MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ

THÔNG TIN TÙY Ý TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ Ở VIỆT NAM

Kết quả khảo sát ở Chƣơng 3 về mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ của các CTNY trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cho thấy rằng các CTNY ở Việt Nam còn CBTT tùy ý ở mức độ thấp, và do vậy tính hữu ích của những thông tin đƣợc công bố trên loại báo cáo này có thể rất hạn chế đối với ngƣời sử dụng, đặc biệt là các nhà đầu tƣ. Việc nhận diện đƣợc mức độ và chiều hƣớng ảnh hƣởng của các nhân tố đến thực tế CBTT tùy ý trên loại BCTC này cũng là cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp cho những ngƣời sử dụng thông tin trên các BCTC nói chung và các bên tham gia thị trƣờng chứng khoán nói riêng có đƣợc những thông tin hữu ích hơn; và đồng thời cũng là phƣơng thức để minh bạch hóa, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng này. Trên cơ sở những bằng chứng định lƣợng đã xác định đƣợc này, luận văn đề ra các khuyến nghị sau.

4.1.1. C ú trọng ơn nữ đến tín độ lập ủ B n g ám đố và Hộ đồng quản trị

Trong cơ cấu tổ chức ở doanh nghiệp, nên chú ý làm sao để đảm bảo cho BGĐ độc lập hơn so với HĐQT, vì đây là một trong những điều kiện quan trọng để tăng cƣờng sự quản lý và giám sát của HĐQT. Nói cách khác, nên chú trọng số lƣợng các thành viên HĐQT độc lập. Các thành viên HĐQT độc lập đóng vai trò rất quan trọng trong các CTNY. Họ là chìa khóa giải quyết xung đột giữa lợi ích của chủ sở hữu (HĐQT) và nhà quản lý (BGĐ). Sự độc lập của BGĐ và HĐQT góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của CTNY, tăng hiệu quả hoạt động của công ty ([13]; [33]); và quan trọng hơn,

đối với lĩnh vực CBTT, là nhân tố thúc đẩy việc tăng cƣờng mức độ công bố các thông tin tùy ý.

Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ quan hữu quan có thể tham khảo quy định của các nƣớc về số thành viên độc lập của HĐQT để ban hành những quy định hợp lý hơn về số thành viên độc lập tối thiểu của HĐQT. Chẳng hạn theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Úc thì các CTNY phải có đa số thành viên HĐQT là độc lập. Các thành viên này phải họp thƣờng kì ít nhất mỗi năm một lần mà không có sự tham gia của các thành viên HĐQT điều hành để tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa các thành viên HĐQT độc lập, đảm bảo thông tin đƣợc công bố khách quan, chính xác. Hoặc theo quy định của Luật Hỗn hợp về quản trị công ty (Combined Code on Corporate GovernanceCCCG) ở Anh, các công ty khác phải có ít nhất 2 thành viên hoặc 1/2 số thành viên HĐQT là thành viên độc lập (tùy số nào lớn hơn) [15].

Việc quy định số thành viên độc lập cũng nên xem xét đến quy mô của các CTNY. Bên cạnh quy định về thành viên độc lập, các cơ quan chức năng có thể cũng cần rà soát lại chế tài nhằm đảm bảo việc thực thi các quy định này một cách hiệu quả.

4.1.2. Hàm ý từ sự ản ƣởng ủ tỉ lệ sở ữu vốn ủ N à nƣ

Theo kết quả đã kiểm chứng ở luận văn này thì tỉ lệ sở hữu vốn của Nhà nƣớc càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng thấp. Điều này có thể có nguyên nhân từ tâm lý ỷ lại của doanh nghiệp do đƣợc Nhà nƣớc cấp vốn, thói quen làm việc trì trệ, chậm chạp của các nhà quản lý từ các đơn vị của Nhà nƣớc khi chuyển đổi qua công ty cổ phần ([13], [15]). Khi tƣ duy của các nhà quản lý thay đổi, các CTNY trở nên năng động hơn, có thể mức độ CBTT tùy ý sẽ tăng lên để các công ty có thể tự huy động nguồn vốn đầu tƣ cho công ty mình.

Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý nên có những quy định nhằm thúc đẩy sự năng động hay đánh thức năng lực quản lý, giảm thiểu sự trì trệ của những đơn vị trong đó phần vốn sở hữu của nhà nƣớc chiếm tỉ trọng không nhỏ. Cụ thể, Nhà nƣớc có thể thoái bớt vốn ở các CTNY bằng cách bán cổ phần thuộc sở hữu của mình. Điều này có thể tạo điều kiện cho các CTNY thu hút các nhà đầu tƣ tiềm năng, đồng thời cũng khiến các CTNY sở hữu vốn Nhà nƣớc lớn phải trở nên năng động, tích cực hơn trong việc huy động vốn cũng nhƣ cạnh tranh với các CTNY khác. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng có thể lập kế hoạch đổi mới công nghệ và hoàn thiện cơ chế quản lý ở các CTNY để đánh thức sự năng động, thích nghi với các điều kiện công nghệ mới, tạo môi trƣờng quản lý tốt hơn ở đơn vị mình.

Các cơ quan quản lý cũng có thể ban hành các BCTC giữa niên độ mẫu mà ở đó các chỉ tiêu đƣợc trình bày theo chiều sâu, phù hợp với bối cảnh của từng loại hình kinh doanh cũng nhƣ đặc thù về cơ cấu sở hữu để các CTNY có thể tham khảo thúc đẩy việc CBTT trên các BCTC giữa niên độ đƣợc hữu ích hơn.

4.1.3. Hàm ý từ sự ản ƣởng ủ ả năng t n toán n n

Hệ số thanh toán nhanh đƣợc xác định là có ảnh hƣởng tích cực đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ. Điều này có thể đƣợc hiểu là các CTNY có khả năng thanh toán nhanh cao hơn sẽ có động cơ hơn đối với việc phát đi các tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng, và một trong những cách đó là CBTT trên các BCTC giữa niên độ với mức độ sâu rộng hơn. Kết quả định lƣợng hàm ý rằng khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo khá chắc chắn bởi tài sản ngắn hạn, thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ sẽ đƣợc cải thiện; bởi vì thông qua đó các doanh nghiệp có thể nâng cao đƣợc uy tín và danh tiếng trên thị trƣờng chứng khoán, thu hút nhiều nhà đầu tƣ, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Về phía các cơ quan quản lý, bằng chứng định lƣợng về sự tác động tích cực của khả năng thanh toán đến mức độ CBTT tùy ý là có thể là nguồn tham khảo để các cơ quan này có những quy định về các chỉ số tài chính nhất định không những là cơ sở để bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tƣ mà còn là điều kiện để thúc đẩy các CTNY tăng cƣờng công bố thông tin ngày càng hữu ích hơn cho ngƣời sử dụng.

4.1.4. Cá ến ng ị á

a. Đối với Nhà nước

Nhƣ đã kết luận ở chƣơng 3, mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Việt Nam không cao, chỉ ở mức trung bình. Điều này một phần có thể do bản chất của việc CBTT tùy ý là không có quy định sâu về việc công bố nên các CTNY có thể còn e ngại do không hiểu rõ hoặc không muốn công bố. Vì vậy, để góp phần nâng cao mức độ CBTT, Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về CBTT trên thị trƣờng chứng khoán, mở rộng cung cấp thông tin để thông tin trên thị trƣờng ngày càng minh bạch, rõ ràng. Thống nhất các văn bản hƣớng dẫn về CBTT để các văn bản không chồng chéo, gây khó hiểu cho các đối tƣợng tham gia thị trƣờng chứng khoán.

Cũng với mục đích nêu trên, luận văn cũng đề xuất các nhà quản lý nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn về các chính sách mới, các quy định về CBTT cũng nhƣ những lợi ích khi công khai, minh bạch thông tin để các CTNY có thể hiểu đƣợc những quyền lợi khi công bố đầy đủ, rõ ràng thông tin cũng nhƣ những bất lợi khi không công bố hoặc công bố nửa vời; kịp thời giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp. Ngoài ra còn cần phải nâng cao hiệu quả giám sát, xử lý các sai phạm về CBTT trên thị trƣờng chứng khoán.

Bên cạnh đó, tuy luận văn đã kết luận không có mối quan hệ nào giữa việc trì hoãn công bố BCTC và mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, nhƣng các cơ quan quản lý cũng nên xử lý nghiêm những trƣờng hợp các Sở

giao dịch chứng khoán nhận đƣợc BCTC giữa niên độ của các CTNY nhƣng để chậm trễ trong việc công bố chính thức ra thị trƣờng. Việc chậm trễ này có thể làm giảm tính kịp thời và minh bạch của thông tin đƣợc công bố.

Ngoài ra, theo các thống kê mô tả ở luận văn, việc CBTT tùy ý ở mức độ cao, mang tính so sánh của các CTNY vẫn còn thấp. Nhƣ vậy, để đảm bảo thông tin hữu ích cho các bên liên quan trên thị trƣờng chứng khoán, Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý nên nâng cấp, hoàn thiện giao diện của các trang web của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp nhiều hơn các thông tin có tính so sánh nhƣ số liệu của nhiều năm liền kề… Đồng thời, nâng cấp các chƣơng trình cùng cơ sở dữ liệu phục vụ giao dịch, giám sát và CBTT.

Phù hợp với các nghiên cứu trƣớc, luận văn cũng đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa uy tín của chủ thể kiểm toán thực hiện soát xét BCTC (có thuộc nhóm Big 4 hay không) và mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ. Nhƣ vậy, đối với Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý, để góp phần nâng cao mức độ CBTT trên BCTC, nên siết chặt những quy định về tƣ cách hành nghề của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán, xử phạt nghiêm khắc khi có những hành động gian lận, làm sai số liệu, dẫn đến sai lệch tình hình tài chính của CTNY, hay kí kết hợp đồng kiểm toán qua loa, chiếu lệ.

b. Đối với các công ty niêm yết

Nhƣ đã kết luận ở chƣơng 3, việc các BCTC bán niên đƣợc soát xét bởi các chủ thể kiểm toán nằm trong nhóm Big 4 đã làm tăng mức độ CBTT tùy ý ở các CTNY này. Nhƣ vậy, đối với các CTNY, việc soát xét BCTC bán niên rất quan trọng, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho ngƣời sử dụng. Để tăng cƣờng hiệu quả của việc giám sát BCTC, bên cạnh việc soát xét hoặc kiểm toán BCTC, các CTNY nên xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, quản lý, giám sát chặt chẽ để nâng cao mức độ CBTT trên BCTC, ngăn ngừa những sai phạm, gian lận có thể xảy ra.

Cũng xuất phát từ kết luận về ảnh hƣởng thuận chiều của chủ thể kiểm toán đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC bán niên ở chƣơng 3, luận văn đề xuất các CTNY nên tìm hiểu kĩ về các chủ thể kiểm toán khi mời soát xét các BCTC của công ty, tránh tình trạng chỉ soát xét qua loa, không phát hiện đƣợc những sai phạm, gian lận của kế toán, kết luận sai về tình hình CBTT của công ty.

Các quy định về kiểm soát, CBTT trong nội bộ công ty phải có các quy định chặt chẽ bằng các văn bản, phổ biến đến những ngƣời có liên quan.

Thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra chất lƣợng, mức độ CBTT trên BCTC định kì hàng quý, tháng, năm.

4.2. KẾT LUẬN

4.2.1. Kết quả đạt đƣợ

Hiện có nhiều nghiên cứu về mức độ CBTT trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, nhƣng hầu nhƣ chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về mức độ CBTT tùy ý trên các BCTC giữa niên độ. Liên quan đến CBTT trên BCTC giữa niên độ, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [25] đã nghiên cứu về mức độ CBTT tùy ý và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó trên góc độ các quốc gia. Đề tài này nghiên cứu bổ sung thêm một số chỉ tiêu về mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ và khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT tùy ý trên góc độ từng CTNY trên hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Việt Nam. Từ đó cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn cụ thể và sự phân tích rõ ràng hơn về tình hình CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ tại Việt Nam.

Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [25] đƣợc thực hiện trong điều kiện Việt Nam còn áp dụng thông tƣ 52/2012/TT-BTC về CBTT trên thị trƣờng chứng khoán. Trong khi đó, từ ngày 1/1/2016, Thông tƣ 155/2015/TT- BTC về CBTT đã chính thức có hiệu lực, có nhiều điểm mới so với thông tƣ 52/2012/TT-BTC. Thông tƣ 155 bổ sung quy định về việc gia hạn thời gian

công bố BCTC bán niên và BCTC quý, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp công bố BCTC năm (khoản 2b; 3b điều 11 chƣơng III). Bên cạnh đó, thông tƣ này còn bổ sung quy định về việc giải trình các biến động trong chỉ tiêu tài chính tại các BCTC đã công bố (khoản 1 điều 9; điều 12), nhằm nâng cao tính minh bạch và phù hợp với yêu cầu khách quan của thị trƣờng. Hơn nữa, theo thông tƣ mới này, CTNY còn phải CBTT về tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài (khoản 5, điều 8) để đáp ứng yêu cầu mới của Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều nộp BCTC qua hệ thống mạng online của Tổng cục thuế, việc CBTT quý 2 và bán niên của doanh nghiệp có phần dễ dàng hơn so với việc nộp văn bản theo các phƣơng thức truyền thống.

Vì có những thay đổi mới nhƣ vậy, nên đề tài nghiên cứu sâu hơn về mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hƣởng trong điều kiện áp dụng thông tƣ 155/2015/TT-BTC và trong điều kiện nộp BCTC qua mạng internet, nhằm xem xét liệu việc những điểm mới trong thông tƣ cũng nhƣ trong điều kiện mới có tác động gì đến việc CBTT của doanh nghiệp hay không, doanh nghiệp có CBTT minh bạch hơn, rõ ràng hơn hay không.

Bên cạnh đó, với việc chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, nghiên cứu hi vọng rằng kết quả sẽ phản ánh chính xác tình trạng thực tế hơn so với việc chọn mẫu theo quy mô (các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trƣờng) nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây.

Về mục tiêu nghiên cứu về ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, luận văn đã phát triển các mô hình nghiên cứu để kiểm chứng các giả thuyết đƣợc đặt ra ở Chƣơng 2, từ đó có đƣợc kết quả nghiên cứu bao gồm những kết quả thống kê mô tả về các biến độc lập cũng nhƣ các biến phụ thuộc, đƣa ra tình hình tổng quan về sự phân tán cũng nhƣ các giá trị đại diện của các biến trong mẫu. Bên cạnh đó, kiểm

định đƣợc rằng hai mô hình không có các hiện tƣợng khiếm khuyết nhƣ đa cộng tuyến, phƣơng sai không đồng nhất và tự tƣơng quan. Và sau khi chạy các mô hình hồi quy OLS, luận văn đã đƣa ra đƣợc những kết luận về sự ảnh hƣởng tích cực của các biến Mức độ độc lập của BGĐ và HĐQT, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, cũng nhƣ ảnh hƣởng tiêu cực của tỉ lệ sở hữu vốn nhà nƣớc đối với mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, cùng các kết luận cụ thể đối với từng mô hình.

Cuối cùng, từ kết quả của các mô hình đã nghiên cứu ở chƣơng 3, chƣơng 4 đã đƣa những kiến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ ở Việt Nam, góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, phần nào giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

4.2.1. Hạn ế ủ ng ên ứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)