BÀI 29 QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT – ĐỊNH LUẬT BÔILƠ-MARIỐT I MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu skkn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201 (Trang 49 - 53)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

BÀI 29 QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT – ĐỊNH LUẬT BÔILƠ-MARIỐT I MỤC TIÊU

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

+) Nhận biết được sự khác nhau giữa hai khái niệm “trạng thái” và “quá trình biến đổi trạng thái”

+) Nắm được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt

+) Phát biểu và viết được biểu thức định luật Bôilơ- Mariốt +) Nhận biết được đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (P-V)

2. Về kĩ năng

+) Học sinh vận dụng được phương pháp xử lý số liệu thu được bằng thí nghiệm (phương pháp số học và phương pháp đồ thị) vào việc xác định mối quan hệ giữa áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt

+) Vận dụng được định luật Bôilơ – Mariốt để giải bài tập SGK, sách nâng cao, sách tham khảo đặc biệt phục vụ cho thi học sinh giỏi Quốc gia phần Nhiệt.

II. CHUẨN BỊ

*) Dụng cụ để làm các thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.3

*) Vẽ trên bảng nhỏ khung của bảng ghi kết quả thí nghiệm.

*) Làm thử thí nghiệm ở hình 29.3. Kiểm tra các số liệu thu được, vẽ đồ thị theo kết quả thu được trên giấy ôli to.

*) Nhắc học sinh chuẩn bị mỗi em một hoặc hai tờ giấy ôli 15x15 cm.

1. Hoạt động 1: Mở bài +) Làm thí nghiệm ở hình 29.1.

+) Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

+) Đặt vấn đề vào bài như SGK.

+) Quan sát thí nghiệm.

+) Rút ra nhận xét ban đầu về quan hệ giữa P và V.

+) Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tìm được biểu thức biểu diễn mối quan hệ trên.

2. Hoạt động 2: Thông tin về trạng thái vè quá trình biến đổi trạng thái( mục I-SGK)

+) Thông báo nội dung 29.2 để phân biệt trạng thái và quá trình.

+) Giáo viên lưu ý cho học sinh: Mục tiêu của chương chất khí là tìm mối quan hệ giữa 3 thông số trạng thái là P,V và nhiệt độ T. Tuy nhiên để tiến hành các thí nghiệm để xác định mối liên hệ khi cả 3 thông số này thay đổi là rất khó khăn, phức tạp. Cho nên để đơn giản ta nghiên cứu sự phụ thuộc của thông số này vào thông số kia khi 1 trong 3 thông số không đổi sau đó suy ra phương trình liên hệ khi cả 3 thông số thay đổi.

+) Theo dõi bài giảng của giáo viên. +) Ghi vào vở tiêu đề của mục I và vẽ vào vở hình vè 29.2 mà giáo viên đã vẽ trên bảng hoặc bảng con đã vẽ sẵn ở khâu chuẫn bị.

3. Hoạt động 3: Làm thí nghiệm và xử lý kết quả thí nghiệm để rút ra định luật( mục II và một phần mục III – SGK)

+) Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. +) Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: Chú ý tới ống nhỏ nằm trong pít tông

+) thu thập thông tin về quá trình đẳng nhiệt và cách tiến hành thí nghiệm để tìm mối liên hệ giữa áp suất P và thể tích V.

nối với không khí trong xi lanh với áp kế.

+) Làm thí nghiệm với sự giúp đỡ của hai học sinh( một em đọc kết quả thí nghiệm, một em ghi kết quả lên bảng)

+) Hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ học sinh hoạt động C1.

+) Hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ học sinh thực hiện hoạt động C2( nhắc các em nhớ lại phương pháp vẽ đồ thị đã thực hiện ở các bài trước)

+) Cho học sinh trao đổi nhóm về các kết quả thu được để từ đó phát biểu định luật Bôilơ – mariốt.

+) Thực hiện hoạt động C1. Tính các tích số P.V và thương số P/V từ đó rút ra nhận xét cá nhân.

+) Thực hiênh hoạt động C2. Vẽ đồ thị vào giấy kẻ ôli mang theo, không vẽ vào SGK.

+) Trao đổi kết quả theo nhóm/

+) Thảo luận các kết quả và rút ra kết luận theo lớp.

4.Hoạt động 4: Vận dụng( Nội dung và bài tập thí dụ - nội dung 4 của mục II - SGK)

+) Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động C3.

+) Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động C4 và giải bài tập áp dụng. +) Lưu ý học sinh: Trong công thức P.V=Const thì giá thị của hằng số phụ thuộc vào khối lượng và nhiệt độ của chất khí. Với một lượng khí xác định thì hằng số này chỉ còn phụ thuộc vào nhiệt độ.

+) Thực hiện hoạt động C4. +) Giải bài tập thí dụ.

+) Ghi định luật và biểu thức định luật Bôilơ – Mariốt vào vở.

+) Vẽ hình 29.5 vào vở, chú ý với T1<T2 thì đường đẳng nhiệt ứng với T1 thấp hơn đường đẳng nhiệt ứng với T2.

+) Giới thiệu về đường đẳng nhiệt( hình vẽ 29.5) và thông báo ở hình vẽ này thì T1<T2. Yêu cầu nhóm học sinh giỏi (đội tuyển) về nhà chứng minh điều thông báo này( vì sao T1<T2 thì đường đẳng nhiệt ứng với T1 lại thấp hơn đường đẳng nhiệt ứng với T2)

5. Hoạt động 5. Tổng kết bài (phần đóng khung phần câu hỏi và bài tập)

* Tổng kết bài

* Cho bài tập về nhà, chú ý với bài 8, 9 cả lớp , Bài 7,11 cho học sinh khá còn hoạt động C3 và chứng minh T1<T2 thì đường đẳng nhiệt ứng với T1 ở thấp hơn đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T2 dành cho nhóm đội tuyển học sinh giỏi

* yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt ở nhà để tiết sau là tiết bài tập về định luật Bôilơ- Mariốt

* Trả lời các câu hỏi 1,2,3 ,4,5 và 6 sau khi đã học lại bài học

* Làm bài tập 8 và 9

* Thực hiện yêu cầu riêng đối với từng nhóm học sinh. Riêng nhóm đội tuyển làm thêm bài tập phần nâng cao và các đề thi Quốc gia những năm trước

Nhận xét: Đây là 2 bài soạn mới ở 2 phần khác nhau của chương trình Vật lý lớp 10 phổ thông (chương trình nâng cao),một bài phần cơ và một bài phần nhiệt, cả hai bài đều là những bài có thí nghiệm, khó dạy đối với giáo viên chưa có kinh nghiêmh. Qua hai bài soạn ta thấy phương pháp giảng dạy mới đã được thể hiện. Ở đây không còn chỗ cho giáo viên đọc và học sinh chép, học sinh làm việc tích cự và chủ động nắm bắt kiến thức còn giáo viên chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn, cầm chịch về thời gian và yêu cầu học sinh thực hiện từng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. cả hai bài này tôi

đều thực hiện ở lớp 10 Chuyên Lý năm học 2008-2009, có sự dự giờ của đại diện lãnh đạo trường, của tổ Vật lý và các đồng chí trong Ban chuyên môn. Kết quả đều được đánh giá là giừo fạy tốt, đảm bảo được yêu cầu đổi mới phương pháp.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w