6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp gây ra
Rủi ro tín dụng gây ra nhiều hậu quả kinh tế nặng nề không những cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn cho nền kinh tế, tài chính tiền tệ của một quốc gia. Nó có thể gây ra hiệu quả tiêu cực tới mọi đối tƣợng trong xã hội, làm giảm niềm tin của công chúng vào sự vững chắc của hệ thống tài chính. Vì vậy, kiểm soát RRTD rất quan trọng đối với NHTM, khi NHTM không kiểm soát đƣợc RRTD thì sẽ gây nên các hậu quả nhƣ:
a. Đối với DN vay
Rủi ro tín dụng làm cho uy tín của khách hàng bị giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đ nh trệ. Khi một ngân hàng bị rủi ro ở mức cao sẽ bị kiểm soát đặc biệt và nguồn vốn của ngân hàng bị ứ đọng ảnh hƣởng đến khách hàng khác khó khăn trong tiếp cận vốn vay để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm hạn chế sự phát triển của một số DN có tiềm năng.
b. Đối với ngân hàng
Các ngân hàng cho vay khi gặp rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả ảnh hƣởng uy tín trên thị trƣờng bị giảm sút. Đây là thiệt hại vô hình mà không thể lƣờng trƣớc đƣợc, có thể làm phá sản ngân hàng, một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì khả năng rủi ro của các tài sản có cao, nếu tỷ lệ này cao quá có thể làm phá sản ngân hàng. Nhƣ vậy, các khách hàng gửi tiền có thể sẽ phải gánh chịu tổn thất liên đới do ngân hàng không còn nguồn vốn để chi trả. Khi đó, ngân hàng sẽ đối diện với khả năng đánh mất uy tín của mình trên thị trƣờng và sẽ không có khách hàng nào lại đem tiền của mình gửi vào những ngân hàng đầy rủi ro nhƣ thế. Cơ hội kinh doanh của ngân hàng ngày càng ít đi dần dần đi đến nguy cơ sáp nhập hoặc phá sản.
Khi rủi ro xảy ra ngân hàng phát sinh những khoản nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng phải tập trung nguồn lực để xử lý nợ và phải chịu chi phí rất lớn. Các khoản nợ quá hạn làm chậm vòng quay vốn tín dụng làm mất đi các khoản đầu
19
tƣ khác, nguồn thu nhập từ lãi vay bị giảm. Tình trạng khó khăn của các ngân hàng thƣờng phát sinh từ những khoản nợ xấu, chính vì vậy ngân hàng phải trích lập dự phòng để bù đắp tổn thất này.
Ngân hàng là trung gian tài chính, là cầu nối giữa ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay tiền. Nếu các khoản cấp tín dụng của ngân hàng gặp rủi ro dẫn đến khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi hoặc thu hồi không đầy đủ gốc, lãi đã cho vay. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán đúng hạn, đầy đủ các các khoản chi phí gốc, lãi cho ngƣời gửi tiền, đây là nghĩa vụ bắt buộc. Sự mất cân đối trên đến một mức độ nào đó sẽ tất yếu dẫn đến mất khả năng thanh khoản các khoản đến hạn thanh toán của ngân hàng. Vậy, rủi ro tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.
c. Đối với nền kinh tế
Chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, chuyên đi huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Nguồn gốc những khoản cho vay của ngân hàng thƣơng mại là từ những ngƣời gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng chỉ làm cầu nối giữa ngƣời có tiền nhàn rỗi và ngƣời cần vốn. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra ở mức đủ lớn, quyền lợi của những ngƣời gửi tiền cũng bị ảnh hƣởng. Tổn thất của các ngân hàng ở mức lớn làm gia tăng quan ngại của công chúng dẫn đến hiện tƣợng ngƣời gửi tiền đổ xô đi rút tiền ngân hàng (bank runs). Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội nên một khi sự cố ngân hàng xảy ra, ảnh hƣởng của nó sẽ rất lớn đối với nền kinh tế-xã hội. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng “đô-mi-nô” kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác sụp đổ, làm suy thoái nền kinh tế, giá cả tăng, sức mua giảm sút, gia tăng thất nghiệp, khủng hoảng tài chính, mất ổn định xã hội.
20