. nếp dạy và nếp học thâm căn cố đế của nhà trường chúng ta lâu nay” (Báo văn nghệ số 10/ 2009). Tiêu biểu cho ý kiến trái ngược với giáo sư Trần Đình Sử là ý kiến của chuyên gia đầu ngành về phương pháp giảng dạy – giáo sư Phan Trọng Luận thì cho rằng: “Đó là nhận định sai thực tế, thiếu căn cứ và phủ nhận đóng góp của đội ngũ giáo viên”( Văn nghệ số 11/2008). Nhà giáo Nguyễn Minh Phương thì cho rằng: “Giáo viên hiện nay đã có nhiều cố gắng thể hiện tư tưởng đổi mới cách dạy và cách học theo hướng coi trọng hoạt động của học sinh, giáo viên là người định hướng tổ chức hoạt động của học sinh chứ không phải là người giảng đạo, truyền đạo hay áp đặt, buộc học sinh thừa nhân” (Báo văn nghệ số 10/2009)

Qua thực tế giảng dạy những năm qua, bản thân tôi có phần nhất trí với giáo sư Trần Đình Sử, bởi phương pháp dạy học vẫn xoay quanh việc “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ”, thậm chí ở một số bộ môn do quĩ thời gian với dung lượng kiến thức trong 1 số tiết học (đặc biệt ở các lớp liên quan trực tiếp đến thi cử) dẫn đến việc “thầy đọc , trò chép”.

Đối với tỉnh Hưng Yên thì Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dẫn tỉnh có quan điểm như thế nào đối với đổi mới phương pháp giảng dạy? Để trả lời câu hỏi này, ngược dòng thời gian chúng ta trở lại những ngày đầu tái lập tỉnh (1/1/1997). Chúng tôi thấy ngay từ những ngày đầu tiên, Tỉnh ủy Hưng Yên đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đến năm

2000 rồi 2010. Sau Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 14; 15;16 Tỉnh đã hoach jđịnh chiến lược phát triển Kinh tế- xã hội của Tỉnh đến năm 2010 trong đó tập trung vào chiến lược con người- nguồn nhân lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa mà tiêu biểu nhất là Nghị quyết 03NQ/TƯ ngày 26/02/1997 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW2 khóa 8 về “Giáo dục - Đào tạo - Khoa học - Công nghệ”. Đặc biệt quyết định số 43/QĐUB của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập và xây dựng trường phổ thông Năng khiếu Tỉnh (nay là trường THPT Chuyên Hưng Yên) với nhiệm vụ “phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi” của tỉnh. Phải xây dựng trường trở thành “địa chỉ tin cậy” trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và là trường có vị trí số 1 trong hệ thống các trường THPT trong toàn tỉnh.

Sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các ngành, các cấp lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên ổn định, từng bước phát triển - trong đó có trường THPT Chuyên.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên - đơn vị thực hiện triển khai các nghị quyết của tỉnh Đảng bộ về công tác giáo dục, cơ quan chủ quản của trường THPT Chuyên Hưng Yên cho rằng đổi mới phương pháp giảng dạy là quan trọng và cần thiết dặt ra với mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Trong báo cáo tổng kết năm học 2006 -2007 của Sở giáo dục và đào tạo đã ghi rõ: “ trong công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, ngành giáo dục đào tạo Hưng Yên tiêp tục đạt kết quả tốt về phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”

Với nhiệm vụ quan trọng, nặng nề nhưng rất vinh dự được tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và nhân dân Hưng Yên giao phó,trường THPT Chuyên Hưng Yên phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của đổi mới phương pháp giảng dạy. Vậy quan điểm của nhà trường về vấn đề này như thế nào? Trước hết, tôi cho rằng phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử cho nên đổi mới phương pháp giảng dạy -

trước hết phải đổi mới từ nhận thức mà trước hết là ý thức. Ngay từ giảng đường các trường Đại học sư phạm, đến khi ra trường - trong 1 thời gian dài, người giáo viên được trang bị phương pháp truyền thụ theo quan niệm 1 chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một “chủ thể” của giờ học đã bị lãng quên và người giáo viên phải sốt sắn, nỗ lực đi tìm chiếc chìa khóa để mở các kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh và họ đem tất cả những tri thức khoa học mà họ có để chất chứa vào cái kho đó theo phạm vi và khả năng của họ. Còn học sinh thì ngoan ngoãn. Thụ động, thiếu tính độc lập, sáng tạo. Học sinh hoàn toàn bị động nhớ những kiến thức mà thầy cô đã dạy. Và như vậy để có được kết quả học tập tốt, ngoài trí tuệ học sinh còn phải có trí nhớ thật tốt. Khi làm bài thi, học sinh phải cố gắng sao cho bài làm của mình phù hợp với ngôn ngữ với quan điểm mà thầy cô giáo đã dạy để chiếm được cảm tình của thầy cô và đạt điểm số cao.

Tôi cho rằng, nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh, khơi dậy trong tâm hồn các em lòng ham hiểu, thích tìm tòi, sáng tạo từ đó các em biết suy nghĩ, hành động tích cực mà suy nghĩ, hành động đó chỉ có được khi đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức theo kiểu cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể đạt như mong muốn. Để học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực trong học tập - tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy.

Thứ hai, trong đổi mới phương pháp giảng dạy phải tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan. Như đã phân tích, đổi mới phương pháp giảng dạy khong phải là tạo ra một phương pháp khác hẳn với cái cũ, để thay thế cái cũ. Ngược lại, đổi mới phương pháp giảng dạy lại là tiền đề cho những nhân tố tích cực của cái cũ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy không có nghĩa là ta dung hòa để làm “hơi khác” hay “tương tự” cái đã có, mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Nếu như phương pháp giảng dạy cũ có ưu điểm lớn nhất là phát huy trí nhớ, là tập cho học sinh làm theo 1 cái gì đó đã có sẵn thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên đây. Song

điểm khác nhau căn bản giữa phương pháp giảng dạy cũ là học sinh bị động tiếp nhận thông tin còn ở phương phát mới thì học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo t rong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua một loạt các tác động, hướng dẫn, gợi mở của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, ta phải hiểu đó là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phái học sinh, được biểu hiện ra ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ sự phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Để đạt được điều này, cái khó khăn nhất của người giáo viên là: Trong một giờ học trên lớp, phải làm sao cho những học sinh giỏi nhất cũng được thỏa mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức tìm hiểu được là một chân trời mới, trong khi đó những học sinh yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này đặc biệt là cần thiết vì học sinh rất hào hứng đi tìm tri thức mà không bị động, bị nhồi nhét kiến thức nữa. Như vậy, hành động thế này hay thế khác của học sinh trong một giờ học là mong muốn của chúng ta trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, khi đổi mới phương pháp giảng dạy cần tránh xu hướng giản đơn, cực đoan. CÓ thầu cô giáo thay việc “đọc - chép” bằng việc hỏi học sinh quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại vụn vặt, không tạo ra được “tình huống có vấn đề”. Ở đây, họ đã nghĩ sai rằng sử dụng phương pháp dạy học mới là thay việc đọc chép bằng việc hỏi đáp và hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới.

Nhận thức được như vậy, phương hướng chung để đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chuyên trong giai đoạn 2011 -2015 là: * Trước hết phải đổi mới nội dung chương trình. Bám sát SGK của Bộ giáo dục là cơ bản song nếu chỉ bám vào SGK thì không thể đảm bảo cho học sinh thi được kì thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia. Người giáo viên trường THPT Chuyên phải biết kết hợp hài hòa giữa kiến thức SGK Chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo (để đảm bảo cho học sinh có kiến thức thi Tốt

nghiệp, thi Đại học) với kiến thức của SGK dành cho lớp Chuyên, sách nâng cao và đặc biệt là sách tham khảo, giáo trình của 1 số trường Đại học (để đảm bảo cho học sinh thi Quốc gia và Quốc tế). Một điểm cần lưu ý nữa là các SGK hiện nay được dùng trong nhà trường không cân đối giữa lý thuyết và thực hành, có phần xem nhẹ thực hành. Trong khi đó thực hành lại là yêu cầu quan trọng, là một phần có trong đề thi Quốc gia và thi chọn Đội tuyển Quốc tế. Thực tế giảng dạy đội tuyển quốc gia hơn 10 năm qua cho tôi thấy bài học của việc hướng dẫn cho học sinh làm thực hành. Bởi đã có 5 học sinh của tôi được Bộ giáo dục đào tạo triệu tập ra Hà nội tham dự kì thi chọn Đội tuyển Quốc tế. Ở ngày thi lý thuyết và bài tập các em làm rất tốt, nhưng đến bài thi thực hành thì các học trò của tôi lúng túng và bị mất điểm. Chính vì vậy mà tôi chưa có được học sinh đi thi quốc tế, đây là nỗi khát khao cháy bỏng mà tôi đang mong vươn tới. Vì vậy đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực hành sẽ là cầu nối để ước mơ và khát vọng của tôi trở thành hiện thực.

Thứ hai, để đổi mới phương pháp giảng dạy nhà trường cần đề cao vai trò của tổ, nhóm chuyên môn. Thành bại tròn đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường đều tập trung ở các tổ chuyên môn. Vậy các tổ nhóm chuyên môn phải được đầu tư thỏa đáng. Cho đổi mới phương pháp giảng dạy bằng những việc làm, hành động cụ thể như trong thiết bị, đồ dùng thí nghiệm. Thực tế cho thấy, tổ nhóm chuyên môn nào thực hiện nghiêm túc nề nếp sinh hoạt chuyên môn, qui chế chuyên môn thì kết quả giảng dạy của tổ nhóm sẽ đạt cao hơn. Bởi tổ, nhóm chuyên môn là tế bào quan trọng của cơ thế sống là nhà trường, là nơi diễn ra các hoạt động của đổi mới phương pháp giảng dạy hàng ngày, hàng giờ, từng tổ nhóm thực hiện tốt các bước của đổi mới phương pháp giảng dạy thì chắc chắn rằng việc thực hiện đổi mới của nhà trường sẽ thành công.

Thứ ba, là phải thực sự coi trọng đến năng lực và tài nghệ của giáo viên. Cổ nhân ta đã có câu: “ không có thầy giỏi thì khó có trò giỏi”. Trong thành công của học trò thì vai trò của người thầy chiếm chỉ 30% nhưng đó là

tỉ lệ quan trọng và quyết định đói với sự thành đạt của học trò. Để đổi mới được phương pháp giảng dạy thành công được thì tài nghệ của giáo viên, lao động sư phạm của người thầy phải được nhà trường đánh giá đúng mức. Tài nghệ - năng lực của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng lại biết khéo léo khơi dạy và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì học sinh sẽ trở thành chủ thể của quá trình giáo dục, các em sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển và tương lai của bản thân.

Thứ tư, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nhà trường phải đổi mới cách thức kiểm tra, hình thức kiểm tra. Lãnh đạo, quản lí nhà trường phải cho giáo viên thấy được kiểm tra là tốt cho sự phát triển nhưng kiểm tra đánh giá như thế nào để người kiểm tra thấy được điểm mạnh cũng như thấy được những khuyết điểm một cách thuyết phục, từ đó họ sẽ tốt hơn trong hoạt động giảng dạy. Công tác thanh tra giáo viên (thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện) phải được công khau, tiến hành thường xuyên, kết quả thanh tra phải phản ánh được sự cố gắng, phấn đấu của giáo viên, và phải công khai toàn cơ quan

Đối với học sinh, phải đổi mới các ra đề kiểm tra, đổi mới cách thi và kiểm tra học kì. Đề thi phải được soạn thảo sao cho đảm bảo tính chính xác,

Một phần của tài liệu skkn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201 (Trang 38 - 45)