Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 30 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

a. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đắch sinh lợi.

Quá trình HĐKD của DNMM là quá trình thực hiện liên tục một hoặc tất cả các công đoạn từ khâu tiếp nhận, lựa chọn nguyên liệu cho đến khi hoàn tất sản phẩm may mặc do doanh nghiệp (DN) sản xuất.

b. Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp HĐKD trong nền kinh tế đều có mục tiêu chủ yếu và lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu này trƣớc hết, mọi doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thắch ứng với những biến động của thị trƣờng. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ các hoạt động quản trị nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào, trong quá trình đó phải luôn kiểm tra xem liệu phƣơng án kinh doanh đang tiến hành có hiệu quả hay không? Muốn kiểm tra tắnh hiệu quả của toàn bộ HĐKD cũng nhƣ từng lĩnh vực, từng bộ phận công tác, trƣớc hết doanh nghiệp không thể không chú ý đến vấn đề hiệu quả.

Hiệu quả kinh tế:

Hiện nay có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, nhƣng có thể hiểu rằng, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất của các hoạt động kinh tế, cụ thể là: (i) Hiệu quả có nghĩa là xã hội thu nhận kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình; (ii) Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lƣợng một loại hàng hoá mà không thể cắt giảm sản lƣợng hàng hoá khác. Ở đây muốn xem xét đến khắa cạnh phân bố có hiệu quả về các nguồn lực của nền sản xuất xã hội; (iii) Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần gia tăng chi phắ. Nghĩa là hiệu quả kinh tế chỉ đƣợc xét tới phần kết quả tăng thêm (bổ sung) với phần chi phắ tăng thêm (bổ sung), chƣa xem xét sự vận động của toàn bộ yếu tố đã sẵn có và tăng thêm, trong khi HĐKD là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có quan hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả kinh doanh thay đổi; (iv) Hiệu quả kinh doanh là hiệu số giữa kết quả và chi phắ bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Ở đây, xem xét hiệu quả kinh tế trong sự vận động của các yếu tố sản xuất, đã gắn kết đƣợc hiệu quả với chi phắ, nhƣng vẫn chƣa thể hiện tƣơng

quan giữa mặt lƣợng và mặt chất đối với kết quả đạt đƣợc và chi phắ bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó; (v) Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu xác định. Tức là, hiệu quả kinh tế là đại lƣợng biểu hiện mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và chi phắ phải bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Theo đó, mối quan hệ giữa kết quả và chi phắ biểu hiện một cách chặt chẽ và toàn diện hơn, vì ở đây đã nói rõ để thu đƣợc một đồng kết quả phải bỏ ra bao nhiêu chi phắ, đồng thời xét về mặt định tắnh kết quả cũng có thể phản ánh thông qua những chỉ tiêu phi tài chắnh khác mà chi phắ bỏ ra để đạt đƣợc.

Hiệu quả HĐKD của DN:

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.

Hiệu quả HĐKD là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế ở mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Việc nâng cao hiệu quả HĐKD là một đòi hỏi tất yếu khách quan của toàn bộ nền kinh tế cũng nhƣ của mỗi DN, xuất phát từ các lý do cơ bản sau: (i) Xuất phát từ sự khan hiếm của các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị giới hạn, do đó việc phát triển sản xuất theo chiều sâu là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả HĐKD là điều không thể không đặt ra đối với bất k HĐKD nào. Nó chắnh là phát triển kinh tế theo chiều sâu, nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả; (ii) Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, HĐKD của các doanh nghiệp phải thu đƣợc kết quả đảm bảo đủ bù đắp chi phắ và có lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả HĐKD xét về số tuyệt đối chắnh là lợi nhuận, do đó cơ sở của việc nâng cao

hiệu quả hoạt động SXKD là phải giảm chi phắ nhằm tăng lợi nhuận; (iii) Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, sức ép cạnh tranh rất lớn và gay gắt, nhiều doanh nghiệp trụ vững và phát triển, nhƣng không ắt doanh nghiệp đã bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao uy tắn, chất lƣợng hàng hoá, giảm chi phắ sản xuất,... có nghĩa nâng cao hiệu quả HĐKD là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu và trở thành điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp; (iv) Nâng cao hiệu quả HĐKD là cơ sở để gia tăng thu nhập cho chủ doanh nghiệp, ngƣời lao động, góp phần tăng trƣởng kinh tế và cải thiện mức sống của mọi ngƣời dân.

c. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả HĐKD của DN

Để đánh giá hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp có thể cần thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận. Ở giác độ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh xem xét và đánh giá tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DN bằng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐKD chủ yếu sau đây:

* Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối

Đây là các chỉ tiêu nhằm xem xét các DN có tối thiểu hóa chi phắ đầu vào và tối đa hóa giá trị kết quả đầu ra của mình hay không, thông qua đó sẽ đánh giá HĐKD của chúng có hiệu quả hay không có hiệu quả.

Ớ Chi phắ kinh doanh của DN (Cost):

Chi phắ kinh doanh của DN là toàn bộ chi phắ sản xuất, chi phắ tiêu thụ sản phẩm và các khoản thuế gián thu mà mỗi DN phải bỏ ra để thực hiện HĐKD trong một thời k nhất định (thƣờng tắnh cho một năm). Nhƣ vậy, có thể chia chi phắ kinh doanh của DN ra hai nhóm: (i) Chi phắ cho việc sản xuất sản phẩm, bao gồm các hao phắ về nguyên nhiên vật liệu, khấu hao

máy móc thiết bị; công cụ, dụng cụ; tiền công, tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động. Nó là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phắ về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời k nhất định và các chi phắ này phát sinh có tắnh chất thƣờng xuyên và luôn gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. (ii) Chi phắ tiêu thụ sản phẩm, để tổ chức tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần phải bỏ ra những khoản chi phắ nhất định nhƣ chi phắ về bao gói sản phẩm, chi phắ vận chuyển, bảo quản sản phẩm, chi phắ về nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hay bảo hành sản phẩm,Ầ Tất cả những chi phắ có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm gọi là chi phắ tiêu thụ hay còn gọi là chi phắ lƣu thông, chi phắ bán hàng. Đây là những chi phắ liên quan trực tiếp đến các hoạt động logistics ở các doanh nghiệp, với chi phắ logistics chiếm khoảng 21% doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Chi phắ trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao. Theo quan điểm này thì để có một đơn vị giá trị kết quả đầu ra (doanh thu hoặc lợi nhuận) các DN cần bỏ chi phắ kinh doanh càng nhỏ thì hiệu quả đạt đƣợc càng cao. Nói một cách khác, các DN phải thƣờng xuyên tìm mọi biện pháp để giảm thiểu chi phắ hay tiết kiệm chi phắ kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao.

Ớ Doanh thu của DN (Sales):

Doanh thu bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời k nhất định .Về mặt tài chắnh, doanh thu của DN là toàn bộ số tiền thu đƣợc từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc đƣợc ngƣời mua chấp nhận thanh toán, không kể đã thu đƣợc tiền hay chƣa.

Doanh thu của DN bao gồm: (i) Toàn bộ các khoản tiền thu đƣợc về việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung ứng lao vụ, dịch vụ, đây là bộ

phận chủ yếu; (ii) Các khoản phắ thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo pháp luật qui định; (iii) Giá trị sản phẩm, hàng hoá tặng, biếu, trao đổi, tiêu dùng nội bộ.

Kết quả trên một đơn vị chi phắ càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Theo quan điểm này có nghĩa là ở mỗi DN, doanh thu đạt đƣợc từ một đơn vị chi phắ đầu vào càng lớn thì hiệu quả HĐKD càng cao.

Doanh thu của DN là chỉ tiêu quan trọng không chỉ đối với toàn bộ HĐKD của DN mà còn có ý nghĩa lớn đối với cả nền kinh tế, thể hiện: (i) Đạt đƣợc doanh thu chứng tỏ sản phẩm làm ra đƣợc khách hàng chấp nhận về giá trị và giá trị sử dụng, đã phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng; (ii) Doanh thu là nguồn tài chắnh để trang trải hay bù đắp các chi phắ tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; (iii) Doanh thu của DN là nguồn tài chắnh để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, là nguồn tài chắnh để tham gia góp vốn với các chủ thể khác trong nền kinh tế; (iv) Doanh thu đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả HĐKD cho các DN.

Tình hình thực hiện doanh thu có ảnh hƣởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả HĐKD cũng nhƣ quá trình tái sản xuất của DN, nếu thực hiện tốt sẽ là điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, ngƣợc lại sẽ đƣa DN vào tình hình tài chắnh éo le, mất khả năng thanh toán, HĐKD thua lỗ và sẽ dẫn đến chấm dứt hoạt động. DN cần quan tâm các khoản giảm trừ doanh thu, nếu các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại bằng không thể hiện sự nổ lực của doanh nghiệp, các khoản chiết khấu thƣơng mại cũng thể hiện chắnh sách bán hàng hợp lý của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá chắnh xác mức độ phấn đấu của DN cần sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần sẽ giúp việc tắnh toán, phân tắch và đánh giá tình hình tài chắnh của doanh nghiệp tốt hơn.

Ớ Lợi nhuận của DN (Profits):

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu với chi phắ mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt đƣợc doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại [1].

Lợi nhuận (P) = Doanh thu (S) - Chi phắ tạo ra doanh thu (C) (1.1) Đối với mọi DN, lợi nhuận giữ vị trắ rất quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cụ thể: (i) Lợi nhuận ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chắnh của doanh nghiệp; (ii) Lợi nhuận là nguồn tắch luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng, đồng thời cũng là cơ sở tạo nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nƣớc.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tƣơng đối là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng HĐKD của mọi DN.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐKD

Do điều kiện sản xuất kinh doanh (điều kiện về địa lý, vận chuyển, thị trƣờng, thời điểm tiêu thụ), quy mô hoạt động, trình độ quản lý,... dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối giữa các doanh nghiệp sẽ là khác nhau, thậm chắ trong một doanh nghiệp ở các thời k khác nhau cũng khác nhau.

Để đánh giá, so sánh chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp trong các thời k và giữa các doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng chỉ tiêu mức lợi nhuận tƣơng đối. Mức lợi nhuận tƣơng đối nhƣ các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên chi phắ hay tổng giá thành toàn bộ tiêu thụ (ROC), ...

Ớ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS Ờ Return on Sales)

Chỉ tiêu ROS cho biết cứ mỗi đồng doanh thu thuần mà DN đạt đƣợc trong k sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu ROC cho biết cứ mỗi đồng chi phắ mà DN bỏ ra tiến hành hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong k sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Ớ Các chỉ tiêu tăng trƣởng

(i) Tăng trƣởng doanh thu (Sales growth, ký hiệu Sg) cho biết rõ xu hƣớng và khả năng mở rộng thị phần cũng nhƣ quy mô sản xuất và tiêu thụ của mỗi DN tăng hay giảm.

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu năm sau cao hơn năm trƣớc thể hiện xu hƣớng tắch cực, khả năng sản xuất và chiếm lĩnh thị trƣờng của DN ngày càng tăng, theo đó, lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả HĐKD của DN có điều kiện và khả năng tăng lên.

(ii) Tăng trƣởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS growth, ký hiệu Rg) cho biết r xu hƣớng về ROS của mỗi DN tăng hay giảm.

Tốc độ tăng trƣởng ROS năm sau cao hơn năm trƣớc thể hiện xu hƣớng tắch cực, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của DN ngày càng tăng lên, tức là một đồng doanh thu thuần đạt đƣợc có khả năng mang lại cho DN ngày càng nhiều lợi nhuận hơn .

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)