TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nội dung trong mục này tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến việc kiểm chứng ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT trên BCTC. Nhƣ đã trình bày ở mục tổng quan tài liệu nghiên cứu, các nghiên cứu về CBTT cũng nhƣ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ còn khan hiếm nên luận văn có đề cập đến các nghiên cứu về CBTT trên BCTC năm có liên quan làm cơ sở để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ở chƣơng tiếp theo.

Mỗi một nghiên cứu trƣớc đây đã kiểm chứng sự ảnh hƣởng một số nhân tố khác nhau đến mức độ CBTT trên BCTC. Một cách tổng hợp nhất, các nhân tố đã đƣợc các nghiên cứu trƣớc kiểm chứng gồm: mức độ trì hoãn việc công bố các BCTC, chủ thể kiểm toán soát xét các BCTC, tỉ lệ vốn nhà nƣớc trên vốn điều lệ của công ty, tỉ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý tại công ty, mức độ độc lập của HĐQT và BGĐ của công ty, quy mô công ty, tính tự chủ về tài chính của công ty và khả năng thanh toán nhanh của công ty.

1.3.1. Cá ng ên ứu về ản ƣởng ủ n ân tố mứ độ trì hoãn ông bố báo cáo tài chính

Mức độ trì hoãn công bố BCTC đƣợc đo bằng tỉ lệ giữa độ trễ thực tế so với độ trễ lý thuyết. Độ trễ thực tế là số ngày từ khi kết thúc kì kế toán giữa niên độ đến khi sở giao dịch chứng khoán nhận đƣợc BCTC giữa niên độ; còn độ trễ lý thuyết đƣợc quy định theo các văn bản pháp luật có liên quan [27].

Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố này đƣợc đặt ra trên cơ sở lý thuyết tính kinh tế của thông tin. Nhà quản lý sẽ dựa trên sự cân nhắc về mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích để quyết định về thời gian CBTT (liên quan đến độ trễ) và mức độ CBTT trên BCTC. Về lý thuyết, độ trễ quy định dài

ngày hơn sẽ giúp cho ngƣời chuẩn bị BCTC giữa niên độ có thêm thời gian để chuẩn bị BCTC, điều này có thể giúp gia tăng mức độ CBTT tùy ý trên BCTC. Tuy nhiên, việc CBTT kịp thời lại là một trong những chỉ tiêu liên quan đến chất lƣợng CBTT trên BCTC giữa niên độ. Bởi vì, đối với những bên liên quan trên thị trƣờng chứng khoán, việc nắm thông tin kịp thời là điều cực kì quan trọng, giúp họ đƣa ra những quyết định tốt hơn (Sarra, 2007; Aktaş & Kargin, 2011; Glaum et al, 2013, theo Nguyễn Hữu Cƣờng [27]).

Ngƣợc lại, Nguyễn Hữu Cƣờng [27] cũng đã tóm lƣợc rằng có một số nghiên cứu lại ủng hộ việc trì hoãn của việc CBTT và đƣa ra một số lý do phù hợp cho việc này. Chẳng hạn nhƣ Verrecchia (1983) đã chỉ ra rằng các nhà quản lý cố tình trì hoãn công bố những thông tin bất lợi để có nhiều thời gian để hoàn thành các cuộc đàm phán hợp đồng theo những điều khoản thuận lợi của họ hoặc để chuẩn bị trả lời những lời chỉ trích có thể xảy ra hoặc chuẩn bị một kế hoạch để đảo ngƣợc hiệu suất kém.

Trên phƣơng diện các nghiên cứu định lƣợng, gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng [11] đã kết luận rằng mức độ trì hoãn của BCTC có tác động thuận chiều đến chất lƣợng BCTC.

Ngƣợc lại, với lĩnh vực CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27] đã kết luận rằng tại Việt Nam, mức độ CBTT là cao hơn ở các CTNY có thời gian phát hành BCTC giữa niên độ ngắn hơn. Điều này có thể đƣợc lý giải là các công ty này có động cơ hơn trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho ngƣời sử dụng, qua đó nâng cao chất lƣợng CBTT và do vậy hƣởng đƣợc nhiều lợi ích hơn.

1.3.2. Cá ng ên ứu về ản ƣởng ủ n ân tố ủ t ể ểm toán t ự ện soát xét báo cáo tài chính

BCTC giữa niên độ có thể phải đƣợc soát xét hoặc không, tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia cũng nhƣ yêu cầu khác nhau của mỗi thị trƣờng chứng khoán. Đối với nƣớc ta, BCTC bán niên bắt buộc phải đƣợc soát xét

theo thông tƣ số 155/2015/TT-BTC. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc BCTC đƣợc kiểm toán và mức độ CBTT của nó.

Các nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC đƣợc chủ yếu đƣợc đặt ra dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất cân xứng. Do mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông ở CTNY (theo lý thuyết đại diện), cần thiết phải có các chủ thể kiểm toán để kiểm tra độ tin cậy của các BCTC giữa niên độ, từ đó thông tin trên BCTC trở nên tin cậy hơn, giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin.

Năm 2005, nghiên cứu của Mangena & Pike [23] đã chỉ ra rằng việc soát xét BCTC đã khiến cho các doanh nghiệp công bố nhiều thông tin hơn. Hơn nữa, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng [27] đã tóm lƣợc rằng việc soát xét BCTC giữa niên độ cũng góp phần nâng cao tính minh bạch và trung thực của thông tin trên BCTC giữa niên độ (Young & McFadden, 2012). Bên cạnh đó, ông cũng tóm lƣợc một số nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty đƣợc soát xét BCTC giữa niên độ cũng là các công ty có chi phí đại diện cao hơn và những công ty này đã nhận thức đƣợc lợi ích của việc soát xét là cao hơn chi phí cho việc soát xét. Vì vậy, việc soát xét các BCTC giữa niên độ có thể làm tăng độ tin cậy của việc CBTT và làm giảm chi phí đại diện (Ettredge và cộng sự, 1994).

Gần đây nhất, năm 2015, Nguyễn Hữu Cƣờng [27] đã nghiên cứu trên 700 BCTC giữa niên độ ở các nƣớc thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và kết luận rằng mức độ CBTT tùy ý ở các BCTC đã đƣợc soát xét cao hơn mức độ CBTT của những BCTC không đƣợc soát xét. Đồng thời, ông cũng chỉ ra chủ thể kiểm toán (có đƣợc soát xét bởi Big 4 – KPMG, E&Y, PwC, và Deloitte hay không) cũng ảnh hƣởng đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ.

Tuy nhiên, Nguyễn Thị Thủy Hƣởng [12] đã tóm lƣợc ở một số nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995) và nghiên cứu của Owusu-Ansah và Yeoh

(2005), lại kết luận rằng biến chủ thể kiểm toán không có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của doanh nghiệp.

Để kiểm tra sự ảnh hƣởng của nhân tố chủ thể kiểm toán đến mức độ CBTT trên BCTC, các nghiên cứu trên đều dùng mô hình hồi quy sử dụng biến giả theo hai hƣớng:

- Một là, kiểm định ảnh hƣởng của nhân tố soát xét (hoặc kiểm toán) các BCTC. Theo đó, các nhà nghiên cứu đánh giá có hay không việc BCTC đƣợc soát xét (kiểm toán) có mức độ cao hơn các BCTC không đƣợc soát xét (kiểm toán), chẳng hạn [27], hay [24].

- Hai là, kiểm định ảnh hƣởng của nhân tố chủ thể kiểm toán đến BCTC. Theo đó, các nhà nghiên cứu đánh giá liệu rằng các BCTC đƣợc soát xét (kiểm toán) bởi các công ty kiểm toán lớn (thƣờng là Big 4) có mức độ CBTT cao hơn các BCTC đƣợc soát xét (kiểm toán) bởi các công ty kiểm toán nhỏ hơn (thƣờng là không phải Big 4), chẳng hạn [11], [27].

1.3.3. Cá ng ên ứu về ản ƣởng ủ n ân tố tỉ lệ vốn n à nƣ trên vốn đ ều lệ

Sự ảnh hƣởng của nhân tố này đƣợc lý giải dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết tính kinh tế của thông tin. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ thƣờng có xu hƣớng kém chủ động trong việc kiểm soát khoản đầu tƣ của mình, đồng thời do việc huy động vốn dễ dàng hơn, dẫn đến hiện tƣợng các công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc có cơ chế kiểm soát công ty kém hơn, hay nói cách khác sẽ làm tăng chi phí đại diện [22]. Bên cạnh đó, khi lựa chọn CBTT tùy ý thì chi phí phát sinh nhiều trong khi lợi ích có khi không đƣợc là bao nhiêu nên nếu vận dụng lý thuyết tính kinh tế của thông tin thì nhà quản lý có thể nghĩ rằng việc CBTT nhiều hơn là không có lợi cho doanh nghiệp. Cho đến nay, theo sự hiểu biết của tác giả thì chƣa có nghiên cứu nào kiểm chứng mối liên hệ giữa nhân tố tỉ lệ vốn nhà nƣớc trên vốn điều lệ và mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ. Tuy nhiên, sự ảnh của nhân tố này đã

đƣợc kiểm chứng trong các nghiên cứu về CBTT bắt buộc trên các BCTC năm.

Werner [34] khi thực hiện nghiên cứu 128 CTNY tại Indonesia trong 3 năm 2005-2007 cũng đã phát hiện rằng cổ đông kiểm soát (là nhà nƣớc) chiếm trên 50% cổ phần thì mức độ CBTT thấp hơn. Tƣơng tự, Nguyễn Trọng Nguyên [13] đã tóm lƣợc rằng nghiên cứu của Jason Zezong Xiao và cộng sự (2004) đã kiểm chứng đƣợc rằng vốn nhà nƣớc càng cao thì mức độ công bố tự nguyện thông tin trên Internet càng ít. Ông cũng chỉ ra nghiên cứu của Huang Zhizong và cộng sự (2011) khi xem xét 880 báo cáo đƣợc công bố lại của 465 CTNY tại Sở giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải và Thẩm Quyến kết luận đƣợc rằng những công ty có vốn nhà nƣớc cao thì quyền kiểm soát của những ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc bị giảm sút, từ đó dẫn đến mức độ CBTT trên BCTC thấp hơn.

Tuy nhiên nghiên cứu ở Việt Nam lại có kết luận rằng quyền sở hữu vốn của Nhà nƣớc (đo lƣờng bằng tỉ lệ vốn Nhà nƣớc trên vốn điều lệ) không có ảnh hƣởng gì đến mức độ CBTT trên BCTC (xem [11]).

1.3.4. Cá ng ên ứu về ản ƣởng ủ n ân tố tỉ lệ vốn sở ữu ủ n à quản lý

Sự ảnh hƣởng của nhân tố này thƣờng đƣợc lý giải dựa trên lý thuyết đại diện, lý thuyết bất đối xứng thông tin và lý thuyết tính kinh tế của thông tin. Cho đến nay, mới chỉ có những nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC năm, chƣa có nghiên cứu nào về ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ.

Jensen [20] đã nghiên cứu và kết luận rằng trong một công ty nếu có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát, tức là ngƣời sở hữu thực sự của công ty không tham gia vào việc quản lý công ty thì chi phí đại diện sẽ xuất hiện vì tình trạng bất đối xứng thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đông. Và một khi nhà quản lý có nhiều thông tin hơn về tình hình công ty thì họ sẽ

dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân họ.

Đặc biệt, chi phí đại diện tăng lên đáng kể ở những công ty đƣợc quản lý bởi một giám đốc không phải là cổ đông của công ty [15]. Chi phí đại diện và số lƣợng cổ phần của nhà quản lý công ty có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Chi phí đại diện tăng lên cùng với số lƣợng những cổ đông không nằm trong bộ phận quản lý công ty.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây ở Việt Nam, Nguyễn Thị Phƣơng Hồng [11] có kết luận rằng tỉ lệ sở hữu vốn của nhà quản lý lại không có ảnh hƣởng gì đến chất lƣợng CBTT trên BCTC năm.

1.3.5. Cá ng ên ứu về ản ƣởng ủ n ân tố mứ độ độ lập ủ Hộ đồng quản trị và B n G ám đố

Sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC năm đƣợc lý giải dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất đối xứng. Thành viên của HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập (không đồng thời giữ chức vụ trong ban giám đốc) giúp nâng cao vai trò giám sát của HĐQT [20]. Các thành viên này có thể giúp giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý, nhờ đó làm giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin. Hơn nữa, nghiên cứu của Ienciu (2012) cho rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ gian lận và phù phép gian lận càng thấp, góp phần làm giảm mâu thuẫn giữa HĐQT và BGĐ (theo [13]). Các nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của thành viên độc lập đến mức độ CBTT trên BCTC năm thƣờng đƣa ra kết luận về sự ảnh hƣởng cùng chiều của nhân tố này.

Nguyễn Trọng Nguyên [13] đã tóm lƣợc rằng các nghiên cứu của Mohamed Akhtaruddin và cộng sự (2009); Eugene C.M. Cheng & Stephen M.Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki (2009), Ienciu (2012) đã kết luận rằng các công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ CBTT càng nhiều. Hơn nữa, thành viên HĐQT độc lập còn giúp nâng cao chất lƣợng thông tin công bố. Ông

cũng kết luận rằng thành viên HĐQT độc lập giúp thông tin doanh nghiệp công bố bên ngoài đƣợc kịp thời và giúp cân bằng quyền lực của Ban điều hành, từ đó đảm bảo sự khách quan quá trình lập và CBTT trên BCTC.

1.3.6. Cá ng ên ứu về ản ƣởng ủ n ân tố quy mô công ty

Sự ảnh hƣởng của nhân tố này đƣợc lý giải dựa trên lý thuyết tín hiệu và lý thuyết tính kinh tế của thông tin. Lý thuyết tín hiệu cho rằng công ty có quy mô càng lớn thì càng muốn phát đi tín hiệu tốt cho các nhà đầu tƣ, và do vậy thƣờng CBTT tùy ý ở mức độ sâu rộng hơn. Hơn nữa, những công ty có quy mô lớn thƣờng có tiềm lực tài chính mạnh, do vậy khi xem xét mối quan hệ lợi nhuận – chi phí thì phần lợi nhuận khi CBTT tùy ý cao sẽ nhiều hơn.

Các nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của quy mô công ty đến mức độ CBTT trên BCTC thƣờng đƣa ra kết luận về sự ảnh hƣởng cùng chiều của nhân tố này.

Nguyễn Trọng Nguyên [13] đã tóm lƣợc rằng các nghiên cứu của Jouini Fathi, Anna Watson và cộng sự (2002) đã kết luận rằng quy mô công ty càng lớn thì mức độ CBTT trên BCTC năm càng nhiều. Nguyên nhân là do quá trình tạo lập và CBTT cần phải tốn nhiều chi phí, vì vậy những công ty lớn sẽ có nguồn lực tài chính mạnh hơn với nhiều chuyên gia tài chính sẽ cung cấp cấp đầy đủ thông tin hơn.

Cũng theo chiều hƣớng này, nhiều nghiên cứu cho rằng các công ty lớn có thể có nhiều động lực hơn để CBTT tùy ý. Một trong những lí do có thể đƣa ra là họ có xu hƣớng tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài nhiều hơn các công ty nhỏ hơn [31] và vì vậy, cần phải cung cấp thông tin đầy đủ để có đƣợc nguồn tài nguyên rẻ hơn và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Cƣờng [27] cũng đã tóm lƣợc các nghiên cứu trên thế giới cho rằng việc CBTT bắt buộc nhiều hơn cũng cho phép các công ty lớn hơn giảm bớt những áp lực không mong muốn từ chính phủ hoặc các chi phí chính trị (ví dụ Buzby, 1975, Cooke, 1989, Watts & Zimmerman, 1990, Ahmed & Courtis,

1999) để duy trì hình ảnh công cộng hoặc danh tiếng của họ (Ali và cộng sự, 2004), hoặc để đáp ứng những mong đợi lớn hơn về sự sở hữu (Ahmed & Courtis, 1999).

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, trên phƣơng diện các nghiên cứu định lƣợng, Nguyễn Hữu Cƣờng [27] cũng đã kết luận rằng quy mô của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ. Ông đã kiểm chứng đƣợc rằng quy mô của doanh nghiệp (đo lƣờng theo ba cách khác nhau, gồm doanh thu, vốn hóa thị trƣờng và logarit tự nhiên của tổng tài sản) có ảnh hƣởng tích cực đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của các CTNY. Trong khi đó nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hào [10] cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự nhƣng khi nghiên cứu ảnh hƣởng của quy mô doanh nghiệp đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTC năm.

1.3.7. Cá ng ên ứu về ản ƣởng ủ n ân tố tỉ suất s n l

Sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC năm cũng nhƣ BCTC bán niên đƣợc lý giải dựa trên lý thuyết về tính kinh tế của thông tin và lý thuyết tín hiệu. Theo lý thuyết tín hiệu, các công ty có tỉ suất sinh lời cao thƣờng muốn CBTT nhiều hơn nhƣ một tín hiệu tốt để thu hút nhiều nhà đầu tƣ, nâng cao giá trị của công ty. Mặt khác, các công ty này

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)