Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 39)

trò quan trọng trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để doanh nghiệp lên kế hoạch huy động các khoản vốn vay sao cho chi phí tài trợ là thấp nhất và đạt cấu trúc tài chính lành mạnh. Để dự báo chính xác nhu cầu vốn lưu động, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu

động là rất quan trọng.

1.2.2.Các nhân tốảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp nghiệp

Các nhân tốảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được phân vào hai nhóm chính đó là nhóm các nhân tố nội sinh và nhóm các nhân tố vĩ mô.

a.Các nhân t ni sinh

Quy mô ca doanh nghip

Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ lớn hơn để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, các dự án mới cũng sẽ làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động tăng thêm dưới dạng hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Các nghiên cứu thực nghiệm của Chiuou & cộng sự (2006), Gill (2011) cũng đưa ra các bằng chứng ủng hộ lập luận trên. Nghiên cứu của Chiou & cộng sự (2006) thu thập dữ liệu hằng quý của 19.180 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Đài Loan từ năm 1996 đến năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, đo lường bằng log của tổng tài sản, có tác

Nghiên cứu của Gill (2011) thu thập dữ liệu của 166 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Toronto từ năm 2008 đến năm 2010. Trong nghiên cứu này, quy mô doanh nghiệp cũng được đo lường bằng log của tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có tương quan dương có ý nghĩa thống kê với nhu cầu vốn lưu động.

Hiu qu qun lý vn lưu động

Trong cùng một ngành, doanh nghiệp nào có hiệu quả quản lý vốn lưu

động tốt hơn sẽ có nhu cầu vốn lưu động thấp hơn. Hiệu quả quản lý vốn lưu

động cao sẽ giúp tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, qua đó giải phóng vốn bị giam trong tài sản lưu động, giúp giảm nhu cầu về vốn lưu động.

Một thước đo được sử dụng đểđo lường hiệu quả quản lý vốn lưu động là chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (Cash Conversion Cycle). Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt đo lường khoảng thời gian từ lúc doanh nghiệp chi tiền mặt ra để

thanh toán cho nhà cung cấp cho đến khi doanh nghiệp nhận được tiền mặt từ

người mua trong một chu kỳ kinh doanh. Vòng quay hoán chuyển tiền mặt

được xác định bằng

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt = Kỳ chuyển hóa tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân – Kỳ phải trả người bán bình quân

Trong đó:

·Kỳ chuyển hóa tồn kho: là khoảng thời gian bình quân cần thiết để

chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm và bán cho người tiêu dùng. Kỳ

chuyển hóa tồn kho thường được đo lường bằng hàng tồn kho bình quân chi cho giá vốn hàng bán sau đó nhân với 360 ngày (hoặc 365 ngày).

·Kỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian cần thiết để chuyển hóa khoản phải thu thành tiền mặt, nghĩa là thời gian cần thiết để thu tiền từ khách

hàng kể từ thời điểm ghi hóa đơn. Kỳ thu tiền bình quân thường được tính bằng khoản phải thu bình quân chia cho doanh thu thuần nhân với 360 ngày (hoặc 365 ngày).

·Kỳ phải trả người bán bình quân: là độ dài thời gian từ khi mua nguyên vật liệu hay thuê lao động cho đến khi thanh toán nhà họ. Kỳ thu tiền bình quân được xác định bằng khoản phải trả người bán bình quân chi cho tổng tiền hàng mua chịu sau đó nhân với 360 ngày (hoặc 365 ngày)

Tăng trưởng doanh thu ca doanh nghip

Do tác động qua lại lẫn nhau, một sự tăng trưởng trong doanh thu của doanh nghiệp sẽ kéo theo sự tăng trưởng trong tài sản lưu động như hàng tồn kho, phải thu khách hàng… cũng như tăng trưởng trong các khoản phải trả

như phải trả người bán, phải trả nội bộ… Theo đó, tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động.

Trong nghiên cứu của mình, Hill & cộng sự (2010) kết luận rằng tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm, có tác động có ý nghĩa thống kê đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Hill & cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu gồm 3.343 doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu COMPUSTAT từ năm 1996 đến năm 2006. Mô hình nghiên cứu là mô hình tuyến tính, phương pháp ước lượng là mô hình FEM và REM.

Kh năng sinh li ca doanh nghip (Profitability)

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ. Khả năng sinh lời thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu như

tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS).

Tác động giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp và nhu cầu vốn lưu

động là một tác động qua lại. Chẳng hạn, một chính sách tín dụng thương mại nới lỏng sẽ làm tăng nhu cầu vốn lưu động nhưng đồng thời cũng thúc đẩy doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, qua đó cải thiện khả năng sinh lời. Ở

chiều ngược lại, một doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thường có động lực lớn để tối ưu hóa việc quản trị vốn lưu động nhằm tăng cường dòng tiền kinh doanh và bớt sử dụng các nguồn vốn vay nợ bên ngoài.

Nghiên cứu thực nghiệm của Molina và Preve (2008) cho thấy có một tương quan dương giữa nhu cầu vốn lưu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Sn định ca dòng tin t hot động kinh doanh ca doanh nghip

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội sinh trước, sau đó mới đến các nguồn vốn từ bên ngoài theo thứ tự ưu tiên là sử dụng nợ rồi mới đến phát hành cổ phần hoặc tăng vốn góp. Một dòng tiền kinh doanh ổn định sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện một chính sách vốn lưu động cẩn trọng, trong đó sử dụng nhiều hơn phần vốn nội sinh và giảm vay nợ bên ngoài để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Các nghiên cứu của Gill (2011), Hill & cộng sự (2010) cũng như Nazir & Afzar (2009) đều kiểm định giả thuyết về quan hệ giữa dòng tiền từ hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp đến nhu cầu vốn lưu động. Tuy kết luận của cả ba nghiên cứu là quan hệ giữa chúng không có ý nghĩa thống kê nhưng nghiên cứu này cũng sẽ kiểm định giả thuyết nói trên ở môi trường Việt Nam.

Đòn by tài chính ca doanh nghip

Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp được xác định bằng phần trăm thay đổi của loại nhuận trên vốn cổ phần (EPS) trên phần trăm thay đổi của loại nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ

doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn bên ngoài đồng thời cũng thường được sử dụng để đo lường rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có

đòn bẩy tài chính cao thường theo đuổi một chính sách vốn lưu động năng nổ

theo đó sử dụng nhiều khoản vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu

động.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (Chiou và cộng sự, 2006; Nazir và Afza, 2009; Taleb và cộng sự, 2010; Olayinka, 2012) đã kết luận rằng có một tương quan nghịch giữa đòn bẩy và nhu cầu vốn lưu động.

Đặc đim ngành ca doanh nghip

Mỗi ngành nghề có một tính chất sản xuất, kinh doanh rất riêng biệt. Tính chất kinh doanh này quy định nhu cầu vốn lưu động điển hình của ngành. Ví dụ ngành bán lẻ có nhu cầu vốn lưu động rất khác so với ngành dệt may.

Đặc điểm của ngành bán lẻ là bán hàng thu tiền ngay trong khi các nhà cung cấp thường cho các doanh nghiệp bán lẻ mua nợ do đó nhu cầu vốn lưu động là rất thấp. Trong khi đó, ngành dệt may lại có nhu cầu vốn lưu động cao để đầu tư cho nguyên vật liệu, thành phẩm, sản phẩm dở danh cũng như các khoản phải thu.

Nghiên cứu của Hawawini & cộng sự (1986) là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về đề tài này. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chùm (Cluster Analysis) để kiểm định quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và các nhóm ngành. Kết luận của nghiên cứu là nhu cầu vốn lưu

b.Các nhân t vĩ

Lãi sut cho vay ngn hn

Lãi suất cho vay ngắn hạn ảnh hưởng đến quyết định vay nợ ngắn hạn của doanh nghiệp để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Do đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh nhu cầu vốn lưu động của mình để đảm bảo nhu cầu vốn lưu

động có thể được tài trợ một cách hợp lý. Chẳng hạn nếu lãi suất cho vay ngắn hạn quá cao doanh nghiệp có xu hướng thắt chặt tín dụng thương mại cho người mua đồng thời trì hoãn việc thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp.

Lm phát

Lạm phát sẽảnh hưởng đến giá cả của các yếu tốđầu vào cũng như đầu ra của doanh nghiệp. Ảnh hưởng cùng chiều hay nghịch chiều của lạm phát lên nhu cầu vốn lưu động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của hàng hóa đầu vào và đầu ra, tỷ trọng của từng loại hàng hóa đầu vào và đầu ra…

T giá hi đoái

Tỷ giá hối đoái có tác động tương tự như lạm phát ở điểm nó tác động

đến giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu. Chiều hướng tác động của tỷ giá hối đoái đến nhu cầu vốn lưu

động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG

Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu được thực hiện về đề

tài vốn lưu động như của Lamberson, M (1995); Moussawi, Laptane và Kitschnick (2006); Appuhami, B (2008); Melmet, S. và Eda, O. (2009); Owusu-Frimpong và Martins (2010); Babatunde và Laoye (2011), Nazir & Afzar (2009), Hill & cộng sự (2010), Amarjit Gill (2011) và Farai & Merle

(2014)… Đề tài vốn lưu động không chỉ có ý nghĩa học thuật mà còn là đề tài

được các nhà quản lý quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu không chỉ ra các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động.

Chiou và các cộng sự (2006) thu thập dữ liệu tại sàn giao dịch chứng khoán Đài Loan của 19.180 doanh nghiệp, trong thời kỳ 1996-2004. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ số nợ và dòng tiền hoạt động có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và các hệ số khác như chỉ số kinh doanh, đặc điểm ngành, tăng trưởng doanh thu và quy mô doanh nghiệp không có tác động đến nhu cầu vốn lưu động.

Nazir và Afza (2008) sử dụng dữ liệu của 204 doanh nghiệp sản xuất thuộc 16 nhóm ngành trên sàn KSE để xác định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động. Kết quả là tương quan giữa nhu cầu vốn lưu động và vòng quay hoạt động, đòn bẩy tài chính, ROA và Tobin’s q có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Hill, Kelly và Highfiled (2010) đã chỉ ra nhiều nhân tố

tác động đến vốn lưu động như lợi nhuận biên, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỉ số M/B… Các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động có thể phân thành hai nhóm lớn: nhóm các nhân tố nội sinh như kích thước doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận biên, đòn bẩy tài chính, vòng quay hoạt

động, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và các yếu tố ngoại sinh nằm ngoài doanh nghiệp như lãi suất, mức độ hoạt động của nền kinh tế.

Nghiên cứu của Hawawini và cộng sự (1986) đã cho thấy nhu cầu vốn lưu động của từng ngành là rất khác nhau, nó phản ánh bản chất của từng ngành và tương đối ổn định theo thời gian. Trong ngành dược phẩm tại Việt Nam, có thể phân chia các công ty trong ngành thành hai nhóm là các công ty sản xuất dược phẩm và các công ty phân phối dược phẩm. Sự khác nhau giữa hai nhóm ngành này có thể dẫn đến sự khác nhau trong nhu cầu vốn lưu động.

Lamberson (1995) nghiên cứu 50 công ty trong thời kỳ 1980-1991 và sử dụng các chỉ số vĩ mô làm biến độc lập và các chỉ số tài chính làm biến phụ thuộc để khám phá mối quan hệ giữa việc thay đổi vị thế vốn lưu động và thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu đã cho thấy thanh khoản tăng nhẹ trong thời kỳ kinh tế phát triển nhưng không thay đổi bao nhiêu trong thời kỳ suy thoái.

KT LUN CHƯƠNG 1

Có hai cách tiếp cận phổ biến được sử dụng khi bàn đến các khái niệm liên quan đến vốn lưu động, đó là cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận tài chính. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận kế toán khi bàn đến khái niệm nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động thể hiện nhu cầu tài trợ cho tài sản lưu động trong ngắn hạn bằng các nguồn vốn ổn định (non-spontaneous fund) của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch vay nợ, từ đó giúp giảm chi phí đi vay cũng như duy trì một cấu trúc vốn lành mạnh. Các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm các nhân tố nội sinh và nhóm các nhân tố vĩ mô.

CHƯƠNG 2

THIT K NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 39)