Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.4.Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)

Cả hai thuyết trật tự phân hạng và thuyết dòng tiền tự do đều cho rằng có mối tương quan âm giữa nắm giữ tiền mặt và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nợ thường tăng lên khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và giảm xuống khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại. Ngược lại, nắm giữ tiền

sẽ ít đi khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và nhiều thêm khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại. Mối quan hệ giữa tiền, nợ và đầu tư nói lên rằng có mối tương quan âm giữa đòn bẩy và việc nắm giữ tiền mặt. Saddour (2006) cho rằng đòn bẩy tài chính làm tăng giám sát của thị trường vốn. Vì vậy các công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính mà có thể tích lũy số lượng tiền mặt để không bị giám sát bởi thị trường vốn. Ngoài ra, nợ có thể được sử dụng tài trợ cho các cơ hội đầu tư của công ty và có thể được xem để thay thế tiền mặt. Theo lý thuyết dòng tiền tự do, các công ty sử dụng vốn vay ít có thể chịu ít giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho phép nhà quản lý quyết định giữ lượng tiền mặt cao hơn, vì vậy cho rằng việc nắm giữ tiền mặt và đòn bẩy có tương quan âm. Tuy nhiên, Ferreira và Vilela (2003) cho rằng thuyết đánh đổi cũng có thể dự đoán việc nắm giữ tiền và đòn bẩy có tương quan dương vì đòn bẩy làm tăng xác suất phá sản và do đó các công ty phải nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để giảm nguy cơ kiệt quệ tài chính.

Tác giả kỳ vọng một mối tương quan dương giữa đòn bẩy và việc nắm giữ tiền mặt.

1.4.5. Nợ đến hạn (Debtm)

Tác động của nợ đến hạn lên việc nắm giữ tiền mặt là không rõ ràng. Công ty phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn phải thương lượng định kỳ với người cấp tín dụng và sẽ đối mặt với nguy cơ kiệt quệ tài chính nếu gặp phải các ràng buộc khi đến hạn gia hạn nợ. Vì vậy, nợ đến hạn sẽ tương quan dương với nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên, Barclay và Smith (1995) cho thấy bằng chứng rằng công ty với rủi ro tín dụng cao nhất và thấp nhất sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn trong khi với công ty có rủi ro tín dụng trung bình thì sử dụng nợ dài hạn. Công ty có xếp hạng tín dụng cao có khả năng vay mượn tốt hơn, do đó công ty sẽ nắm giữ ít tiền mặt hơn.

quan âm.

1.4.6. Cơ hội đầu tư (Growth)

Theo thuyết đánh đổi, Opler và các cộng sự (1999), đối với các công ty có cơ hội đầu càng lớn thì chi phí phát sinh khi xảy ra thiếu hụt tiền mặt là càng cao, việc thiếu hụt tiền mặt có thể dẫn tới việc phải từ bỏ cơ hội đầu tư có giá trị. Hơn nữa, có thể phải đối mặt với chi phí từ nguồn tài trợ bên ngoài cao hơn do chi phí cao hơn từ chi phí đầu tư không hiệu quả và kiệt quệ tài chính. Do đó, để giảm nguy cơ kiệt quệ tài chính, những công ty này sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Lý thuyết trật tự phân hạng cũng dự đoán một mối tương quan dương giữa các cơ hội đầu tư và nắm giữ tiền mặt. Kim, Mauer và Sherman (1998), Ferreira và Vilela (2003) thấy rằng các công ty có cơ hội đầu tư cao nắm giữ nhiều tiền mặt hơn.

Tác giả cũng kỳ vọng việc nắm giữ tiền mặt và cơ hội đầu tư có mối tương quan dương.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 45)