6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo
Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm cũng nhƣ kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt là hình thức bảo đảm tiền vay b ng quyền sử dụng đất, bất động sản; Chính phủ cần có các quy định cụ thể về chế tài cũng nhƣ sự phối kết hợp của các cơ quan tƣ pháp, tạo khuôn khổ pháp lý cho ngân hàng có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhƣợng quyền sở hữu đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của DNNN.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, đi đôi với phát triển kinh tế một số DN, làm ăn hiệu quả là sự phá sản của các DN hoạt động yếu kém, đào thải trong
93
cạnh tranh là quy luật khách quan. Ngân hàng thƣơng mại với chức năng trung gian tài chính, luôn phải gánh chịu những khoản nợ xấu là tất nhiên. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của ngân hàng lên khách hàng DN khi mọi việc đã rồi, vì thế ngân hàng luôn ở trạng thái bị động.
Để việc xử lý thu hồi nợ đƣợc nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng nhƣ khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nh m giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi đƣợc nợ từ các tài sản bảo đảm.
Hiện nay thị trƣờng mua bán nợ, thị trƣờng options hay swaps chƣa phát triển ở Việt Nam. Chính phủ cần có những quy định, hỗ trợ để mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng này nh m giúp các ngân hàng có những công cụ hiện đại tài trợ cho rủi ro tín dụng của mình.
Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai
Chính phủ cần thiết lập các cơ quan cung cấp thông tin vĩ mô liên quan đến những dự báo.
Các nƣớc phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phƣơng đến Trung ƣơng, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin đƣợc tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định đƣợc khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm đƣợc thời gian và chi phí tìm kiếm.
Ở Việt Nam hiện nay, thông tin n m rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà chƣa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác thông tin chƣa đƣợc tin học hóa mà chủ yếu lƣu trữ dƣới dạng
94
văn bản, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát. Do vậy các ngân hàng thƣơng mại thƣờng không có đƣợc đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về một khách hàng là rất khó khăn. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan pháp luật rất khó khăn. V vậy vẫn xảy ra trƣờng hợp phổ biến là thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng và thực tế rất khác nhau.
Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trƣớc hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nƣớc và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.
Sự thay đổi các ch nh sách của Nhà nƣớc cần đƣợc công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trƣờng kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tƣơng lai. Do đó, Chính phủ nên đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, tránh những thay đổi quá nhanh trong chính sách, chỉ đạo kịp thời nh m định hƣớng nền kinh tế, đặc biệt là thị trƣờng tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trƣớc những biến động của thị trƣờng thế giới.
Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nƣớc không đƣợc thông báo trƣớc thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng n m ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả ngân hàng phải gánh chịu.
Vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
95
liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nƣớc phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc.
Đối với Bộ tƣ pháp
Đối với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nƣớc, việc xác định tài sản không có nguồn gốc từ ngân sách là rất khó khăn, trong thực tế nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc sử dụng lợi nhuận để lại để mua tài sản. Cần xây dựng những quy chế cụ thể trong trƣờng hợp này.
Hiện nay, Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm trực thuộc Bộ tƣ pháp đang thực hiện nhiệm vụ là đầu mối cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm đối với các tài sản động sản và bất động sản của mọi cá nhân, tổ chức. Dịch vụ thông tin này đã giúp các ngân hàng rất nhiều trong việc đánh giá về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên hiện nay việc cung cấp thông tin còn chậm, thông thƣờng là 3 ngày làm việc nhiều khi đến cả tuần và việc hỏi thông tin chƣa kết nối trực tuyến. Do vậy Bộ tƣ pháp cần hiện đại hóa hệ thống thông tin nh m cung cấp thông tin nhanh hơn và với các phƣơng thức hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay.
96
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với hoạt tín dụng của ngân hàng. Hậu quả của rủi ro tín dụng vô cùng nặng nề làm giảm thu nhập thất thoát vốn, tác động xấu đến uy tín vị thế của ngân hàng và còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ thống các NHTM và nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn và nhiều biến động nhƣ hiện nay. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn. NHTM đứng trƣớc những nguy cơ rủi ro lớn trong hoạt động, đặc biệt là nguy cơ rủi ro tín dụng. Vì vậy, kiểm soát rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị của NHTM.
Thực tế kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu của kiểm soát rủi ro tín dụng. Vì vậy, cần thiết phải tăng cƣờng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN để thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển an toàn, hiệu quả, trong giới hạn rủi ro của ngân hàng.
Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ:
Phân t ch cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.
Phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đắk Lắk trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể tại địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung, trong bối cảnh cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại ngày càng gay gắt, khách hàng ngày càng có hiểu biết về lĩnh vực tài chính ngân hàng và yêu cầu ngân hàng cao hơn. Qua đó, đánh giá những thành công và những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để khắc phục, hoàn thiện.
97
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, kết hợp với kinh nghiệm công tác tại chi nhánh, cùng với nghiên cứu định hƣớng và mục tiêu, định hƣớng kiểm soát RRTD trong cho vay DN của chi nhánh theo nhiệm vụ của Agribank Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nh m hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN đối với chi nhánh.
Đƣa ra một số kiến nghị đối với Agribank Việt Nam, đối với NHNN Việt Nam và các cơ quan trực thuộc Chính phủ để tạo điều kiện thực thi những giải pháp nh m nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đã đƣa ra.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại chi nhánh, tạo môi trƣờng tín dụng an toàn và hiệu quả để chi nhánh đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cao nhất, đủ sức cạnh tranh với các NHTM.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Trƣơng Quốc Cƣờng, Đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng Việt Nam – nhìn từ tiêu chuẩn Basel, Học viện Ngân hàng.
[2] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,, Nhà xuất bản Thống kê.
[3] Huỳnh Thị Minh Dung (2013), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[4] Lê Thị Dung (2013), Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Học Viện Tài Chính Hà Nội.
[5] PGS.TS Lâm Ch Dũng (2014), Slide bài giảng quản trị ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[6] Nguyễn Thị Anh Đào (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[7] Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết dịnh 493/2005/QĐ/NHNN(2005), Ban hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
[8] NHNo&PTNT Việt Nam (2014), Sổ tay tín dụng, Lƣu hành nội bộ.
[9] Đào Thị Thu Thuỷ (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[10] Ths. Đào Minh Phúc, Ths. Lê Văn Hinh (2012), “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 24 tháng 12/2012.
[11] Ái Phƣơng - Tăng B nh (2014), Kỹ thuật giao dịch một cửa và kỹ năng, nghiệp vụ về kiểm soát, quản lý rủi ro trong các tổ chức tín dụng
dành cho lãnh đạo, giao dịch viên ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.
[12] Lƣơng Khắc Trung (2012), Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.