Câu 2: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, 2 4
SO, NH4, Cl–. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: – Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ởđktc) và 1,07 gam kết tủa;
– Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam. B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam.
Câu 3: Hỗn hợp khí A chứa C2H2 và H2 có tỉ khối hơi so với hiđro là 5,00. Dẫn 20,16 lit A đi qua bột Ni nung nóng thu được 10,08 lit hỗn hợp khí B. Cho B qua dung dịch brom dư còn lại 7,392 lit khí D (không bị brom hấp thụ). Biết các thể tích khí đều đo ởđktc. Khối lượng bình brom tăng lên là
A. 3,3 gam. B. 8,34 gam. C. 6,6 gam. D. 3,36 gam.
Câu 4: Cho m gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 0,5M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 0,96 gam Cu. Giá trị
của m là
A. 0,56 B. 1,68. C. 0,42. D. 3,36.
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 6: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản
ứng là
A. 0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55.
Câu 7: Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất
A. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4–D.