Giới thiệu các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại Việt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 40)

2.1.1. Giới thiệu khái quát ngành dược phẩm Việt Nam

Ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam được xếp vào cấp độ 3 theo thang xếp loại phát triển của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO). Theo đó, Việt Nam có công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic và có xuất khẩu dược phẩm. Theo đánh giá của IMS Health, Việt Nam được xếp vào các nước có công nghiệp dược đang phát triển cùng với các nước Venezuela, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico…

Cũng theo IMS Health, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 23% trong giai đoạn 2008-2012.

Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm các quốc gia mới nổi. Chi tiêu cho sử dụng thuốc tại Việt Nam cũng tăng đều đặn và được dự báo sẽ đạt 248 tỉđô vào năm 2028.

2.1.2. Giới thiệu các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại Việt Nam Việt Nam

Hiện nay có 15 doanh nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế đang niêm yết tại 2 sàn chứng khoán, có thể phân loại theo hai tiêu chí sau:

- Theo sàn niêm yết: có 9 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE (DHG, IMP, TRA, DMC, DCL, OPC, SPM, VMD, JVC) và 6 doanh nghiệp tại sàn HNX (PMC, LDP, DHT, DBT, PPP, AMV).

- Theo loại hình hoạt động: 6 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược (DHG, IMP, DMC, DCL, PMC, SPM), 3 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông

dược (TRA, OPC, PPP), 4 doanh nghiệp chuyên về phân phối (VMD, LDP, DHT, DBT) và 2 doanh nghiệp cung ứng thiết bị y tế (JVC, AMV).

Nhìn chung cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp trong nhóm sản xuất và thiết bị y tế khá tương đồng, tài sản ngắn hạn bình quân chiếm 68% tổng tài sản. Ngược lại, các doanh nghiệp thuộc nhóm phân phối có tài sản dài hạn chỉ chiếm khoảng 17% (riêng VMD tỉ trọng tài sản dài hạn chỉ 3%) do các doanh nghiệp này không phải đầu tư nhiều vào máy móc, nhà xưởng.

Nhóm doanh nghiệp sản xuất duy trì cơ cấu vốn khá lành mạnh, vốn chủ sở hữu bình quân chiếm đến 66% tổng cơ cấu nguồn vốn. Ngược lại nhóm doanh nghiệp phân phối lại có tỉ trọng nợ phải trả tương đối cao (bình quân khoảng 70%) và chủ yếu là nguồn vốn vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 40)