XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 68)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT

Giả thuyết 1: Quy mô công ty có tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.

Mặc dù vẫn còn khá nhiều tranh cãi về mối quan hệ giữa biến quy mô và tỷ lệ nắm giữ tiền của các công ty, tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy tầm ảnh hưởng đáng kể của quy mô lên tỷ lệ nắm giữ tiền của các doanh

nghiệp. Các công ty lớn thường có rủi ro và chi phí phá sản thấp hơn các công ty nhỏ nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tài trợ, hơn nữa là nguồn tài trợ chi phí rẻ nên vì vậy có thể các doanh nghiệp này trong điều kiện bình thường có thể nắm giữ tiền ít hơn các công ty có quy mô nhỏ. Ferreira và Vilela (2003) nhận thấy có một tương quan âm giữa nắm giữ tiền mặt và quy mô công ty. Lee và Song (2007) lại nhận thấy rằng nắm giữ tiền mặt tăng ở khắp mọi nơi bất kể quy mô công ty ra sao. Ozkan và Ozkan (2004) cho rằng các công ty nhỏ tồn tại hiện tượng thông tin bất cân xứng nên khó tiếp cận thị trường vốn khi có nhu cầu tài trợ, do đó phải nắm giữ nhiều tiền mặt để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Al-Najjar và Belghitar (2011) cũng cho rằng các công ty nhỏ có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn các đối tác lớn bởi vì họ phải đối mặt với chi phí cao khi huy động vốn từ bên ngoài.

Ngược lại, Opler và cộng sự (1999) cho rằng việc nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với quy mô công ty vì các công ty lớn thường thể hiện tốt hơn so với các công ty nhỏ và do đó cần phải có nhiều tiền mặt.

Nghiên cứu thực tiễn của các công ty Dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam, đồng quan điểm với Opler và cộng sự (1999) và thuyết trật tự phân hạng, tác giả kỳ vọng quy mô công ty có tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.

Giả thuyết 2: Vốn lưu động ròng có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Vốn lưu động ròng đại diện cho tài sản lưu động thay thế. Thuyết đánh đổi cho rằng nắm giữ tiền mặt và tài sản lưu động thay thế có tương quan âm vì chúng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và do đó lượng tài sản lưu động thay thế có thể làm lượng tiền mặt nắm giữ giảm. Lee và Song (2007) tìm thấy hệ số tương quan âm đáng kể các tài sản lưu động thay thế tiền mặt ở các

công ty sau khủng hoảng tài chính châu Á. Opler và các cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2003), Hofmann (2006) cũng cho rằng việc nắm giữ tiền mặt có tương quan âm với tài sản lưu động thay thế. Saddour (2006), Afza và Adnan (2007), Megginson và Wei (2010) cũng đưa ra nhận định tương tự.

Các công ty có tỷ lệ tài sản lưu động thay thế cao có thể sử dụng những tài sản này chuyển đổi thành tiền một cách dễ dàng hơn những tài sản khác. Điều này ngụ ý rằng tài sản lưu động thay thế của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả kỳ vọng vốn lưu động ròng có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Giả thuyết 3: Dòng tiền có tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.

Nhà quản trị tài chính thường quan tâm tới dòng tiền hơn là các khoản lợi nhuận kế toán bởi nó liên quan đến các khoản thu nhập và chi phí không bằng tiền mà các kế toán viên không thể hiện chúng trên sổ sách. Dòng tiền chính là thước đo sức mạnh tài chính tốt nhất của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có dòng tiền lớn sẽ đảm bảo tốt các khoản chi hoạt động cũng như sẵn sàng đáp ứng nguồn tài trợ cho các nhu cầu đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp.

Thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty có dòng tiền cao sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu ở các khối liên minh kinh tế và tiền tệ EMU và Hofmann (2006) nghiên cứu các công ty ở New Zealand cũng cho rằng dòng tiền có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của các công ty này.

Đồng quan điểm với những nghiên cứu đi trước và thuyết trật tự phân hạng, cũng như thực trạng các doanh nghiệp Dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả kỳ vọng có một mối tương quan dương giữa dòng tiền và việc nắm giữ tiền mặt.

giữ tiền mặt.

Như chúng ta đã biết, đòn bẩy tài chính luôn có tác động hai chiều, hoặc là sẽ khuếch đại doanh thu nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả, hoặc sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng vỡ nợ. Do đó, bên cạnh trường hợp những doanh nghiệp thiếu hụt tiền mặt thì có thể đi vay còn có nhiều trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc đi vay. Vì vậy việc xem xét tác động của đòn bẩy tài chính đến việc nắm giữ tiền mặt còn khá phức tạp.

Lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty. Saddour (2006) cho rằng đòn bẩy tài chính làm tăng giám sát của thị trường vốn. Vì vậy các công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính mà có thể tích lũy số lượng tiền mặt để không bị giám sát bởi thị trường vốn. Ngoài ra nợ có thể được sử dụng tài trợ cho các cơ hội đầu tư của công ty và có thể được xem để thay thế tiền mặt. Vì vậy, có một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty. Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Opler và các cộng sự (1999), Nguyen (2005), Afza và Adnan (2007), Hardin III và các công sự (2009), Kafayat và các cộng sự (2014).

Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng doanh nghiệp vay nợ nhiều sẽ gia tăng chi phí kiệt quệ tài chính. Trong trường hợp này, chúng ta kỳ vọng rằng khi công ty vay nợ nhiều sẽ gia tăng nắm giữ tiền nhằm hạn chế chi phí kiệt quệ tài chính. Điều này sẽ tạo ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nắm giữ tiền và đòn bẩy tài chính. Theo nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004) lập luận rằng mô hình đánh đổi cũng có thể dự đoán một mối tương quan dương giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt vì đòn bẩy làm tăng xác suất phá sản và do đó các công ty giữ tiền mặt nhiều hơn để giảm xác suất kiệt quệ tài chính.

chính và việc nắm giữ tiền mặt.

Giả thuyết 5: Nợ đến hạn có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Tác động của nợ đến hạn lên việc nắm giữ tiền mặt là không rõ ràng. Barclay và Smith (1995) cho thấy bằng chứng rằng công ty với rủi ro tín dụng cao nhất và thấp nhất sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn trong khi với công ty có rủi ro tín dụng trung bình thì sử dụng nợ dài hạn. Công ty có xếp hạng tín dụng cao có khả năng vay mượn tốt hơn, do đó công ty sẽ nắm giữ ít tiền mặt hơn. Megginson và Wei (2010) đã nghiên cứu các nhân tố quyết định đến nắm giữ tiền mặt và giá trị của tiền mặt ở các công ty tư nhân ở Trung Quốc giai đoạn 1993-2007 cho thấy nợ có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt và việc giữ tiền ít đi khi nhà nước tăng quyền sở hữu.

Tác giả kỳ vọng nợ đến hạn có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Giả thuyết 6: Cơ hội đầu tư có tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.

Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có nhiều động lực để nắm giữ tiền nhiều hơn để có thể sẵn sàng nắm bắt và theo đuổi các cơ hội đầu tư. Lý thuyết trật tự phân hạng cũng dự đoán một mối tương quan dương giữa các cơ hội đầu tư và nắm giữ tiền mặt. Kim, Mauer và Sherman (1998), Ferreira và Vilela (2003) thấy rằng các công ty có cơ hội đầu tư cao nắm giữ nhiều tiền mặt hơn.

Tác giả cũng kỳ vọng việc nắm giữ tiền mặt và cơ hội đầu tư có mối tương quan dương.

Giả thuyết 7: Chi trả cổ tức có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Theo thuyết đánh đổi cho rằng, các công ty chi trả cổ tức có thể gia tăng thêm quỹ bằng cách cắt giảm chi trả cổ tức thay vì tiếp cận thị trường vốn, do đó người chi trả cổ tức sẽ dự kiến nắm giữ ít tiền mặt hơn. Mặt khác,

nghiên cứu của Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Kim và các công sự (2011) cũng cho rằng các công ty chi trả cổ tức cao sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn. Ngược với các nghiên cứu trên thì nghiên cứu của Nguyen (2005), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và các cộng sự (2014) nhận định rằng các công ty phải có lượng tiền mặt nhiều hơn để chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Tác giả kỳ vọng chi trả cổ tức có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Giả thuyết 8: Chi tiêu vốn có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Chi tiêu vốn là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm. Theo nghiên cứu của Kim và cộng sự (2011), Kafayat và cộng sự (2014) cho rằng chi tiêu vốn có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt. Mô hình đánh đổi kỳ vọng có một mối tương quan dương giữa chúng bởi vì các công ty có chi tiêu vốn cao giữ tiền mặt như một lá chắn chống lại chi phí giao dịch liên quan đến vốn và chi phí cơ hội của việc không đủ nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, Opler và các cộng sự (1999) nhận thấy rằng nắm giữ tiền mặt tăng với chi tiêu vốn. Thuyết đánh đổi lại cho rằng nắm giữ tiền mặt và chi tiêu vốn có tương quan dương, bởi vì các công ty có chi tiêu vốn cao giữ tiền mặt nhiều như một lá chắn chống lại chi phí giao dịch liên quan đến vốn và chi phí cơ hội của việc không đủ nguồn lực tài chính. Tác giả kỳ vọng chi tiêu vốn có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Giả thuyết 9: Nợ ngân hàng có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Pinkowitz và Williamson (2001) tìm ra mối tương quan dương giữa nợ ngân hàng và việc nắm giữ tiền mặt của các công ty Nhật Bản. Họ nói rằng ngân hàng khuyến khích các công ty nắm giữ lượng lớn tiền mặt để trả lãi vay hay để giảm chi phí giám sát của họ. Trong khi đó, Ozkan và Ozkan (2002)

lại tìm ra rằng nợ ngân hàng có tác động ngược lại với lượng tiền mặt của các công ty ở Anh. Ferreira và Vilela (2004) cũng tìm ra mối quan hệ giữa nợ ngân hàng và việc nắm giữ tiền mặt có tương quan nghịch chiều. Tác giả kỳ vọng nợ ngân hàng có tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 68)