Các biến độc lập

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 75)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.6.2. Các biến độc lập

a. Biến Quy mô công ty (SIZE)

Quy mô doanh nghiệp cũng có rất nhiều cách đo lường khác nhau. Vì hầu hết các nghiên cứu hiện có cho thấy tác động của quy mô lên tỷ lệ nắm giữ tiền là phi tuyến, các nhà nghiên cứu như Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) thường sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản hoặc doanh thu để đo lường biến số này. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản đại diện cho biến quy mô của công ty.

SIZE = ln(Tổng tài sản).

b. Biến Tỷ lệ vốn lưu động ròng (NWC)

Vốn lưu động ròng được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng, tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt.

Tác giả sử dụng tỷ lệ vốn lưu động ròng đại diện cho khả năng thay thế của các tài sản lưu động, và xác định theo công thức: Tỷ lệ vốn lưu động ròng bằng tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ròng (Theo nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014)). Trong đó tổng tài sản ròng bằng tổng tài sản trừ tiền và các khoản tương đương tiền. Các số liệu này là dữ liệu thời điểm cuối kỳ, được lấy trong Bảng Cân đối kế toán của công ty.

c. Biến Dòng tiền (CF)

Đại diện cho dòng tiền nội bộ của công ty. Dòng tiền của công ty được xác định là tỷ số dòng tiền quý t trên tổng tài sản quý t-1 của công ty i.

Chỉ tiêu dòng tiền được xác định bằng cách lấy EBIT cộng khấu hao và trừ đi thuế phải nộp. Các con số này là dữ liệu thời kỳ, được lấy trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty.

Theo Opler và cộng sự (1999) đưa ra cách tính dòng tiền như sau: dòng tiền bằng lợi nhuận sau khi đã trả lãi vay, cổ tức và thuế cộng với khấu hao. Còn theo Ferreira & Vilela (2004) đưa ra cách tính dòng tiền: dòng tiền được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế cộng khấu hao. Để đo lường mức độ ảnh hưởng của dòng tiền, lấy dòng tiền chia cho tổng tài sản ròng, với tổng tài sản ròng bằng tổng tài sản trừ đi tiền và các khoản tương đương tiền. Tác giả sử dụng cách xác định dòng tiền theo cách tính của Ferreira & Vilela (2004) để làm biến độc lập xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt.

d. Biến Đòn bẩy (LEV)

Đại diện cho mức độ sử dụng nợ vay trong cơ cấu vốn của công ty, hay còn gọi là tỷ lệ đòn bẩy. Trong quá trình hoạt động của công ty, ngoài nguồn vốn tự có, vốn vay từ bên ngoài, kể cả ngắn hay dài hạn đều là nguồn tài trợ thường xuyên, quan trọng. Sử dụng đòn bẩy tài chính vừa có ưu điểm lẫn nhược điểm ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, việc cân nhắc sử dụng tỉ lệ đòn bẩy cao hay thấp để làm tăng tác động tích cực, giảm tác động tiêu cực của nó đến quyết định đầu tư của công ty.

Theo thuyết đánh đổi, sự gia tăng của đòn bẩy tài chính có thể làm cho công ty phá sản, với đòn bẩy tài chính cao hơn được dự kiến sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng nợ tăng trưởng khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và thấp xuống khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại.

Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng có mối tương quan dương giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính được tính bằng giá trị tổng nợ trên tổng tài sản của công ty i quý t. Dữ liệu về các chỉ tiêu tổng nợ, nợ dài hạn và tổng tài sản là dữ liệu thời điểm cuối kỳ, thể hiện trên Bảng cân đối kế toán của công ty.

e. Biến Nợ đến hạn (DEBTM)

Theo Morris (1992), nợ đến hạn liên quan đến rủi ro thanh khoản, vì các công ty có nợ với kỳ hạn dài hơn sẽ nắm giữ vốn lưu động nhiều hơn để phòng trường hợp không thể thanh toán các khoản nợ cố định đến hạn trong thời gian suy thoái kinh tế

Theo Opler và cộng sự (1999), nợ đến hạn được xác định bằng tổng nợ trừ nợ ngắn hạn trên tổng nợ. Mà tổng nợ trừ cho nợ ngắn hạn chính là nợ dài hạn, chỉ tiêu này thể hiện trên Bảng cân đối kế toán, trong mục Nợ dài hạn thuộc phần Nợ phải trả. Ferreira & Vilela (2004) cũng xác định nợ đến hạn bằng tỷ số nợ có kỳ hạn trên một năm chia cho tổng nợ.

Do đó, tác giả xác định biến nợ đến hạn theo công thức: Nợ đến hạn bằng nợ dài hạn chia cho tổng nợ.

f. Biến Cơ hội đầu tư (GROWTH)

Đại diện cho tăng trưởng của công ty. Công ty có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.

Theo Muhammad Awais Aslam và Habib Ahmad (2013), cơ hội đầu tư được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hằng quý. Tác giả sử dụng công thức đó để đo lường biến Cơ hội đầu tư:

g. Chi trả cổ tức (DIV)

Theo thuyết đánh đổi, các công ty chi trả cổ tức có thể gia tăng thêm quỹ bằng cách cắt giảm chi trả cổ tức thay vì tiếp cận thị trường vốn, do đó công ty chi trả cổ tức sẽ dự kiến nắm giữ ít tiền mặt hơn. Ngược với thuyết đánh đổi, Nguyen (2005), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và cộng sự (2014) lại đưa ra nhận định rằng các công ty phải có lượng tiền mặt nhiều hơn để chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty.

Để đo lường ảnh hưởng của biến chi trả cổ tức, tác giả xây dựng biến giả: nếu công ty nào có chi trả cổ tức vào quý t thì biến giả có giá trị bằng 1, ngược lại bằng 0. (Ferreira & Vilela, 2004).

h. Chi tiêu vốn (CAPEX)

Chi tiêu vốn (Capital Expenditures, viết tắt là CAPEX) là chi phí được sử dụng để mua mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các tài sản cố định như bất động sản, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc. Việc đầu tư này được sử dụng để phát triển sản xuất hoặc duy trì hoạt động của công ty. Chẳng hạn như: đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất hoặc để bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới, thay thế tài sản cố định hiện có, các đầu tư vào việc gia tăng thường xuyên mức hàng tồn kho hay các khoản phải thu mục tiêu… Chi tiêu vốn được thể hiện trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mục "Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư", "Chi mua sắm tài sản cố định".

Khaoula Saddour (2006) đã sử dụng tỷ số chi tiêu vốn trên tổng tài sản ròng để đo lường mối quan hệ giữa mức độ tiền mặt và đầu tư. Chen và Liu (2013), Kafayat và cộng sự (2014) đo lường chi tiêu vốn bằng cách: lấy tài sản cố định năm nay trừ tài sản cố định năm trước cộng khấu hao chia cho tổng tài sản ròng.

và Song, 2007; Bates và cộng sự, 2009)

CAPEX = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ ℎữ𝑢 ℎì𝑛ℎ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

i. Tỷ lệ nợ ngân hàng (BANKDEBT)

Theo nghiên cứu của Ferreira & Vilela (2004) trong bài “Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries”, nợ ngân hàng được định nghĩa là tỷ lệ giữa những khoản vay ngân hàng chia cho tổng nợ. Trong bài nghiên cứu “Bank power and cash holdings: Evidence from Japan” của Pinkowitz & Williamson (2001) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng đáng kể của nợ ngân hàng lên việc nắm giữ tiền mặt. Họ cũng tìm ra mối tương quan dương giữa việc nắm giữ tiền mặt và tỷ lệ nợ ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ nợ ngân hàng được xác định bằng tổng nợ vay ngân hàng chia cho tổng nợ. Do đó, nợ ngân hàng được xác định theo công thức:

BANKDEBT = 𝑉𝑎𝑦 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛+𝑣𝑎𝑦 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ

Các chỉ tiêu vay ngắn hạn, vay dài hạn và tổng nợ là dữ liệu thời điểm cuối kỳ, được lấy trên Bảng cân đối kế toán của công ty.

Tóm lại, trong chương này, dựa trên những lý thuyết đã được nghiên cứu trước đây cùng với các kỳ vọng của nghiên cứu, đề tài đã nêu lên cơ sở dữ liệu, cách tính toán các biến nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu cũng như quy trình ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực nghiệm trong chương tiếp theo của đề tài.

Bảng 2.1. Tổng hợp các biến và cách tính các biến trong mô hình

Biến Tên biến Cách tính Kỳ vọng

về dấu

CASH Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt

Tiền và các khoản tương đương tiền/ Tổng tài sản ròng

SIZE Quy mô công ty ln(Tổng tài sản) +

NWC Vốn lưu động ròng

(Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn

hạn)/ Tổng tài sản ròng -

CF Dòng tiền Dòng tiền từ hoạt động kinh

doanh/ Tổng tài sản ròng + LEV Đòn bẩy tài chính Tổng nợ/ Tổng tài sản + DEBTM Nợ đến hạn Nợ dài hạn/ Tổng nợ -

GROWTH Cơ hội đầu tư (Doanh thut – Doanh thut-1)/ Doanh thut-1

+

DIV Chi trả cổ tức Bằng 1 nếu quý nào có trả cổ

tức, ngược lại bằng 0 -

CAPEX Chi tiêu vốn TSCĐ hữu hình/ Tổng tài sản

ròng -

BANKDEBT Nợ ngân hàng (Vay ngắn hạn + vay dài hạn)/

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 75)