6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các lý thuyết khung, các bằng chứng định lƣợng cũng nhƣ gợi ý của các nghiên cứu trƣớc về mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC, luận văn này đã xây dựng chín giả thuyết nhằm đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Việt Nam trong bối cảnh năm đầu tiên áp dụng các quy định mới về CBTT trên thị trƣờng chứng khoán theo Thông tƣ 155/2015/TT-BTC [5].
2.1.1. G ả t uyết về mứ độ trì hoãn ông bố báo cáo tài chính
Mức độ trì hoãn công bố BCTC đƣợc đo bằng tỉ lệ giữa độ trễ thực tế so với độ trễ lý thuyết. Hiện nay, độ trễ lý thuyết đƣợc quy định tại Thông tƣ 155/2015/TT-BTC [5]. Cụ thể là các CTNY phải công bố BCTC bán niên đã đƣợc soát xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhƣng không đƣợc vƣợt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính; đối với BCTC quý, thời hạn này là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý,còn đối với BCTC quý đƣợc soát xét, thời hạn này là 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét.
Thông tƣ này cũng quy định một số trƣờng hợp có thể gia hạn nhƣng đối với BCTC bán niên là không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán, còn đối với BCTC quý là không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng [11] đã kết luận rằng mức độ trì hoãn của BCTC có tác động thuận chiều đến chất lƣợng BCTC.
Ngƣợc lại, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27] khi nghiên cứu sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của 700 CTNY thuộc bảy nƣớc khác nhau trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dƣơng trên cơ sở vận dụng lý thuyết tính kinh tế của thông tin lại kết luận rằng không có mối quan hệ nào giữa độ trễ của BCTC giữa niên độ và mức độ CBTT tùy ý trên đó.
Nhƣ vậy, có nhiều quan điểm cũng nhƣ bằng chứng định lƣợng trái ngƣợc nhau về sự ảnh hƣởng của mức độ trì hoãn công bố BCTC đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ. Tuy nhiên, thống nhất với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27], luận văn vày cũng đƣa ra giả thuyết sau để kiểm định:
H1 - Không có mối liên hệ nào giữa mức độ trì hoãn công bố BCTC và mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của các doanh nghiệp.
2.1.2. G ả t uyết về ủ t ể ểm toán t ự ện soát xét báo cáo tài chính
Phần lớn các nhà nghiên cứu kiểm định giả thuyết này thƣờng đặt ra giả thuyết dựa trên lý thuyết đại diện. Do mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông ở CTNY nên cần thiết phải có các chủ thể kiểm toán để kiểm tra độ tin cậy của các BCTC giữa niên độ, từ đó thông tin trên BCTC trở nên tin cậy hơn, giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin. Vì vậy, khi BCTC đƣợc kiểm toán (hoặc soát xét) thì mức độ CBTT trên BCTC cũng cao hơn. Hơn nữa, những nghiên cứu trƣớc đây cũng lập luận rằng BCTC đƣợc kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán lớn (nhƣ Big 4) thì có mức độ CBTT cao hơn.
Dựa trên những lập luận đó, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27] đã cho rằng chủ thể kiểm toán có ảnh hƣởng thuận chiều đến mức độ CBTT trên BCTC. Cụ thể, nghiên cứu của ông đã kiểm chứng đƣợc rằng chất lƣợng của chủ thể kiểm toán (có nằm trong nhóm Big 4 hay không) có tác động tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc trên các BCTC giữa niên độ của các CTNY. Hay nói cách khác, chủ thể kiểm toán càng có uy tín thì mức độ CBTT bắt buộc ở các BCTC bán niên đƣợc soát xét cao hơn các BCTC bán niên đƣợc soát xét bởi các chủ thể khác.
Ngƣợc lại, Nguyễn Thị Thủy Hƣởng [12] đã tóm lƣợc một số nghiên cứu cho rằng biến chủ thể kiểm toán không có tác động đến mức độ CBTT trên BCTC của doanh nghiệp (Meek và cộng sự, 1995; Owusu-Ansah và Yeoh, 2005).
Tuy nhiên, dựa vào bối cảnh Việt Nam có quy định về soát xét BCTC [5] và kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27], luận văn này đặt ra giả thuyết sau:
H2 - Doanh nghiệp có BCTC bán niên được soát xét bởi chủ thể kiểm toán nằm trong nhóm Big 4 thì sẽ có mức độ CBTT tùy ý cao hơn.
2.1.3. G ả t uyết về tỉ lệ vốn n à nƣ trên vốn đ ều lệ
Ở nƣớc ta, phần lớn các CTNY có nguồn gốc từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc [13]. Các nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra rằng trong công ty cổ phần, nếu vốn nhà nƣớc càng cao thì mức độ CBTT trên BCTC càng giảm và ngƣợc lại, bởi do ảnh hƣởng của thói quen làm việc trong các doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng không năng động mà một trong những nguyên nhân là do hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn của nhà nƣớc cấp, cho nên có thể các doanh nghiệp này ít chú trọng đến lợi nhuận. Chẳng hạn, Nguyễn Trọng Nguyên [13] đã tóm lƣợc rằng các nghiên cứu của Jason Zezong Xiao và cộng sự (2004), Huang Zhizong và cộng sự (2011) đã căn cứ vào lý thuyết đại diện đã cung cấp đƣợc bằng chứng định lƣợng về ảnh hƣởng nghịch chiều của tỉ lệ vốn sở hữu của Nhà nƣớc đến mức độ CBTT trên BCTC. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp có tỉ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nƣớc cao hơn thì mức độ CBTT trên BCTC thấp hơn.
Tuy nhiên, cũng vận dụng lý thuyết đại diện, nhƣng nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng [11] lại cho rằng quyền sở hữu của Nhà nƣớc không có tác động gì đến mức độ CBTT trên BCTC.
Luận văn này vận dụng lý thuyết tính kinh tế của thông tin với lập luận rằng các doanh nghiệp có tỉ lệ vốn nhà nƣớc trên vốn điều lệ ít hơn thì sẽ năng
động hơn và luôn tìm cách để huy động đƣợc nguồn vốn với cổ phiếu rẻ hơn. Và một trong những cách đó chính là nâng cao mức độ CBTT tùy ý để có lợi hơn cho các nhà đầu tƣ trong việc ra quyết định. Do vậy, luận văn ngày đặt ra giả thuyết:
H3 – Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn Nhà nước trên vốn điều lệ càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng giảm.
2.1.4. G ả t uyết về tỉ lệ vốn sở ữu ủ n à quản lý
Giả thuyết này đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết đại diện, lý thuyết bất đối xứng thông tin và lý thuyết tính kinh tế của thông tin. Theo đó, chi phí đại diện sẽ xuất hiện khi công ty có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát ([20]; [15]).
Theo lý thuyết đại diện, chi phí đại diện có mối liên hệ với mức độ CBTT trên BCTC, dựa trên nền tảng này, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng [11] đã thực hiện việc kiểm định tác động của tỉ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý đến mức độ CBTT trên BCTC năm nhƣng đã không tìm ra đƣợc sự ảnh hƣởng nào.
Tuy nhiên, vận dụng lý thuyết tính kinh tế của thông tin, có thể lập luận rằng khi nhà quản lý có tỉ lệ vốn sở hữu cao, có thể họ sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân họ, nhƣ vậy khi cân nhắc giữa chi phí và lợi ích khi CBTT trên BCTC, việc CBTT tùy ý nhiều hơn sẽ gây bất lợi cho nhà quản lý nhiều hơn là lợi ích. Theo chiều hƣớng đó, luận văn đặt ra giả thuyết:
H4 – Doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu vốn của nhà quản lý càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng thấp.
2.1.5. G ả t uyết về mứ độ độ lập ủ hộ đồng quản trị và ban g ám đố
Giả thuyết này đƣợc đặt ra chủ yếu dựa trên lý thuyết đại diện. Khái niệm độc lập của HĐQT và BGĐ đƣợc xác định theo quy định của luật pháp của từng quốc gia. Đối với nƣớc ta, tính độc lập đƣợc quy định là trong thành
phần của HĐQT phải có ít nhất một phần ba số thành viên là thành viên độc lập [3]. Trong đó thành viên độc lập là thành viên HĐQT không điều hành và không phải là ngƣời có liên quan với Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), Phó giám đốc (hoặc Phó Tổng giám đốc), Kế toán trƣởng và những cán bộ quản lý khác đƣợc Hội đồng quản trị bổ nhiệm, v.v.
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây đã kiểm chứng đƣợc sự ảnh hƣởng tích cực từ tính độc lập của HĐQT và BGĐ đến mức độ CBTT trên BCTC năm (chẳng hạn Mohamed Akhtaruddin và cộng sự, 2009; Eugene C.M. Cheng & Stephen M.Courtenay, 2006; Chiraz Ben Ali, 2009, theo tóm lƣợc ở nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên [13]. Các nghiên cứu này cho rằng với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ CBTT càng nhiều.
Hơn nữa, thành viên HĐQT độc lập còn giúp nâng cao chất lƣợng thông tin công bố. Abdelsalam và El-Masry (2008), theo Nguyễn Trọng Nguyên [13], đã phát hiện thành viên HĐQT độc lập giúp thông tin doanh nghiệp công bố bên ngoài đƣợc kịp thời. Nguyễn Trọng Nguyên [13] cũng tóm lƣợc FEE (2003) cho rằng thành viên HĐQT độc lập giúp cân bằng quyền lực của Ban điều hành, từ đó đảm bảo sự khách quan quá trình lập và CBTT trên BCTC.
Dựa trên các nghiên cứu trên, và trên cơ sở vận dụng lý thuyết đại diện, luận văn này lập luận rằng các CTNY có mức độ độc lập giữa HĐQT và BGĐ càng cao thì càng giúp cân bằng quyền lực và lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Do đó, đảm bảo tính khách quan trong việc CBTT, tăng mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ. Theo chiều hƣớng này, luận văn đặt ra giả thuyết:
H5 – Doanh nghiệp có mức độ độc lập giữa HĐQT và BGĐ càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao.
2.1.6. G ả t uyết về quy mô công ty
Giả thuyết này đƣợc đặt ra dựa trên lý thuyết tín hiệu và lý thuyết tính kinh tế của thông tin. Công ty có quy mô càng lớn thì thƣờng có tiềm lực tài chính mạnh và càng có động lực đƣa ra tín hiệu tốt cho các nhà đầu tƣ; và nhƣ vậy thƣờng sẽ CBTT tùy ý ở mức độ sâu rộng hơn [10].
Dù nghiên cứu tác động của nhân tố quy mô theo thang đo nào (tài sản, vốn hóa thị trƣờng, hay doanh thu) thì phần lớn các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng quy mô của công ty có tác động tích cực đến mức độ CBTT trên BCTC (theo [12]; [27]). Trên cơ sở kế thừa các kết quả hiện có, luận văn đề ra giả thuyết sau:
H6 – Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao
2.1.7. G ả t uyết về tỉ suất s n l
Giả thuyết này đƣợc đặt ra dựa trên lý thuyết về tính kinh tế của thông tin và lý thuyết tín hiệu. Phần lớn các nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết tín hiệu lập luận rằng các công ty có tỉ suất sinh lời cao thƣờng muốn CBTT nhiều hơn nhƣ một tín hiệu tốt để thu hút nhiều nhà đầu tƣ và đều kết luận rằng tỉ suất sinh lời có ảnh hƣởng tích cực đến mức độ CBTT ([31]; Lê Thị Trúc Loan, 2012, theo [12]) .
Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27] đã vận dụng lý thuyết tính kinh tế của thông tin để kiểm định sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ ở các nƣớc thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng nhƣng lại kết luận rằng thu nhập thuần có tác động ngƣợc chiều đến mức độ CBTT tùy ý.
Ở luận văn này, tác giả cũng vận dụng lý thuyết tính kinh tế của thông tin với lập luận rằng các CTNY có tỉ suất sinh lời cao thƣờng cung cấp thông tin nhiều hơn để lý giải cho tình hình tài chính của mình cũng nhƣ giảm các chi phí, chẳng hạn chi phí chính trị. Do vậy, trên cơ sở cân nhắc sự đánh đởi
giữa chi phí với lợi ích thì việc các CTNY có tỉ suất sinh lời cao CBTT tùy ý ở mức độ cao hơn sẽ đem lại cho các doanh nghiệp này nhiều lợi ích hơn là chi phí. Theo chiều hƣớng đó, luận văn đặt ra giả thuyết:
H7 - Doanh nghiệp có tỉ suất sinh lời càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao.
2.1.8. G ả t uyết về tín tự ủ về tà ín
Giả thuyết này đƣợc đặt ra dựa trên dựa trên lý thuyết tín hiệu. Căn cứ vào lý thuyết này, các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng lập luận rằng các công ty có tính tự chủ thấp có thể CBTT nhiều hơn để phát ra tín hiệu về nhu cầu tài chính của công ty.
Dù đo lƣờng bằng thang đo nào (đòn bẩy nợ, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) phần lớn các nghiên cứu trƣớc đây đều kết luận rằng tính tự chủ về tài chính có tác động ngƣợc chiều đến mức độ CBTT trên BCTC [27].
Ngƣợc lại, cũng có nghiên cứu lại chứng minh rằng không có mối liên hệ giữa tính tự chủ về tài chính và CBTT của doanh nghiệp, chẳng hạn của nghiên cứu của Carson và Simnett (1997) hay Archambault (2003) (theo [11])
Tuy nhiên, căn cứ vào lý thuyết tín hiệu và nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27], luận văn lập luận rằng các CTNY có tính tự chủ về tài chính càng thấp thì càng tích cực CBTT để phát ra tín hiệu về nhu cầu tài chính, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Theo chiều hƣớng này, luận văn đƣa ra giả thuyết:
H8 – Doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính càng thấp thì có mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao.
2.1.9. G ả t uyết về ả năng t n toán nhanh
Giả thuyết này đƣợc đặt ra dựa trên lý thuyết tín hiệu. Đa phần các nghiên cứu (xem [31] hay [11]) cho rằng khả năng thanh toán nhanh càng cao, doanh nghiệp càng tích cực CBTT trên BCTC năm để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của doanh nghiệp mình, đồng thời cũng để phát tín hiệu
tốt cho các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Tuy nhiên, căn cứ vào cáo tài liệu mà tác giả đã tìm đƣợc, thì cho đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào kiểm chứng ảnh hƣởng của nhân tố khả năng thanh toán nhanh nhân tố đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ.
Mặc dù vậy, vận dụng lý thuyết tín hiệu cũng nhƣ kế thừa các nghiên cứu cho rằng khả năng thanh toán nhanh có tác động thuận chiều đến mức độ CBTT trên BCTC năm, luận văn đƣa ra giả thuyết:
H9 - Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh càng cao thì có mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao.
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. T ết lập mô ìn 2.2.1. T ết lập mô ìn
Để trả lời câu hỏi nhân tố nào có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, luận văn xây dựng mô hình sau để kiểm chứng các giả thuyết đã đặt ra ở mục 2.1.
Di= β0 + β1THi + β2KTi + β3NNi + β4SHi + β5DLi+ β6QMi+ β7SLi+ β8TCi+ β9TTi+ (Mô hình 1)
Trong đó
Di : là mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ của CTNYi ; THi : là mức độ trì hoãn công bố BCTC giữa niên độ của CTNYi ;
KTi: là chủ thể kiểm toán thực hiện soát xét BCTC bán niên của CTNYi ; NNi: là tỉ lệ vốn Nhà nƣớc trên vốn điều lệ của CTNYi ;
SHi: là tỉ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý của CTNYi ; DLi: là mức độ độc lập của BGĐ và HĐQT của CTNYi ; QMi: là quy mô (log vốn hóa thị trƣờng) của CTNYi ; SLi: là tỉ suất sinh lời (ROE) của CTNYi ;
TCi: là tính tự chủ về tài chính của CTNYi ; TTi: là khả năng thanh toán nhanh của CTNYi ;
và là sai số ngẫu nhiên
Mô hình này sẽ lần lƣợt đƣợc kiểm định đối với các biến tƣơng ứng với